
Hậu đại dịch, đa phần doanh nghiệp bị chịu tổn thất nặng nề khi Covid 19 càn quét. Các kênh phân phối của doanh nghiệp cũng phải vật lộn, lao đao giữa cơn khủng hoảng, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội, hoạt động phân phối hàng hoá lại càng gặp nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp cần phải nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện rằng đã đến lúc cần phải thay đổi. Không chỉ chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp cần phải thực sự quan tâm vào việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành... Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, bên cạnh các điều kiện về tài chính, thì yếu tố công nghệ đã và đang chứng tỏ côngnăng khi hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ vượt qua nghịch cảnh mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.
Với các doanh nghiệp lớn, đa chi nhánh, nhiều cấp đại lý, việc quản trị kênh phân phối luôn là bài toán đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sự am hiểu sâu sắc. Khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì để hệ thống hoạt động ổn định càng khó hơn. Các nghiệp vụ như giám sát nhân viên bán hàng ra sao, tối ưu quy trình bán hàng như thế nào, hàng hoá tại các điểm bán đủ, thiếu hay thừa, công tác quản lý kho hàng có chặt chẽ…là các vấn đề mà các doanh nghiệp luôn “căng não” để xử lý nhằm tăng hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.
Chị Mai, quản lý nhãn của một tập đoàn chuyên về thức nước giải khát chia sẻ: “Chúng tôi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua rất nhiều kênh: Kênh online, máy bán hàng tự động, siêu thị, đại lý bán lẻ, kênh bán buôn… trải khắp toàn quốc nên việc áp dụng công nghệ vào quản lý kênh phân phối một cách thông minh, hiện đại, tiết kiệm vô cùng quan trọng và cần thiết”.
Không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn, các công ty start up, các tổ chức quy mô vừa và nhỏ cũng cùng chung quan điểm. Anh Tuấn, fouder một mô hình start up snack ăn vặt có lợi cho sức khoẻ cho hay: “Phân phối rộng khắp, đa kênh là định hướng của chúng tôi nhằm phủ thị trường, tuy nhiên với tiềm lực tài chính hiện tại, chúng tôi sẽ lựa chọn công nghệ để quản lý kênh nhằm đảm bảo tính hiệu quả nhưng tốn ít chi phí. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi sử dụng giải pháp mSale của MobiFone để thưc hiện công tác này. Tính năng theo dõi nguồn hàng, giám sát lộ trình, tính và chia hoa hồng cho các kênh thực sự hữu ích cho các đơn vị start up như chúng tôi”.
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2016, mSale đã vinh dự giành giải top 10 Sao Khuê danh giá và mới đây đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020”, góp phần giúp MobiFone được vinh danh trong giải thưởng cùng tên này. Giải pháp quản lý kênh phân phối và bán hàng trên nền tảng di động mSale giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong quản lý dòng tiền, dòng hàng, dòng dịch vụ, dòng thông tin trên kênh phân phối; Giúp kết nối chặt chẽ với các nhà phân phối và mang lại cho doanh nghiệp những tiện ích đáng kể như dự báo nhu cầu thị trường, giải quyết tình trạng thiếu/ thừa hàng hoá, tránh tình trạng đại lý ảo nhằm trục lợi.
Và ngay chính nội tại MobiFone, giải pháp mSale đã giúp tăng cường năng suất lao động cho hơn 10.000 nhân viên bán hàng, thay vì phải sử dụng các phương tiện thủ công, người lao động được cải thiện chất lượng điều kiện tác nghiệp trên thiết bị di động hiện đại, thông minh, tiết kiệm thời gian, tối ưu lợi ích, gia tăng doanh thu tối đa. “Ngay từ ban đầu mSale được sáng tạo dựa vào chính nhu cầu của nhà mạng, mong muốn quản lý việc phân phối sim thẻ, theo dõi các nhân viên bán hàng, các đại lý chính thức của nhà mạng trở nên hiện đại và tiện lợi hơn” – Đại diện MobiFone chia sẻ.
