Tôi kết hôn đã 5 năm, sinh được 2 cô con gái. Chồng tôi làm bác sĩ, mở phòng khám tư. Anh hơn tôi 20 tuổi, từng có một đời vợ và 2 đứa con riêng. Sau ly hôn, vợ cũ nuôi con, còn anh đảm nhiệm phần chu cấp.Chúng tôi quen biết khoảng 2 tháng, thấy anh đạo mạo, lịch sự, tôi đồng ý cưới nên không tìm hiểu kĩ. Về chung sống, tôi mới nhận ra anh là người tính toán, chi li.
Anh phân chia, việc chi tiêu ăn uống, ma chay, hiếu hỉ tôi lo, còn tiền anh kiếm được tiết kiệm, lo việc đại sự và cho con học hành. May mắn, tôi đi làm, lương tháng 8 triệu, cũng đủ trang trải gia đình.
Căn nhà vợ chồng tôi ở hiện nay là tài sản của anh mua trước khi kết hôn, mang tên anh nhưng căn nhà thứ 2, mua sau khi chúng tôi sinh con thứ 2, tôi cũng có công sức, tiền bạc gây dựng. Vậy mà anh kiên quyết cho mẹ ruột đứng tên.
Thấy thái độ của anh như vậy, tôi cũng giận nhưng muốn giữ êm ấm nhà cửa, sợ ảnh hưởng đến các con nên tôi nín nhịn. Dẫu sao, anh vẫn lo cho 2 đứa con chung của chúng tôi đầy học hành đầy đủ.
Cạnh nhà tôi có cô hàng xóm tên Vân, trước thân thiết với vợ cũ của chồng tôi. Thời điểm chồng tôi trục trặc với vợ cũ, Vân đang học thêm một lớp trung cấp dược, tối về phụ thêm cho phòng khám của anh.
Sau này tôi về, Vân đã làm đến vị trí quản lý cho phòng khám. Mọi việc tuyển dụng, trả lương, xuất nhập thuốc men, dụng cụ… Vân nắm giữ hết, chẳng khác nào bà chủ.
Theo một số hàng xóm rỉ tai, Vân là bồ nhiều năm nay của chồng tôi. Cô ta trước học cấp 3 xong đi làm công nhân, may nhờ vợ cũ chồng tôi giúp đỡ tiền bạc, mới có cơ hội học hành. Không biết ơn, Vân quay sang cặp kè với chồng của ân nhân. Vợ cũ của chồng tôi biết được, đau đớn, gửi đơn ra tòa ly hôn.
Tuy nhiên, anh không lấy Vân mà tái giá với tôi. Ban đầu tôi không biết, vẫn cười nói vui vẻ với Vân. Đến khi nghe những đồn đoán từ thiên hạ và hành xử của chồng mình với cô ta, tôi mới chột dạ, để ý.
Cách đây 1 năm, chồng tôi đầu tư mở cửa hàng thuốc, cho Vân hùn vốn, kinh doanh cùng. Tôi không tán đồng, yêu cầu chồng giao phòng khám, tiệm thuốc cho mình nhưng anh từ chối.
Một lần, đi làm về giữa trưa, tôi bắt tận tay chồng mình và Vân ở trong phòng ngủ, khóa kín cửa, tôi đập cửa ầm ầm, hai người mới ra, quần áo xộc xệch.
Tôi lớn tiếng, cho Vân nghỉ việc, cấm cô vào nhà. Chồng nổi khùng, bênh người tình chằm chặp, nói nhà này của anh, tôi không có quyền cấm cản ai. Chồng nói tôi ghen tuông vô lối, đổ oan cho anh.
Về phía Vân, bị tôi cấm cửa, đuổi việc, liền nổi điên, nhắn tin khiêu khích, gửi ảnh tình tứ của cô ta và chồng tôi vào trang cá nhân. Vân mỉa mai rồi tiết lộ, chồng tôi không chỉ qua lại với cô mà có tật thích ‘chăn rau sạch’. Sinh viên mới ra trường, nhân viên trẻ đến phòng khám làm vài ngày đều được chồng tôi khéo léo đưa lên giường.
