Clip nam sinh đánh nữ sinh trong lớp học kèm theo chú thích “ vì nữ sinh này chụp ảnh mẹ nam sinh làm nghề quét rác rồi đăng lên Facebook với lời lẽ xúc phạm”, nhưng sự thật lại khác.
![]() ![]() |
Một số trang fanpage đăng lại clip với nội dung sai |
Thực tế, sự việc trong clip xảy ra từ tháng 11/2013. Nội dung clip là hình ảnh một nam sinh đeo kính liên tục dồn đánh nữ sinh một cách thô bạo bất chấp sự can ngăn của một số bạn cùng lớp.
Clip được đăng tải trên trang Youtube sau đó một thời gian và được lan truyền trong cộng đồng mạng. Theo xác minh vào đầu tháng 3/2014, sự việc xảy ra ở lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Nam sinh đánh bạn trong clip là em Nguyễn Anh T. và nữ sinh bị đánh là Đặng Thị C. (học cùng lớp).
Theo xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường – thầy Trần Văn Hùng với báo Dân Trí vào thời điểm đó, nguyên nhân mâu thuẫn của 2 em là do chuyện tình cảm. “Em Nguyễn Anh T. và Đặng Thị C. học cùng lớp lại có quan hệ tình cảm với nhau. Sau đó, giữa 2 em xảy ra mâu thuẫn và C. đòi chia tay, sau đó thì xảy ra sự việc trên”.
Trường THPT Nguyễn Du đã đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với em T. và phê bình em C. trước toàn trường.
Sự việc không có gì phải bàn luận thêm nếu như gần đây một trang “fanpage” đăng lại clip với những lời chú thích sai sự thật. Câu chuyện buồn một lần nữa được khơi lại, thậm chí được lan truyền mạnh mẽ hơn với một loạt “fanpage” được giới trẻ yêu thích đăng lại với nội dung sai lệch nhằm câu “view” và “share”.
Nữ sinh trong clip bị cư dân mạng “ném đá” tới tấp. Cư dân mạng dùng vô vàn những lời nói không hay để xúc phạm, mạt sát em.
Tuy nhiên, đến ngày hôm qua 17/2, theo chia sẻ của anh Thái Anh – anh họ nữ sinh bị đánh trong clip thì sự thật đằng sau câu chuyện này mới được làm rõ. Anh Thái Anh cho biết, thời điểm xảy ra sự việc, clip đã được lan truyền rất nhanh như hàng trăm vụ bạo lực học đường khác. “Cả gia đình thất vọng vì một đứa cháu, đứa em ngoan hiền mà gia đình vẫn kỳ vọng, giờ “nổi tiếng” với hình ảnh không mấy tốt đẹp, mà nguyên nhân chính là “tình yêu học trò” nông nổi chứ hoàn toàn không phải là “xúc phạm một cô lao công”.
“Em gái mình và bạn nam sinh trong clip thích nhau, sau đó có trục trặc gì đó, bạn nam sinh đánh em gái mình như clip đã ghi lại, bị phát tán. Nhà trường biết, thời điểm đó, gia đình mình cũng đã xin giảm nhẹ hình phạt của nhà trường cho nam sinh này để có cơ hội sửa chữa, nam sinh bị kỷ luật cảnh cáo, không cho thi tốt nghiệp THPT năm đó”.
“Còn em gái mình, mặt mày thâm tím, sau khi sự việc phát tán thì không chỉ là đau về mặt thân thể nữa mà còn rất sốc về tinh thần, sợ sệt mọi người dòm ngó, bàn tán, đến nỗi gia đình mình từng có ý định xin chuyển trường cho em đi học ở một tỉnh khác để mọi người không còn bàn tán. Nhưng may mắn thay, em lại tự đứng dậy lúc đó, tự đứng dậy đúng nghĩa khi chỉ còn 3 tháng nữa là kỳ thi đại học, em học ngày đêm rồi kết quả làm mọi người hoàn toàn bất ngờ, em đỗ ĐH với số điểm khá cao, vui mừng khôn xiết.
Thế mà 2 năm sau, một loạt các fanpage nổi tiếng đưa clip lên với lời mô tả hoàn toàn sai sư thật về nguyên nhân, dẫn đến bạn gái trong clip – em gái mình bị hàng triệu bạn trẻ khác chửi bới, miệt thị, nguyền rủa… dù không biết nguyên nhân thực sự có phải như thế không”.
Theo chia sẻ của anh, sau khi nhận được phản ánh, một số trang fanpage đã gỡ clip, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trang lấy lại và lan truyền với nguyên nội dung sai sự thật này.
Được biết, hiện tại nữ sinh đang học đại học ở Hà Nội. Những ngày qua, em rất lo lắng và buồn vì câu chuyện cũ bị khơi lại. “Em sợ bạn bè, thầy cô đại học biết chuyện sẽ nghĩ khác về em. Hiện tại em đang rất buồn và chỉ muốn mọi chuyện qua nhanh nhanh” – anh Thái Anh chia sẻ.
