HLV Park Chung Gun (trái) sẽ được Cục TDTT tổ chức vinh danh sau khi chia tay đội tuyển bắn súng Việt Nam (Ảnh: NVCC).
Trước đó, Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt xác nhận thông tin HLV Park Chung Gun sẽ không còn dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt Nam kể từ ngày 31/8.
HLV người Hàn Quốc có công lớn với đội tuyển bắn súng Việt Nam khi ông giúp học trò Hoàng Xuân Vinh đoạt 1 HCV, 1 HCB Olympic 2016, giúp Phạm Quang Huy đoạt 1 HCV Asiad (đều là những tấm HCV đầu tiên trong lịch sử bắn súng ở sân chơi lớn).
Gần nhất, tại Olympic Paris 2024, ông Park Chung Gun giúp bắn súng Việt Nam có 2 vé tham dự gồm xạ thủ Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền. Vì vậy để tri ân công lao của chuyên gia bắn súng người Hàn Quốc, Cục TDTT dự kiến sẽ tổ chức một lễ vinh danh đối với ông trong những ngày tới.
Điều khiến dư luận quan tâm là hồi tháng 10/2023, Liên đoàn bắn súng Việt Nam từng tổ chức lễ vinh danh các HLV, VĐV của đội tuyển bắn súng Việt Nam sau thành công ở Asiad 19, giải đấu mà xạ thủ Phạm Quang Huy giành HCV.
Tuy nhiên ở lễ vinh danh này, HLV Park Chung Gun không có tên trong những người được tri ân, thậm chí không được nhận một bó hoa hồng và phải ra về trong lặng lẽ sau buổi lễ.
Thế nên nói về việc sắp được Cục TDTT vinh danh trong những ngày tới, HLV Park Chung Gun cho rằng bản thân ông thấy khá miễn cưỡng về ý tốt của ngành thể thao Việt Nam khi HLV Hàn Quốc đã quyết định chia tay đội tuyển bắn súng Việt Nam vào lúc này.
"Tôi quyết định chia tay đội tuyển là vì lý do sức khỏe, cần có chút thời gian nghỉ ngơi cho bản thân nên việc vinh danh hay không cũng không quan trọng lắm. Với tôi mọi chuyện đã kết thúc rồi", HLV Park Chung Gun bày tỏ.
Theo thông tin từ Cục TDTT, sau khi chia tay HLV Park Chung Gun, phía Cục đã chỉ đạo Liên đoàn bắn súng Việt Nam làm việc với Liên đoàn bắn súng Hàn Quốc tìm một chuyên gia khác thay thế nhà cầm quân 56 tuổi dẫn dắt đội tuyển.
Tạm thời trước khi tìm kiếm chuyên gia mới, bộ đôi xạ thủ lão luyện gồm nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và nhà vô địch SEA Games Trần Quốc Cường sẽ giữ vai trò đồng HLV đội tuyển bắn súng Việt Nam, phụ trách nội dung súng ngắn hơi.
" alt=""/>Chuyên gia Park Chung Gun nói điều bất ngờ về việc được Cục TDTT vinh danhHLV Park Chung Gun (trái) từng giúp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (phải) giành 1 HCV và 1 HCB ở Olympic 2016 (Ảnh: NVCC).
Trong hơn 10 năm gắn bó, ông đưa học trò Hoàng Xuân Vinh đoạt 1 HCV, 1 HCB Olympic 2016, giúp Phạm Quang Huy đoạt 1 HCV Asiad (đều là những tấm HCV đầu tiên trong lịch sử bắn súng ở sân chơi lớn).
Gần nhất, tại Olympic Paris 2024, ông giúp bắn súng Việt Nam có 2 vé tham dự gồm xạ thủ Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền.
Sau khi ông Park Chung Gun rời đi, Cục TDTT sẽ gấp rút tìm chuyên gia mới cho đội bắn súng. Chia sẻ với Dân trí, Cục trưởng Đặng Hà Việt khẳng định phía Cục TDTT đang làm việc với Liên đoàn bắn súng Hàn Quốc để tìm người phù hợp thay thế ông Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt Nam.
"Phía Cục TDTT đã chỉ đạo Liên đoàn bắn súng Việt Nam làm việc với phía Hàn Quốc để tìm một chuyên gia khác thay thế ông Park Chung Gun", ông Đặng Hà Việt khẳng định.
Tạm thời trước khi tìm kiếm chuyên gia mới, bộ đôi xạ thủ lão luyện gồm nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và nhà vô địch SEA Games Trần Quốc Cường sẽ giữ vai trò đồng HLV đội tuyển bắn súng Việt Nam, phụ trách nội dung súng ngắn hơi.
Đáng chú ý, trong tờ trình đề xuất ký hợp đồng với chuyên gia Park Chung Gun trước đó, Cục TDTT giao cho chuyên gia Hàn Quốc các mục tiêu: 3 HCV SEA Games 33, 2 HCV Asiad 20, 2 suất tham dự và 1 HCV Olympic 2028.