Thời điểm hiện tại, khi tình hình dịch bệnh đã có những dấu hiệu tích cực, các doanh nghiệp bắt đầu phải tăng tốc để lấy lại thị trường, các hoạt động phân phối được tăng cường mạnh mẽ thì giải pháp mSale của MobiFone chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực giúp tối đa hoá lợi ích với chi phí thấp nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết tham khảo tại https://itc.mobifone.vn/giai_phap/msale/.
PV
" alt=""/>Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ quản lý kênh phân phối hiệu quả![]() |
Cái kết nào cho cụ ông đổ rác tiện tay rạch ô tô? |
Cụ thể, theo điểm a, khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (quy định Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác), hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ bị phạt từ 2- 5 triệu đồng.
Còn theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, mức độ xử phạt sẽ nặng hơn nếu người vi phạm (ông cụ rạch xe) đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này trong quá khứ... thì có thể bị phạt tới 10-50.000.000 đồng, thậm chí là phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Cũng theo Luật sư Triển, trước hết, người bị hại (ông Hoàng Văn Viện- chủ chiếc xe bị rạch- cậu họ của anh Ngô Minh Quân, người thay mặt cậu tố cáo- PV) phải xác định được giá trị tài sản bị hủy hoại của mình (sơn ô tô- PV) và mức độ thiệt hại đối với chiếc ô tô của mình.
Ngoài ra, cụ ông còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trao đổi với Xe VietNamnet, ông Lê Quang Tiến - Trưởng Công an phường Thành Công cho biết, trong chiều nay, công an sẽ giám định mức độ thiệt hại của chiếc xe bị rạch.Xem lại video:
Trước đây, nhiều trường hợp người dân cố tình vẽ bậy, đổ sơn, cào xước..., phá hoại xe ô tô của người khác cũng đã được cộng đồng phản ánh và không ít vụ bị phạt rất nặng.
Mới đây nhất, ngày 15/1, một người phụ nữ đã “hồn nhiên” cầm búa đập phá xe Mercedes-Benz 2 tỷ vì cho rằng chiếc xe đỗ sai trước cửa nhà bà ở Q1. Tp HCM đã gây xôn xao dư luận. Rất may sau đó, 2 bên trong vụ việc này hòa giải, người phụ nữ thoát kiện.
Vào tháng 10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” quy định tại điều 178 - Bộ luật Hình sự để làm rõ sự việc người phụ nữ ăn mặc sang trọng lén cào xước xe Camry.
Nổi tiếng nhất hồi tháng 4/2017, một người phụ nữ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội vẽ bậy bằng búa xóa lên xe Lexus đã phải bồi thường tới 13 triệu đồng.
Theo khuyến cáo của Luật sư Triển, khi gặp người khác dừng đỗ ô tô gây cản trở giao thông thì người dân có thể báo chính quyền địa phương đến xử lý.
"Không nên vì bức xúc của mình dẫn đến một sai phạm khác. Nếu chủ phương tiện sai phạm thì có cơ quan chức năng tiến hành xử lý vi phạm đó. Nhiều trường hợp ô tô đỗ trước cửa nhà dân bị tháo kính xe, biển số… hoặc bị hăm dọa đòi đánh là hành vi vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận được”, Luật sư Triển chia sẻ thêm.
Y Nhụy
Bạn nghĩ sao về các hành vi trên? Mọi ý kiến chia sẻ dưới dạng tin bài cộng tác, xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Một người đàn ông lớn tuổi đi đổ rác rồi "tiện tay" rạch xe tới 2 lần khiến chủ xe và người nhà vô cùng bức xúc. Vụ việc xảy ra hôm 24/2/ tại phố Nguyên Hồng, Hà Nội.
" alt=""/>Cụ ông đổ rác tiện tay rạch ô tô sẽ bị phạt như thế nào?