Giật mình với thông tin đó, tôi sốc nặng, đề nghị chồng giải thích rõ ràng. Anh trơ trẽn thừa nhận rồi bắt tôi ký đơn ly hôn. 'Tôi không chỉ cặp với 1 người mà còn ăn ngủ với hàng chục người. Làm vợ muốn hạnh phúc phải biết phục tùng chồng, chuyện tôi ra ngoài hẹn hò ai là quyền của tôi. Loại vợ như cô tôi không cần, ký đơn ly dị đi', chồng nói.
Mặc dù tôi không ký nhưng chồng vẫn đơn phương ra tòa ly hôn, ép tôi rời khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Ngỡ mình gắn bó với người từng đổ vỡ, họ sẽ biết trân trọng hôn nhân, nào ngờ, thứ tôi nhận lại là nước mắt và căm phẫn.

Bí mật cuộc hôn nhân 2 năm không tình dục của nữ bác sĩ
Ít ai biết, cuộc hôn nhân 2 năm của tôi chỉ là một bản hợp đồng, không tình dục, không tình yêu. Thế nhưng, khi sắp chấm dứt bản hợp đồng đó, lòng tôi lại hoang mang.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ có chồng ngoại tình, chuyên chăn rau sạch

- Nhiều gia đình không thể tìm được tiếng nói chung đơn giản bởi vấn đề chọn nghề trong hướng nghiệp khi con thích nghề này, nhưng bố mẹ lại thích nghề khác.Những tư vấn đã được các chuyên gia chia sẻ tới học sinh của Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) tại Tọa đàm cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh ĐH 2019 do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT) diễn ra ngày 27/11.
TS Trần Văn Tính, giảng viên khoa Các khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi của học sinh từ nhiều trường khác nhau về chuyện chọn nghề.
Mới đây là trường hợp một học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) và cả bố mẹ đã cùng lên gặp ông để xin ý kiến về chuyện này sau những cuộc tranh cãi không hồi kết.
“Bố mẹ đều là giảng viên dạy về ngành kế toán. Đặc biệt gia đình còn có công ty kế toán - kiểm toán riêng. Nhưng con trai thì rất thích học về lĩnh vực dầu khí. Bố mẹ bảo con đăng ký học ngành kế toán để theo nghề, con thì nói rằng muốn đi đây đó. Cãi nhau không có hồi kết”.
Theo TS Tính, đây không phải là trường hợp cá biệt mà thực tế có rất nhiều trường hợp con thích nghề này nhưng bố mẹ lại thích nghề kia.
Chọn nghề trong hướng nghiệp là một vấn đề lớn mà theo TS Tính để xác định đúng thì cả phụ huynh lẫn học sinh cần xác định và trả lời được một số vấn đề: Nghề nào phát triển tốt nhất và dễ xin việc nhất? Nghề nào là nghề danh giá?; Nghề nào có mức thu nhập cao nhất; Học đại học có phải con đường duy nhất để thành công?; Thế kỷ 21 cần những điều gì ở người lao động?,…
Theo TS Tính, sẽ luôn có những nghề mới xuất hiện theo xu thế của xã hội.
“Có thể thấy rõ qua những nghề như PG (Promotion Girl -PV) đại diện cho các thương hiệu quảng bá sản phẩm; bán hàng online; môi giới chứng khoán, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi; tổ chức sự kiện,… và một nghề nữa cũng cực kỳ phát triển là làm đẹp. Không chỉ cho phụ nữ đâu mà ngay cả đàn ông cũng cần làm đẹp. 20% GDP của Hàn Quốc từ công nghệ làm đẹp mang lại. GDP của Hàn Quốc hơn 3.000 tỷ USD, như vậy 20% số đó đã hơn cả GDP của Việt Nam chúng ta.
