
Vì lẽ đó, chương trình “Mái ấm nhân đạo cho người nghèo vùng biên” 2021 tiếp tục được phát động nhằm mục đích vận động nhân dân cả nước chung tay ủng hộ nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà, sinh kế và các nhu yếu phẩm cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng biên giới trên cả nước. Chỉ cần một tin nhắn với cú pháp NHA gửi 1407, mỗi người đã đóng góp 20.000 đồng (thời gian triển khai từ ngày 24/4/2021 đến hết ngày 22/6/2021).
Với 20.000 đồng, chúng ta có thể chỉ đủ mua bữa sáng, mua bao thuốc lá hay một cốc trà đá vỉa hè… Nhưng cũng với 20.000 đồng đó, nhiều người cùng chung sức sẽ có nhiều hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới xa xôi có thể xây được một mái nhà kiên cố, mở ra cơ hội cho người nghèo vùng biên thay đổi cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ em nơi đây có chỗ ăn, ở, học tập ổn định và mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn.
Năm 2019, chương trình được triển khai từ ngày 25/4/2019 đến hết ngày 23/6/2019 đã tiếp nhận từ các thuê bao trên cả nước hơn 800 triệu đồng. Ban tổ chức chương trình đã hỗ trợ 500 triệu xây 10 căn nhà nhân đạo cho hộ gia đình nghèo vùng biên giới tại 02 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn; mỗi tỉnh 05 căn nhà với giá trị 50 triệu đồng/ 01 căn. Đồng thời hỗ trợ 240 triệu vốn phát triển sinh kế cho 24 hộ gia đình nghèo tại 02 tỉnh trên.
![]() |
Mỗi tin nhắn với cú pháp NHA gửi 1407, bạn đã đóng góp 20.000 đồng cho người nghèo |
Ban tổ chức chương trình kêu gọi các tấm lòng hảo tâm tiếp tục tham gia nhắn tin ủng hộ 20.000 đồng hỗ trợ xây nhà, hỗ trợ sinh kế giúp nhiều người nghèo vùng biên giới có một mái ấm để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thoát khỏi đói nghèo.
Mỗi tin nhắn, triệu tấm lòng vì đồng bào nghèo vùng biên!
Thu Hiền
Đối với những mảnh đời bất hạnh, chuyển từ gầm cầu, gốc vải cho đến túp lều trên bãi đất trống, ngôi nhà hoang… đã là một thay đổi lớn.
" alt=""/>Mái ấm nhân đạo cho người nghèo vùng biênTổng vốn đầu tư dự án này gần 1.500 tỷ đồng, đã gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư 65 tỷ đồng. Dự án hoạt động 50 năm, tiến độ triển khai trong 6 năm, dự kiến đưa vào vận hành và khai thác từ quý III/2030.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ trở thành tổ hợp đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, bảo tồn, chăm sóc sức khỏe hiện đại, kết nối hài hòa với thiên nhiên.
Trước đó, HĐND tỉnh Hòa Bình đã duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng gần 40 ha đất rừng sản xuất để thực hiện khu đô thị sinh thái này. Khu đất này đã được điều chỉnh ra ngoài quy hoạch ba loại rừng.
Vài năm gần đây, Hòa Bình trở thành một trong những thị trường vùng ven Hà Nội phát triển mạnh các dự án nhà ở, nghỉ dưỡng nhờ lợi thế du lịch của địa phương. Nhiều chủ đầu tư đã hiện diện tại thị trường này như Geleximco, Sudico, Lã Vọng...
Các dự án tập trung tại thành phố Hòa Bình, Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn. Hiện nay, cùng diễn biến chung, thị trường bất động sản Hòa Bình vẫn trong giai đoạn trầm lắng, giao dịch ảm đạm.
Đình Trí
" alt=""/>Hòa Bình sẽ có khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ đồngTrước đó, do để xảy ra lùm xùm trong công tác tài chính, bà Nguyễn Thị Hồng Yến bị đình chỉ công tác hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn trong 90 ngày để phục vụ thanh tra các khoản thu, chi của trường trong nhiều năm qua.
Theo kết luận thanh tra của UBND quận Tân Bình, vào thời điểm công bố quyết định thanh tra, trường có cung cấp sổ sách, chứng từ kế toán theo yêu cầu của đoàn thanh tra, tuy nhiên các sổ kế toán không có chữ ký của hiệu trưởng và đóng dấu của trường.
Trong quá trình thanh tra, trường cung cấp thông tin, tài liệu không đúng số lượng và tiến độ mà Đoàn Thanh tra yêu cầu. Đến ngày 26/8/2020 đoàn thanh tra phải lập bảng kê chi tiết, tạm giữ chứng từ kế toán năm 2019, 6 tháng đầu năm 2020, bản gốc do bộ phận tài chính của trường thu thập được làm cơ sở kết luận thanh tra.
