“Những ngày này, ở 4 khu dân cư đông người Việt tại Melbourne cũng đều được trang hoàng rực rỡ. Luân phiên 1 tháng trước Tết, cứ vào thứ 7, Chủ nhật, từng khu sẽ tổ chức hội chợ Tết Việt, bán rất nhiều thứ đặc trưng của ngày Tết như ở Việt Nam. Không khí ấy lại càng khiến những người xa quê cảm thấy nhớ quê hương da diết”, chị Hương nói.
Sang Úc đến nay đã hơn 10 năm, cô con gái út năm nay cũng lên 9 tuổi, nhưng chị Hương mới có 2 dịp được đón Tết tại quê nhà. Để các con có được những trải nghiệm chân thực về vị Tết quê hương, bà mẹ Việt cố gắng tái hiện lại đầy đủ nhất những phong tục tập quán thường có vào ngày Tết giống như khi còn ở Việt Nam.
“Năm nào cũng thế, dù xa quê nhưng cả gia đình tôi vẫn cố gắng tự gói một nồi bánh chưng cùng với nhóm bạn bè thân thiết – cũng là những người Việt sống xa quê. Việc gói bánh vừa mang tới không khí Tết, vừa giúp mỗi người vơi bớt nỗi nhớ quê nhà. Ngoài ra, chúng tôi cũng cùng nhau làm mâm ngũ quả, nấu những món ăn truyền thống, cùng mặc áo dài, trao tặng nhau lì xì và lời chúc mừng năm mới…”.
Dù xa quê nhưng gia đình chị Hương vẫn cố gắng tự gói một nồi bánh chưng cùng với nhóm bạn bè thân thiết.
Những hoạt động này đã được gia đình chị Hương duy trì suốt nhiều năm nay. Ngoài ra, gia đình chị vẫn có một bàn thờ gia tiên ở trong phòng khách. Mỗi dịp lễ Tết, sau khi bày mâm cơm cúng, chị sẽ cùng các con đứng nghiêm trang trước bàn thờ để khấn ông bà, tổ tiên.
Theo chị Hương, Melbourne vốn được biết tới là thành phố đa văn hóa bậc nhất trên thế giới.
“Do đó, tôi hy vọng, việc giữ những tập tục truyền thống như vậy sẽ nhắc nhớ các con sau này, dù ở đâu cũng sẽ nhớ về nguồn cội của mình”, chị Hương nói.
Đây là cách các bà mẹ Việt nhắc nhớ các con về nguồn cội.
Lấy chồng Nhật Bản và đã định cư tại đây gần 15 năm, nhưng với chị Phạm Thu Phương, Tết Nguyên đán vẫn là chuỗi ngày rất đặc biệt.
“Dù xa nhà đã lâu nhưng cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, lòng tôi lại chộn rộn nhớ hương vị Tết quê hương. Năm nay, dù đã có dự định từ trước, nhưng vì Covid-19, cả gia đình không thể về Việt Nam sum vầy. Những ngày giáp Tết, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương càng thêm cháy bỏng”, chị nói.
Không thể về Việt Nam đón Tết, nhưng chị Phương vẫn cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để giúp các con có thể cảm nhận trọn vẹn không khí ngày Tết quê hương.
“Tết là dịp để các con – vốn sinh ra ở nước ngoài – được tận mắt trải nghiệm và biết thêm những phong tục tập quán của quê hương, bản xứ. Vì thế, trước Tết vài ngày, cả gia đình đã quyết định lái xe gần 1 tiếng đồng hồ để tới cửa hàng Việt Nam, ghé mua một vài thực phẩm, nguyên liệu cần thiết để chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết như bánh chưng, gói bánh đa nem, giò, bún phở khô, nấm hương, mộc nhĩ,… cùng một vài cành đào tượng trưng để về trang trí nhà cửa”.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để chị Phương nói cho các con nghe về những ký ức Tết xưa của mẹ và cả Tết nay, như vào những ngày cuối năm, cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp; trẻ con sẽ được sắm sửa quần áo mới, được nhận lì xì và những lời may mắn đầu năm.