Mỗi đứa một quê, tôi ở Hải Dương, còn em ở Hưng Yên nên mỗi lần gặp nhau, tôi phải đi vài chục cây số đến nhà người yêu nhưng sức hút mãnh liệt từ tình yêu, mỗi tuần chúng tôi đều đặn gặp nhau 3 lần.
Bố mẹ em không muốn em lấy chồng xa nên ra sức ngăn cản. Đã bao lần chúng tôi nói lời chia tay nhưng càng xa nhau, càng cấm cản, chúng tôi lại càng yêu và nhớ nhau tha thiết nên vẫn lén lút gặp mặt.
Khi cả 2 thấy không thể sống thiếu nhau, chúng tôi đã xin phép 2 bên gia đình tổ chức đám cưới. Bên gia đình tôi thì luôn ủng hộ nhưng gia đình em không đồng ý với lý do: Cả 2 chưa có nghề nghiệp ổn định, không đảm bảo được cuộc sống nên không cho cưới.
Sau đó chừng 1 tháng, bố cô ấy bị ốm thập tử nhất sinh, tôi đã chạy đôn chạy đáo vào viện chăm sóc. Với bản tính nhanh nhẹn, tháo vát, không ngại bất cứ việc gì nên những ngày ở viện, mọi việc đều đến tay tôi. Sau lần đó, tôi đã “ghi điểm”, gia đình bên đó chấp nhận. Đám cưới được tổ chức sau đó 5 tháng.
Cưới nhau về một thời gian, vợ tôi mang thai và sinh được một cô công chúa kháu khỉnh, 2 bên nội ngoại đều vui mừng, còn tôi cũng hết lòng với gia đình nhỏ, cuộc sống của chúng tôi luôn vui vẻ, hạnh phúc. Vì nhà ngoại neo người, các chị em đều đã lấy chồng ở xa, nhà chỉ có 2 ông bà ở nhà nên khi cháu 6 tuổi, ông bà ngoại đã đón cháu về Hưng Yên để chăm sóc, dạy dỗ.
Lúc này, hai vợ chồng lại bàn nhau sinh thêm 1 đứa nữa cho con có chị, có em, vậy là 1 năm sau, vợ tôi sinh con trai. Tôi vui vô cùng vì đã có nếp, có tẻ. Từ khi vợ tôi mang bầu, cô ấy ở nhà, kinh tế tôi lo hoàn toàn.
Con trai được 2 tuổi, vợ tôi cai sữa, lúc này công việc của tôi bấp bênh. Sẵn ruộng của gia đình, tôi quyết định bỏ việc để đầu tư làm nông nghiệp. Với gần 1 mẫu ruộng trồng vải và một ao cá nên cả ngày xoay vần hết việc nọ đến việc kia.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Khi mọi thứ còn đang bộn bề, vợ tôi bàn tính đưa nốt thằng bé lên ở nhà ngoại nhờ ông bà trông cháu rồi cô ấy xin vào một công ty nào đó làm công nhân nhưng tôi đã phản đối vì nghĩ, vợ ở nhà làm cùng, tôi sẽ đỡ vất vả. Thêm nữa, con còn nhỏ, nếu cô ấy đi làm, ông bà ngoại sẽ bận rộn hơn vì phải chăm 2 đứa trẻ. Nghe tôi phân tích, vợ tôi cũng đồng ý.
2 vợ chồng chăm chỉ làm ăn, vườn vải được chăm sóc tốt nên sai trái, mã đẹp, bán được giá cao còn ao cá không dịch bệnh nên cho thu hoạch đều. Để tăng thêm thu nhập, trong vườn tôi nuôi thêm gà, lợn…., dù suốt ngày bận bịu nhưng doanh thu tốt hơn trước càng làm tôi có động lực để tiếp tục mục tiêu của mình. Chỉ trong vài năm mà chúng tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang, có chút vốn để quay vòng.
Đang ăn nên làm ra vợ tôi lại bảo, làm nông vất vả, cô ấy muốn đi làm công nhân nhưng tôi không đồng ý vì làm ở nhà tuy là vất vả nhưng khi buồn vui, vợ chồng đều dễ dàng chia sẻ cho nhau. Thế nhưng lần này cô ấy không nghe lời tôi vẫn làm hồ sơ để đi làm ở một khu công nghiệp gần nhà ngoại, bỏ con trai ở nhà cho bố chăm sóc.
Thời gian đầu mới đi làm, mỗi tuần cô ấy về thăm chồng con 1 lần, nhưng rồi những lần thăm nom ấy thưa dần. Do bận công việc, thi thoảng tôi mới điện thoại hoặc đến nhà ông bà ngoại để thăm vợ con nhưng ít khi gặp cô ấy ở nhà. Hỏi thì ông bà bảo rằng ca làm việc thất thường, khi đi ca ngày, khi ca tối, lúc gặp thì thấy vợ nói chuyện điện thoại liên tục, rất ít để ý và trò chuyện với chồng.