Vì vậy, kết quả thanh tra là kết quả Đoàn Thanh tra đối chiếu các chứng từ gốc do đơn vị cung cấp với số tài liệu do kho bạc nhà nước, các ngân hàng mà trường có giao dịch, phòng Tài chính - kế hoạch quận và các đơn vị liên quan cung cấp.
Theo kết luận thanh tra, trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính, bà Nguyễn Thị Hồng Yến đã để ngoài sổ sách, trực tiếp quản lý, sử dụng các khoản thu như: Sổ liên lạc điện tử, Anh văn tự chọn và chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán đối với khoản thu Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn học sinh, với tổng số tiền 735,5 triệu đồng. Trong đó, 3 khoản thu mang tính chất thu hộ, chi hộ là Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn học sinh, Sổ liên lạc điện tử với số tiền hơn 578 triệu; Khoản thu Anh văn tự chọn hơn 157 triệu.
![]() |
Phụ huynh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, căng băng rôn yêu cầu nhà trường công khai minh bạch tài chính |
Việc trực tiếp quản lý, sử dụng khoản thu để ngoài sổ sách kế toán, bà Yến đã vi phạm hai trong những hành vi bị cấm ở Khoản 3, Điều 12 Luật kế toán 2015 về “Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đơn vị kế toán” và Khoản 7, Điều 3 Luật kế toán về “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán…”.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hồng Yến cũng để ra sai sót trong các khoản chi tiêu nội bộ…
Thanh tra kết luận, bà Nguyễn Thị Hồng Yến có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước hơn 11 triệu đồng ký duyệt chứng từ 2 lần, chi phụ cấp trách nhiệm công tác thư viện không đúng, chi tiền làm thêm giờ dư, không sử dụng đúng quỹ mục đích khen thưởng.
Ngoài ra, nộp cho trường 58 triệu đồng vào nguồn thu quỹ sự nghiệp do quyết định chi âm khoản vệ sinh bán trú, chi âm nước uống, hoàn trả cha mẹ học sinh khoản thu Chương trình kỹ năng sống.
Thanh tra quận Tân Bình yêu cầu bà Nguyễn Thị Hồng Yến có trách nhiệm tiếp tục cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu, quản lý, sử dụng các khoản thu để ngoài sổ sách kế toán.
Còn bà Huỳnh Thị Kim Phương, nguyên kế toán và bà Tô Thị Thanh Tâm thanh toán cho đơn vị mua phần mềm thư viện, nộp hoàn tiền tạm ứng cho trường, hoàn trả cha mẹ học sinh với tổng số tiền gần 90 triệu đồng…
Xem xét xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự hiệu trưởng
Chủ tịch UBND quận Tân Bình chỉ đạo Trưởng Phòng Nội vụ quận, sau khi có kết luận của Chủ tịch UBND quận về xử lý hành vi để ngoài sổ sách kế toán của bà Nguyễn Thị Hồng Yến (xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự), tham mưu thành lập Hội đồng kỷ luật quận để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Hồng Yến và các cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, sử dụng tài chính tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn.
Trường hợp đủ cơ sở chuyển cơ quan điều tra để kiến nghị khởi tố thì tham mưu thành lập Hội đồng kỷ luật sau khi có kết luận của cơ quan điều tra.
Tham mưu Chủ tịch UBND quận xem xét xử lý việc tạm đình chỉ công tác đối với bà Yến.
Trưởng Đoàn Thanh tra tham mưu Chủ tịch UBND quận chuyển đơn tố cáo của công dân đối với bà Yến đến Công an quận Tân Bình để xử lý theo thẩm quyền.
Trưởng phòng GD-ĐT quận tổ chức họp rút kinh nghiệm trong toàn thể công chức cơ quan. Phổ biến hạn chế của Trường Tiểu học Trần Văn Ơn về thực hiện, quản lý tài chính theo Kết luận thanh tra đến các đơn vị sự nghiệp giáo dục toàn quận.
Phòng Kế hoạch Tài chính Quận hướng dẫn Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, khách phục các hạn chế theo kết luận thanh tra…
Lê Huyền
Bà Nguyễn Thị Hồng Yến bị đình chỉ công tác hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Q.Tân Bình, TP.HCM) trong 90 ngày để phục vụ thanh tra các khoản thu, chi của trường trong nhiều năm qua.
" alt=""/>Bỏ ngoài sổ sách hơn 700 triệu, một hiệu trưởng ở TP.HCM có thể bị xử lý hình sự