Bên cạnh đó, Đại học Monash cũng xếp hạng thứ 5 tại Úc, dẫn đầu với cộng đồng sinh viên quốc tế và nhân viên đa dạng, đạt điểm tuyệt đối ở hạng mục này trong năm thứ 5 liên tiếp. Trường cũng đạt thành tích tốt về tính bền vững, đứng thứ 23 trên toàn thế giới.
GS. Sharon Pickering - Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch Đại học Monash nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trường tiếp tục thăng hạng trong top 50 đại học hàng đầu thế giới: “Việc Monash tăng 5 bậc trong năm nay chứng tỏ chất lượng xuất sắc trong nghiên cứu, giáo dục và tác động của chúng tôi”.
GS. Pickering nhận định, Monash có danh tiếng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu là phản ánh sự cống hiến cũng như kiến thức chuyên môn của toàn bộ cộng đồng Monash. Bà Pickering cho rằng, thứ hạng mới này của Monash sẽ có lợi cho sinh viên cũng như các cựu sinh viên Monash vì nó giúp nâng cao lợi thế của sinh viên trên thị trường việc làm đầy tính cạnh tranh.
GS. Pickering chia sẻ, sự tiến bộ về thứ hạng lần này khẳng định vị thế của Monash trong vai trò một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và nhiều tác động tích cực hơn. Theo bà, thứ hạng cao cũng là minh chứng cho những nỗ lực bền vững, tập trung vào vấn đề toàn cầu và sự đa dạng của cộng đồng.
“Monash là một đại học năng động, hòa nhập và hiện đại được quốc tế công nhận, trường cam kết giải quyết những thách thức hệ trọng toàn cầu của thời đại”, Phó Hiệu trưởng Pickering khẳng định.
Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS đánh giá các trường dựa trên danh tiếng học thuật, danh tiếng với nhà tuyển dụng, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng trích dẫn của mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, kết quả việc làm và tính bền vững. Vị trí tổng thể của Monash trong các bảng xếp hạng của QS đã liên tục được cải thiện kể từ năm 2015, với tổng mức tăng là 33 bậc. Năm nay, trường đạt điểm số tích cực về danh tiếng đối với nhà tuyển dụng (tăng 6 bậc) và mạng lưới nghiên cứu quốc tế (tăng 8 bậc). Những bước tiến này đóng góp đáng kể vào việc nâng thứ hạng cho Monash.
Bích Đào
" alt=""/>Đại học Monash lên bậc 37 trong danh sách đại học hàng đầu thế giớiUyên còn trẻ nhưng suy nghĩ già dặn, thấu đáo. Cô ấy đồng ý với tôi vì cũng muốn sống cùng bố mẹ chồng cho ông bà vui vẻ, có con cháu bên cạnh cho tuổi già bớt cô đơn.
Vả lại bố mẹ tôi là cán bộ về hưu, vốn dĩ đều là người hiểu biết, tốt tính, lại quý Uyên như con nên tôi không cảm thấy trở ngại gì. Quả thực sau giai đoạn đầu quan sát, những lo lắng không đâu về mâu thuẫn có thể xảy ra giữa những người thân trong gia đình đã dần bị loại bỏ khỏi đầu tôi lúc nào không hay.
Uyên dịu dàng, nữ tính, rất hợp ý mẹ tôi. Không những thế, mẹ còn thường xuyên hãnh diện khoe con dâu ngoan với họ hàng, làng xóm. Điều này khiến tôi cảm thấy không chỉ vui mừng, mà còn xen vào đôi chút tự hào kiểu thành tựu của người đàn ông biết "tề gia trị quốc".
Tuy nhiên đến một ngày, chính tôi phải trải qua cảm giác không mấy dễ chịu khi trực tiếp nghe mẹ gọi điện cho chị gái tôi kể tội Uyên. Bà chê con dâu không biết chăm con, con ốm cũng không biết còn mải đi chơi với bạn. Bà nói lúc bà phát hiện, thằng bé đã sốt trên 39 độ.
Bà còn nói vợ tôi hoang phí, tiêu tiền của chồng không tiếc tay. Hôm trước, bà thấy phiếu thanh toán tiền đôi giầy hơn cả triệu bạc, váy áo cũng rất đắt tiền...
Tôi không muốn tiếp tục ngồi trong phòng giống như kẻ nghe lén nên bước ra nhẹ nhàng gọi mẹ: "Sao mẹ lại nói với chị như vậy? Chị sẽ có đánh giá khác về Uyên. Nếu có điều không hài lòng, mẹ phải nói với con hoặc Uyên. Cô ấy ngoan mà, mẹ nói gì cô ấy chẳng nghe".
Mẹ tôi chống chế rằng, bà vẫn quý con dâu và những điều bà nói đâu có gì sai. Tôi hiểu mẹ không cố tình nói sai, chỉ là mẹ không chịu dùng con mắt cảm thông của người mẹ dành cho con dâu. Nếu lỗi đó không phải của Uyên mà là tôi, hẳn mẹ sẽ không kể với thái độ thiếu bao dung như vậy.
Ngày cu Bin ốm là ngày Uyên đã xin phép bố mẹ đi đón cô bạn thân ở nước ngoài về chơi, tận đến chiều cu Bin mới sốt làm sao cô ấy biết được. Mẹ để ý sẽ thấy từ ngày về làm dâu, Uyên rất hạn chế đi chơi cùng bạn bè vì sợ bố mẹ không hài lòng. Có hôm đi làm về ốm mệt, cô ấy vẫn cố nấu nướng cho xong mới dám đi nằm, vì sợ bị cho là con dâu lười biếng.
Những chuyện ấy tôi đều biết hết nhưng Uyên không khi nào kêu ca. Giờ nói chuyện lại với mẹ, tôi mới thấy thương vợ. Cô ấy đã nhún mình sống cho phù hợp với nhà chồng, chấp nhận chút thiệt thòi về mình để gia đình êm ấm và để tôi không phải nặng tâm suy nghĩ. Khi nhận ra cô ấy hầu như không mua sắm gì, tôi lâu lâu cũng mua đồ tặng vợ.
Không ngờ những thứ tôi mua cho Uyên bị mẹ lưu tâm. Tôi không cố tình bao biện hay bênh vực vợ nhưng sau buổi nói chuyện với mẹ hôm đó, tôi chợt nghĩ đến lời khuyên trước kia của mấy chị ở cơ quan. Có phải thực sự các bà mẹ chồng dù tốt đến mấy cũng không thể rộng lượng, coi con dâu như con đẻ được đúng không?
Nếu coi con dâu như con của mình dứt ruột đẻ ra, hẳn mẹ phải thương yêu cô ấy hơn mới đúng, bù đắp cho cô ấy những thiệt thòi, khổ tâm khó nói hết thành lời. Chuyện ra ở riêng lần đầu tiên tôi bắt đầu suy nghĩ đến...
Theo Dân trí