Chị cũng giữ cho con một thói quen, cứ vào mùng 1 Tết hàng năm, cả nhà sẽ gọi điện về cho ông bà ngoại và họ hàng để chúc mừng năm mới. Đây cũng là cách chị dạy các con nhớ về văn hóa Việt.
Theo chị Phương, mặc dù sống xa quê, nhưng chị không có cảm giác tủi thân vào mỗi dịp Tết, do bố mẹ chồng người Nhật rất thương con dâu. Vào những ngày này, ông bà vẫn khuyến khích các con tổ chức và nấu các món ăn Việt Nam, đồng thời dành thời gian để đi thăm những người bạn Việt hiện cũng đang sinh sống tại Nhật Bản.
Mâm ngũ quả ngày Tết của những người con xa quê.
Tại thủ đô Moskva, Nga, chị Huỳnh Như Nguyệt cũng cố gắng chuẩn bị đón Tết thật đầy đủ và ấm áp với bánh chưng, giò và canh măng. Dù đã xa quê 15 năm, nhưng chị Nguyệt vẫn quyết “giữ trọn nếp nhà Việt” bằng những món ăn dân dã, giúp các con có thể cảm nhận đầy đủ nhất hương vị ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Để con luôn nhớ về nguồn cội của mình, chị Nguyệt còn “kéo” con cùng vào bếp, tự tay chuẩn bị những món ăn ngày Tết. Bà mẹ Việt tự hào, dù được sinh ra ở nước ngoài, nhưng các con của chị rất thích món ăn Việt Nam, thậm chí có thể tự tay nấu những món ăn đặc trưng như phở gà, thịt kho rất thuần thục,…
Theo chị Nguyệt, việc dạy cho các con biết về những giá trị truyền thống là điều rất quan trọng.
“Nếu không có những giá trị văn hóa ấy, các con sẽ quên đi chính nguồn cội của mình và dễ bị hòa tan trọng một thế giới đa sắc tộc. Do đó, Tết chính là dịp để các con có thể cảm nhận được truyền thống văn hóa, bản sắc của Việt Nam, từ đó vun đắp thêm tình yêu quê hương, nguồn cội”, chị Nguyệt nói.
Thúy Nga
GS Dương Quang Trung – người vừa được Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh bổ nhiệm là Giám đốc Nghiên cứu dành cho VietNamNet một cuộc trò chuyện, về khoa học và những điều… ngoài khoa học.
" alt=""/>Cha mẹ Việt ở nước ngoài dạy con phong tục Tết quê hươngNhững thiết kế mặt tiền nhà đẹp đáng tham khảo
Giải pháp phong thuỷ cho nhà không có cửa sổ
Những lưu ý phong thuỷ khi kê giường ngủ cho trẻ nhỏ
Nghệ thuật đối xứng
Cách trang trí cầu kỳ ban đầu thực sự là thử thách sau khi bạn có con. Bằng cách lựa chọn kiểu dáng đồ nội thất nhà đẹp đối xứng tạo hiệu ứng tương tự như gương, bạn vừa có thể khơi thêm chiều sâu cho không gian, cũng như dễ dàng tìm được những thứ đồ kích thước nhỏ.
Tường gạch trắng
Sơn trắng một căn phòng là cách dễ dàng nhất để cải tạo và nâng cấp cả ngôi nhà ngay lập tức. Thay đổi không gian của bạn bằng cách sơn bức tường gạch đỏ hoặc phần mái dốc một lớp sơn trắng tươi mới và sắc nét sẽ giúp mọi thứ trở nên sáng sủa, dễ chịu và dễ dàng trang trí nội thất hơn.
Phong cách công nghiệp
Thiết kế công nghiệp có thể hơi lạnh lùng và không phù hợp với trẻ nhỏ nhưng trên thực tế, phong cách này lại có ưu thể vượt trội. Sàn bê tông được đánh bóng dễ lau chùi và vẫn giữ được vẻ đẹp ngay cả khi có thêm vài vết bẩn. Trong khi đó, đồ nội thất đơn giản, đa năng và có khớp nối giúp bạn dễ dàng di chuyển, thay mới, cải tạo.
