
Biển số về thứ 2 trong phiên đấu giá biển số sáng nay cũng của Hà Nội 30L-038.88, với mức trả là 230 triệu đồng. Tiếp đến là hai biển số 30K-883.99 (Hà Nội) và 88A-686.99 (Vĩnh Phúc) cùng đồng giá 205 triệu đồng.
Ngoài 4 biển số giá trên 200 triệu đồng, các biển được trả giá cao cũng chỉ trên 100 triệu đồng, có thể kể đến như: 30L-133.88 (Hà Nội) giá 165 triệu đồng; 51L-338.38 (TP.HCM) giá 135 triệu đồng; 51L-319.99 (TP.HCM) giá 130 triệu đồng; 30K-886.26 (Hà Nội) giá 120 triệu đồng; 51L-334.56 (TP.HCM) giá 115 triệu đồng.
Đáng chú ý, một biển số được đánh giá rất cao là 14A-888.80 của Quảng Ninh nhưng chỉ trúng đấu giá với số tiền 95 triệu đồng. Hay biển 73A-333.86 của Quảng Bình vừa có dãy số tam hoa lại có số "phát lộc" nhưng giá cũng chỉ được mua ở mức 50 triệu đồng.
Chiều nay, Công ty VPA sẽ đưa lên sàn đấu giá 5.000 biển số còn lại. Trong đó, phiên đấu buổi chiều sẽ có các biển đẹp đáng kể gồm: 51L-333.34, 30L-044.40, 30L-056.78, 51L-345.00, 51L-344.44,...
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Gần 2 năm qua, Covid-19 đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn và thách thức. Covid rồi cũng qua đi. Nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà Covid mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi mô hình kinh doanh để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn. Một số quốc gia đã làm được. Nhiều doanh nghiệp đã làm được. Đó là nhanh chóng chuyển hoạt động lên môi trường số. Chuyển đổi số (CĐS) thì một tháng Covid có thể bằng cả chục năm.
Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Dịch vụ công trực tuyến sẽ tăng từ 30% của năm 2020 lên 100% vào năm nay, tức là năm 2021. Các hoạt động của Chính phủ sẽ chuyển nhanh lên môi trường số, kể cả những hoạt động thanh kiểm tra. Chính phủ sẽ dẫn dắt công cuộc CĐS quốc gia nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình này thông qua việc hoàn thiện các thể chế số. Năm 2021 này, Chính phủ sẽ ban hành nhiều nghị định và chiến lược liên quan đến CĐS, kinh tế số.
Để mọi người có niềm tin chuyển lên môi trường số thì đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết. Có một tin vui là, năm 2020, Việt Nam được quốc tế xếp hạng 25 trong số 194 quốc gia về an toàn, an ninh mạng toàn cầu. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Việt Nam xếp thứ 7. Trước đó, năm 2018, chúng ta xếp thứ 50 thế giới.
Nhằm thúc đẩy CĐS, các nhà mạng viễn thông đã thực hiện gói hỗ trợ cước viễn thông và Internet lên tới 10.000 tỷ đồng. Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng một bộ phận mềm hỗ trợ CĐS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn phí từ 3-6 tháng đầu, hiện nay có trên 10.000 doanh nghiệp đang sử dụng.
Trong năm 2021, mạng viễn thông sẽ giải quyết triệt để 2.000 điểm lõm sóng cuối cùng cho toàn dân được phủ sóng viễn thông và Internet. Chương trình 1 triệu máy tính cho em do Thủ tướng Chính phủ phát động cũng là cú huých thúc đẩy CĐS ngành giáo dục và xã hội số.
Chính phủ sẽ ký Nghị định về đấu giá tần số trong quý 4 để Bộ TT&TT cấp được tần số 4G/5G cho các nhà mạng đầu tư tăng dung lượng và đặc biệt là phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc năm 2022. Từ năm 2023 thì 100% người dân dùng điện thoại thông minh. Chiến lược hạ tầng số Việt Nam đặt mục tiêu xếp hạng Top 30 thế giới trước năm 2025, như vậy các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ có được một hạ tầng số hiện đại để phát triển kinh tế số.
Muốn lên môi trường số thì thanh toán điện tử được coi là nền tảng. Cách nhanh nhất để thanh toán điện tử phủ được toàn dân thì Mobile Money là giải pháp tốt nhất. Những thủ tục cuối cùng đang được hoàn tất để đầu tháng 10 này, giấy phép thí điểm Mobile Money sẽ được cấp và hy vọng tạo thành cú huých mạnh mẽ thúc đẩy CĐS và kinh tế số.
Cũng xin được thông báo với cộng đồng doanh nghiệp là các phần mềm phòng chống Covid-19 chính thức của Chính phủ đã được tích hợp vào một app duy nhất. Hiện nay có nhiều app tự phát trên thị trường đáp ứng các nhu cầu khác nhau, nhưng chính thức của Chính phủ thì chỉ có một là PC-Covid.
Việt Nam muốn phát triển thì vẫn phải đi con đường Việt Nam. Việt Nam muốn đánh thắng thì vẫn phải dựa vào sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh đó là chia nhỏ ra mà đánh, khoanh nhỏ lại mà đánh và khi đã chia nhỏ ra thì sức mạnh Việt Nam là nhanh, là linh hoạt, là thích ứng, là cơ động, là tiết kiệm, là lấy yếu thắng mạnh sẽ được phát huy hiệu quả. Bởi vậy mà chống dịch hay là sau này phát triển kinh tế thì đều nên như vậy.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Thủ tướng nhấn mạnh: Không có gì hơn là sự đoàn kết, thống nhất, chung tay, khi có rủi ro thì mỗi bên gánh vác một ít để giảm nhẹ khó khăn.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số doanh nghiệp thời CovidTheo bác sĩ Mến, thời điểm nhập viện, bệnh nhân L. đau vùng miệng, họng, khó nuốt, khó phát âm, cảm giác khó thở, niêm mạc miệng, họng phù nề đỏ.
Vị bác sĩ nhận định nguyên nhân gây nên tình trạng này do trong củ ráy chứa tinh thể canxi oxalat, chất này gây ra tình trạng kích ứng, bỏng da, sưng khi tiếp xúc, đặc biệt là phần lưỡi, miệng, môi…
"Rất may, bệnh nhân bị kích ứng nhẹ nên sau 3 ngày điều trị đã khỏi bệnh, ra viện. Một số trường hợp nặng có thể gây phù nề thanh quản, ngừng hô hấp và tử vong", bác sĩ Mến cho hay.
Một số nơi dùng củ ráy để chữa một số bệnh như trĩ, viêm khớp dạng thấp, đau răng… Tuy nhiên, ở nước ta củ ráy ít khi được dùng làm thuốc vì trong tự nhiên có nhiều vị thuốc thay thế an toàn và hiệu quả cao hơn.
Bác sĩ Mến khuyến cáo bệnh nhân ung thư cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chưa được chứng minh để tránh biến chứng.