Có lần khi tôi đang ở đó, điện thoại gọi đến, tôi cầm lên định nghe thì cô ấy vội chạy đến, giằng điện thoại trên tay tôi và nói: Không phải việc của anh, anh về đi, đừng đến đây nữa. Vậy là chúng tôi xảy ra cãi nhau.
Vài ngày sau, cô ấy gọi điện cho tôi và nói rằng sống với tôi nhàm chán nên muốn ly hôn, mỗi người nuôi 1 đứa con. Tôi rất bất ngờ với những hành động của vợ vì hơn chục năm sống với nhau, số lần cãi nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi không rượu chè, cờ bạc, trai gái lại càng không, toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình, tại sao lại như vậy được? 2 tháng nay, mỗi lần gọi điện hay nhắn tin cô ấy đều không nghe máy hoặc phản hồi gì cả.
Tôi đang rất băn khoăn không biết nên làm như thế nào, có nên níu kéo vợ để các con có một gia đình trọn vẹn hay chia tay?./.
Hôm nay vợ cũ lên xe hoa, tôi ôm đứa con 3 tuổi ứa nước mắt. 8 năm ân tình không bằng 1 chiếc túi hiệu người ta tặng cô ấy.
" alt=""/>Tôi không cờ bạc, trai gái, sao vợ nằng nặc đòi ly hôn?Ở cấp độ càng cao, càng ít công ty có thể tham gia sâu, chẳng hạn như bán dẫn đang là lĩnh vực “độc quyền nhất”.
Nvidia, công ty sản xuất chip AI của Mỹ, đang là doanh nghiệp bán dẫn có vốn hoá và doanh thu lớn nhất thế giới. Theo IoT Analytics có trụ sở tại Đức, Nvidia sở hữu 92% thị phần GPU trung tâm dữ liệu, trong khi đối thủ của họ là AMD chỉ chiếm khoảng 3%.
Sức mạnh của Nvidia không chỉ nằm ở hiệu suất bán dẫn mà còn ở phần mềm. CUDA, nền tảng phát triển của nó ra mắt năm 2006, từ lâu đã được sử dụng cho AI và hiện được hơn 4 triệu nhà phát triển sử dụng.
Các công ty Mỹ cũng là những người chịu chi nhất trong cuộc đua mua sắm GPU. Chẳng hạn như Meta, công ty mẹ của Facebook, đang "xây dựng cơ sở hạ tầng cực kỳ lớn" bao gồm 350.000 card đồ họa GPU H100 sẽ được Nvidia phân phối vào cuối năm nay.
Để so sánh, đơn đặt hàng được coi là lớn của một công ty Nhật Bản cũng chỉ khoảng hàng trăm hoặc hàng ngàn GPU.
Về cơ sở hạ tầng đám mây, Mỹ cũng là quốc gia dẫn đầu. Amazon, Microsoft và Google kiểm soát 2/3 thị trường toàn cầu, cộng thêm IBM và Oracle nâng tổng số lên trên 70%.
Các công ty công nghệ Mỹ nắm giữ hơn 80% thị phần trong các mô hình ngôn ngữ lớn cũng như các công nghệ và dịch vụ khác làm nền tảng cho AI. ChatGPT chiếm 72% thị phần cơ sở người dùng đối với công cụ tạo văn bản cơ bản, trong khi đó ở công cụ tạo hình ảnh AI, Midjourney chiếm 53% thị phần.
Chìa khoá nâng cao năng suất và tăng trường
Theo ước tính của McKinsey, AI có thể tạo ra từ 2,6 nghìn tỷ USD đến 4,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Để minh họa quy mô, McKinsey so sánh con số này với tổng sản phẩm quốc nội của Vương quốc Anh, chỉ hơn 3 nghìn tỷ USD.
Sự “thống trị” của Mỹ với lĩnh vực AI tổng hợp dẫn đến xu hướng một số nước tìm cách ngăn chặn sức mạnh thị trường của Washington. Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu nỗ lực đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết nước này sẽ đưa ra dự thảo nghị quyết về “tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng năng lực AI” trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào “thời điểm thích hợp”, nhằm "khuyến khích chia sẻ công nghệ giữa các bên, thu hẹp khoảng cách về AI và không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Các công ty Nhật Bản đang triển khai công nghệ AI, nhưng phần lớn đến từ các nhà cung cấp Mỹ. Dù hai nước là đồng minh nhưng mức độ phụ thuộc đó vẫn tiềm ẩn những hệ lụy về an ninh, đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thông số kỹ thuật thay đổi đột ngột.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một phiên (session) sử dụng ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 10 lần so với một truy vấn thông thường trên Google.
Trước vấn đề đó, NTT và NEC của Nhật Bản đã tham gia riêng vào cuộc đua cung cấp các mô hình ngôn ngữ lớn tiết kiệm năng lượng. Các cựu nhà nghiên cứu AI của Google đã thành lập công ty khởi nghiệp Sakana AI ở Tokyo để tìm cách phát triển AI một cách phù hợp.