Kiến trúc mở thông thoáng
Kiến trúc mở giúp bạn dễ dàng theo dõi những trẻ nhỏ hơn các bức tường hay bình phong kín bưng. Hãy tưởng tượng bạn vừa có thể chuẩn bị bữa tối vừa ngắm bé chơi đùa trong phòng khách hoặc sân hiên và nội thất cũng sẽ kết nối hài hòa hơn nhờ những chi tiết này.
Ván sàn tẩy trắng
Những tấm ván sàn tẩy trắng khiến phòng khách có một vẻ sang trọng rất đặc biệt. Sàn nhà sáng khiến không gian dường như rộng hơn và cho phép chủ nhân kết hợp thêm nhiều màu sắc hoặc các đồ nội thất gỗ ấm áp hoặc thêm một chiếc lò sưởi làm điểm nhấn.
Chọn một gam màu dịu mắt
Đồ nội thất nhà đẹp thân thiện với gia đình cũng vẫn có thể định hình được phong cách. Ghế sofa và ghế tựa với các đường cong và bọc vải mềm như phòng khách này sẽ không bao giờ lỗi mốt và phù hợp với mọi độ tuổi.
Sử dụng thảm khổ rộng bảo vệ sàn nhà
Bảo vệ mặt sàn gỗ quý giá khỏi những vết xước hoặc vết bẩn khó làm sạch bằng một tấm thảm khổ lớn ở phòng ngủ cho trẻ là lựa chọn rất thông minh. Tấm thảm lớn có thể che giấu các vết bẩn và dễ dàng thay thế nếu sờn rách.
Kính Arcylic thay cho thủy tinh thông thường
Kính Arcylic chắc chắn là một thay thế tuyệt vời cho thủy tinh bởi đặc tính bền, không dễ dàng trầy xước và có thể trở thành một tấm gương cỡ lớn khi trời tối.
Trang trí với cây xanh
Không gian sống đẹp tinh tế trong lành nhờ chúng ta trang trí những cây xanh , thanh lọc không khí mà còn là một cách tuyệt vời để dạy trẻ nhỏ cách chăm sóc sinh vật cũng như nuôi dưỡng tình yêu với thiên nhiên. Mua một chậu cây và tưới nước thường xuyên để bé có thể quan sát sự phát triển của cây nhưng hãy đặt chúng ngoài tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn.
Đồ nội thất đa năng
Chọn đồ nội thất nhà đẹp đa năng như ghế gỗ bán cầu có thể được sử dụng cho cả bàn ăn, bàn trà ở phòng khách hay bếp nướng ngoài sân hoặc giường ngủ tích hợp kệ sách này cũng là cách rất hay để tiết kiệm không gian cũng như mang lại những gợi ý lựa chọn nội thất cho gia đình mình.
Thiết kế mặt tiền nhà đẹp dường như là mối băn khoăn lớn đối với những người đang có ý định làm nhà. Bài viết ngày hôm nay sẽ tổng hợp và giới thiệu đến bạn các thiết kế mặt tiền nhà được xem nhiều nhất.
" alt=""/>Cách trang trí nội thất nhà đẹp tiết kiệm cho gia đình có con nhỏPhía dưới video, nhiều cư dân mạng để lại những bình luận hài hước về khoảnh khắc này.
“Ước gì được tâm lặng giống cô. Mưa kệ mưa, ngập kệ ngập, cô vẫn bán vì đam mê”, bạn Trang Anh bình luận.
“Chuẩn là hôm nào sắn ngon cô mới bán nên hôm nay thời tiết không đẹp nhưng sắn ngon thì vẫn phải phục vụ các thực khách thân yêu”, tài khoản Dung Pham hài hước nói.