Một trong những nghề có tiềm năng phát triển thấy rõ là công nghệ ô tô. Nhu cầu sử dụng ô tô ngày một lớn, lắp ráp và sửa chữa ô tô rất tiềm năng”.
TS Tính dẫn chứng một người bạn trước đây học cơ khí là thợ sửa ô tô, sau đó mở được một gara riêng tuy quy mô nhỏ nhưng hiện thu nhập đủ để nuôi sống cả gia đình.
“Thực phẩm chức năng cũng vậy và ở các nước giàu có thì đó là một trong những lĩnh vực cực kỳ phát triển, thay thế cho thức ăn hàng ngày”.
 |
TS Trần Văn Tính, giảng viên khoa Các khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Qua một số dẫn chứng như vậy, TS Tính cho rằng nghề phát triển là nghề mà xã hội cần và có nhu cầu cao.
“Chọn được rồi nhưng nếu xét thấy năng lực của bản thân không đáp ứng được hay phù hợp được đòi hỏi của nghề thì cũng không được”.
TS Tính cũng cho rằng các phụ huynh và học sinh cần xóa bỏ định kiến về nghề danh giá để lựa chọn ngành nghề phù hợp.
“Nghề danh giá là nghề đem lại giá trị cho xã hội, phát triển và đáp ứng nhu cầu của cá nhân, giữ được nhân cách con người tốt đẹp. Như vậy, không nên so sánh nghề này với nghề kia bởi nghề nào đáp ứng được những tiêu chí đó cũng đều danh giá”.
Nghề có thu nhập cao nhất là nghề “chuyên nghiệp nhất” và bất cứ nghề nào cũng có thể chuyên nghiệp được.
“Thử hỏi giờ nghề cắt tóc, gội đầu thôi nhưng chuyên nghiệp thì thu nhập có tốt không”, câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ gật gù.
“Cần 3 yếu tố quan trọng đối với 1 nghề chuyên nghiệp, đó là phát huy tối đa năng lực cá nhân, đáp ứng nhu cầu của thị trường và phải công nghệ hóa. Như vậy nếu chỉ giỏi thôi là chưa đủ, bởi đó chỉ mới là một khía cạnh”.
Ông Tính dẫn chứng trường hợp anh Nguyễn Ngọc San (36 tuổi, TP HCM) quyết định trồng cây sứ cảnh để cho thuê vào ngày Tết, còn ngày thường thì thu gom về tạo nên trung tâm để ngắm hoa để qua đó bán cà phê; hay những cá nhân dùng tre, thân cây chuối hột để làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
TS Tính cho hay học đại học không phải là con đường duy nhất để đến thành công nhưng là nền tảng cơ bản cho thành công.
Do đó, TS Tính tư vấn cho các học sinh khi chọn nghề cần lưu ý:
“Trước hết bạn phải hiểu chính mình.
Tiếp đó cần trả lời câu hỏi nghề dự định chọn là gì qua những yếu tố như yêu cầu điểm thi, năng lực trí tuệ người lao động mà nghề đó yêu cầu; tính cách , sức khỏe và sự đam mê,…
Khi thống nhất hiểu được bản thân và dự định chọn nghề thì trả lời câu hỏi thứ 3 là sự phát triển của nghề, đó là xã hội có cần nghề đó hay không. Mình giỏi nhưng xã hội không cần thì cũng như vứt đi”.
Thanh Hùng

Nam sinh viên tử vong trong phòng trọ khóa trái
Ngửi thấy mùi hôi thối bốc ra từ phòng trọ, người dân phá cửa xông vào, phát hiện nam sinh viên năm 4 ở Quảng Nam đã tử vong.
" alt=""/>Con thích nghề này, bố mẹ thích nghề kia, chọn sao cho trúng?