Ông Park Chung Gun từng khẳng định với Dân trínhững mục tiêu nói trên là chưa hợp lý và thiếu tính thực tế, bởi bắn súng là môn thể thao không thể đảm bảo được kết quả ngay cả khi tất cả mọi người, trong đó có Cục TDTT và đội tuyển bắn súng Việt Nam cùng nhau hợp tác, đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Sau khi chia tay chuyên gia Park Chung Gun, chưa rõ Cục TDTT có điều chỉnh mục tiêu cho đội tuyển bắn súng Việt Nam trong thời gian tới hay không.
" alt=""/>Hé lộ người thay thế HLV Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt NamNhiều cầu thủ nhập tịch của Indonesia sẽ không thể tham dự AFF Cup 2024 (Ảnh: PSSI).
Điều đó cho thấy sức mạnh của Garuda ở giải đấu cấp độ Đông Nam Á sẽ thay đổi đáng kể so với đội hình tham dự vòng loại thứ ba World Cup 2026. Trong những trận đấu ở vòng loại gặp đối thủ hàng đầu châu Á, Indonesia đều ra sân với 8-10 cầu thủ nhập tịch. Hay nói cách khác, chỉ khi sử dụng lực lượng nhập tịch (phần đông là gốc Hà Lan), Indonesia mới có thể chống cự được đối thủ mạnh hơn rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra là khi không còn cầu thủ nhập tịch, Indonesia có thể tạo nên sự khác biệt ở đấu trường Đông Nam Á. Không thể nói rằng đội bóng xứ Vạn đảo không có tham vọng ở đấu trường AFF Cup khi họ chưa từng vô địch một lần nào trong quá khứ. Tuy nhiên, HLV Shin Tae Yong đành lực bất tòng tâm khi không thể thuyết phục được CLB châu Âu nhả cầu thủ tham dự AFF Cup (giải đấu không thuộc hệ thống thi đấu của FIFA).
Trong phát biểu cách đây không lâu, HLV Shin Tae Yong thừa nhận lực lượng Indonesia "không nhập tịch" có thể thất bại trước tuyển Việt Nam. Ông nói: "Quả thực, Indonesia có thể sẽ phải tham dự AFF Cup với lực lượng gồm nhiều cầu thủ U22. Như vậy, sức mạnh của chúng tôi sẽ thua kém các đối thủ cạnh tranh ở AFF Cup 2024".
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta xem thường đối thủ này. Bởi lẽ, trong những năm qua, Indonesia vẫn âm thầm phát triển và đào tạo lứa cầu thủ trẻ. Bằng chứng rõ nhất là việc lứa U23 Indonesia đã lọt vào bán kết giải U23 châu Á và suýt nữa có vé tham dự giải U23 thế giới.
Lứa U23 Indonesia với không nhiều cầu thủ nhập tịch từng đánh bại Hàn Quốc ở giải U23 châu Á (Ảnh: AFC).
Nên nhớ, trong đội hình U23 tham dự giải đấu đó cũng bao gồm ba cầu thủ nhập tịch là Justin Hubner, Ivar Jenner và Rafael Struick (giống như AFF Cup 2024). Đương nhiên, không thể phủ nhận tài năng của những cầu thủ bản địa Indonesia.
Trong chiến thắng của Indonesia trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Marselino Ferdinan đã tỏa sáng rực rỡ để giúp Garuda chiến thắng. Ngoài ra, HLV Shin Tae Yong thường xuyên sử dụng một vài cầu thủ bản địa như Rizky Ridho, Pratama Arhan, Yakob Sayuri, Hokky Caraka, Witan Sulaeman, Ricky Kambuaya trong đội hình của đội tuyển Indonesia.
Lứa trẻ của Indonesia còn có Muhammad Ferarri, Ernando Ari, Komang Teguh, Jeam Kelly Sroyer hoàn toàn đủ sức thi đấu cho đội tuyển quốc gia.
Ở cấp độ trẻ hơn, U17 Indonesia từng tham dự giải U17 thế giới năm 2023 và thi đấu khá hay (hòa Ecuador, Panama, thua Morocco) hay lứa U19 Indonesia tham dự giải châu Á.
Nói vậy để thấy rằng, bóng đá Indonesia có nội lực nhất định, chứ không đơn thuần phụ thuộc hoàn toàn vào các cầu thủ nhập tịch. Họ chỉ được bổ sung vì mục tiêu giúp Garuda tham dự World Cup 2026. Còn về đấu trường Đông Nam Á, lực lượng bản địa của Indonesia hoàn toàn có tiềm năng tranh chấp.
Nên nhớ, Indonesia từng đánh bại tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2023 nhờ lực lượng mới chỉ nhập tịch sơ khai, chưa có nhiều ngôi sao hàng đầu như thời điểm này. Do đó, chúng ta không thể chủ quan ngay cả khi Indonesia sử dụng cầu thủ bản địa ở AFF Cup.
Thời thế đã đổi thay khi các cầu thủ Indonesia đã quen thuộc với triết lý của HLV Shin Tae Yong, còn đội tuyển Việt Nam vẫn loay hoay tìm "công thức chiến thắng" cùng HLV Kim Sang Sik.