“Ủng hộ cô đi không cô dỗi bỏ nghề là dở đấy. Lúc muốn ăn lại không biết đi đâu mà mua”, bạn Ngọc Vũ cho hay.
Chia sẻ với PV VietNamNet, chị Hoàng Thủy – chủ sạp hàng xôi sắn gây “sốt” trên cho biết khá bất ngờ khi khoảnh khắc thường ngày của mình được ghi lại và chia sẻ rộng rãi trên mạng.
Chị Thủy cho hay, thời tiết ở Hải Phòng những ngày sau khi siêu bão Yagi đi qua có mưa nhiều khiến không ít tuyến phố bị ngập nước. Địa điểm chị bán xôi hàng ngày cũng bị ảnh hưởng, song chị vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu ăn uống của đông đảo thực khách.
Ngoài xôi sắn, chị còn bán một số món từ sắn như sắn hấp, bánh sắn với giá dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/suất. Trong đó, xôi sắn là món được thực khách yêu thích nhất.
Các món được đựng trong thau riêng biệt, đặt trên bếp than để giữ nhiệt lâu, đảm bảo luôn nóng hổi.
Vì sắn chỉ có theo mùa nên chị Thủy cũng bán hàng tùy thời điểm, chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch năm sau.
“Mình bán từ 9h, có hôm muộn hơn vì việc chuẩn bị nguyên liệu và chế biến các món ăn từ sắn tốn nhiều thời gian. Nhà mình 3,4 người phải dậy từ 1h sáng, mỗi người một việc mới kịp làm”, chị Thủy cho hay.
Để món ăn ngon, đạt chất lượng, chị thường chọn loại sắn trồng trên đồi và sử dụng gạo nếp cái hoa vàng. Trung bình mỗi ngày, chị dùng hết khoảng 1 tạ nguyên liệu.
Nhiều thực khách ở Hải Phòng hài hước nhận xét, món xôi sắn của chị Thủy “phải có căn mới mua được” vì mở cửa muộn và sớm hết hàng. Có người tìm đến vài lần nhưng vẫn chưa có cơ hội mua và thưởng thức.
“Với những người làm hành chính như mình thì giờ đi làm, quán chưa mở bán. Đến chiều tan làm về thì quán cũng hết hàng từ sớm rồi. Mình từng ăn xôi sắn ở đây, thấy ngon và hợp khẩu vị nhất. Song, đúng là cần cơ duyên, may mắn mới có thể mua được xôi”, bạn Thủy Linh (quận Lê Chân, Hải Phòng) hài hước chia sẻ.
Theo Linh, gọi là quán nhưng thực chất đây chỉ là sạp hàng nhỏ với vài thau đựng đồ ăn, được che đậy cẩn thận. Điểm cộng là chị chủ thân thiện, niềm nở, sẵn sàng bán các phần ăn với giá khác nhau tùy sức ăn của thực khách.
Điểm trừ là quán chỉ bán mang đi, không phục vụ tại chỗ. Giờ mở cửa cũng “thất thường” và nghỉ Chủ nhật hàng tuần.
“Sắn ở đây có hai loại. Loại bở thường khô, bột như khoai, dành cho khách muốn ăn kiểu hơi khô. Còn lại là sắn dẻo. Bạn có thể nhắc chủ quán chọn sắn theo sở thích của mình”, Thùy Linh nói thêm.
Tương tự, bạn Thảo Nguyễn – khách “ruột” của quán cũng gợi ý thực khách nên gọi điện trước khi đến để có thể mua các món ngon từ sắn ở đây hoặc liên hệ chủ quán để phần rồi tới lấy sau, phòng trường hợp hết hàng từ sớm.
“Mình từng bị say khi ăn sắn nhưng vài lần mua ở đây thì không thấy bị sao. Xôi sắn của quán khá ngon, là món mình thích nhất, đặc biệt trong những ngày thời tiết se lạnh. Thời điểm đầu mùa sắn, xôi cũng sẽ bở và dẻo ngon hơn lúc cuối mùa”, Thảo nhận xét.