- “Họa mi tóc nâu” Mỹ Tâm vừa có chuyến đi phượt đáng nhớ trong đời thăm vùng đất nổi tiếng của tỉnh Sơn La trong dịp ra Bắc tham gia biểu diễn.
- “Họa mi tóc nâu” Mỹ Tâm vừa có chuyến đi phượt đáng nhớ trong đời thăm vùng đất nổi tiếng của tỉnh Sơn La trong dịp ra Bắc tham gia biểu diễn.
Gia đình ông không có ai theo nghề trồng hoa cảnh. Đến đời ông, để có tiền lo cho con, ông vừa đi dạy vừa làm thêm tại các vườn cây cảnh. Năm 1977, ông làm công cho một vườn hồng và nhờ vậy tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Một năm sau, ông tự mở vườn riêng, trồng nhiều giống hoa hồng khác nhau. Vườn hồng rộng hơn 4.000m2 của ông thu hút nhiều thương lái đến mua.
Khoảng những năm 1990, làng hoa Sa Đéc rơi vào khủng hoảng, người trồng hoa hồng nhiều mà không có đầu ra. Ông Tiếp không trồng hoa hồng nữa, chuyển sang các loại hoa trái, cây cối màu tím.
Ông Tiếp nói: “Từ nhỏ, tôi đã yêu thích màu tím. Hễ thấy hoa màu tím, tôi phải mua mang về nhà cắm vào bình để ngắm. Ra đường, bắt gặp ai mặc đồ màu tím, tôi đứng nhìn không rời mắt.
Năm 1993, tôi xin nghỉ dạy, chuyên tâm trồng hoa cảnh. Tôi bắt đầu sưu tầm nhiều loại hoa, cây cối có màu tím về trồng và phát triển thành thương hiệu riêng”.
Tính đến nay, ông Tiếp đã trồng và nhân giống hàng nghìn loại hoa, cây trái màu tím. Những loại cây trồng màu tím tiêu biểu trong vườn của ông phải kể đến lúa tím, sả tím, ổi tím, sim tím, cúc Hàn tím, hồng tím…
Ông dành nhiều thời gian để săn lùng, sưu tầm các giống cây hoa màu tím. Một số giống cây, hoa tím ở nước ngoài được ông mang về nước trồng thử nghiệm và thành công.
Năm 2007, ông xây dựng căn nhà màu tím để đồng nhất màu sắc với khu vườn. 5 năm sau, ông làm vườn hoa màu tím, mở cửa cho mọi người chụp hình miễn phí.
Ngay cả quần áo, giày dép, nón, vật dụng trong nhà, ông Tiếp cũng chọn màu tím. Tủ quần áo của ông có đủ sắc tím như: tím hồng, tím sen, tím đậm, tím nhạt…
Ông thừa nhận: “Khi mặc quần áo có màu sắc khác, tôi thấy mình không tự tin. Tôi yêu màu tím nhưng không yếu đuối.
Tôi sống vui vẻ, truyền năng lượng tích cực đến mọi người. Trồng hoa gặp nhiều thất bại, nhưng tôi chưa bao giờ nản chí”.
Vị khách đặc biệt
Ông Tiếp thích nhất màu tím của loài hoa sim Úc, giống màu mực tím. Ông mắc nợ với hoa, với màu tím nên không nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa. Bao nhiêu tiền của, ông đều dồn vào hoa trái.
Câu chuyện về lão nông yêu hoa tím được cả làng hoa Sa Đéc biết đến. Truyền thông cả nước cũng tìm về phỏng vấn và giới thiệu vườn hoa của ông Tiếp.
Năm 2017, trong một lần đến làng hoa, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan (lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp) biết chuyện, liền ghé vào thăm vườn hoa của ông Tiếp.
Ông Hoan vừa bước đến cổng, thấy cây hoa sim Úc liền hỏi ông Tiếp: “Cây hoa tím này tên gì mà độc vậy thầy giáo?”. Ông Tiếp giới thiệu đó là hoa sim tím của Úc, được ông mang giống về trồng thử.
Ông Hoan tiếp tục tham quan vườn hoa và luôn miệng khen: “Độc lạ quá, thầy giáo”. Ông Tiếp gặp được người cùng sở thích thì vui như bắt được vàng. Tuy nhiên, ông không biết người hết lời khen ngợi khu vườn là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.
Chỉ khi ông Hoan ra về, ông Tiếp mới biết mình vừa đón vị khách quý. Ông vội vàng lấy điện thoại ra gọi cho ông Hoan.
Ông Tiếp mạnh dạn hỏi: “Tôi muốn mở hội quán có tên liên quan đến màu tím. Ở đó, tôi sẽ tập hợp các bạn làm vườn yêu hoa tím, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, phát triển nghề trồng hoa ở Sa Đéc”.
Ông Hoan động viên, nói ông Tiếp cứ làm. Ông chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ ông Tiếp mở hội quán. Ông Hoan đặt tên cho hội quán là "Tôi yêu màu tím" và chủ trì lễ ra mắt. Ông còn đặt biệt danh cho ông Tiếp là Tiếp Tím.
“Ông Hoan còn viết tặng tôi bài báo Câu chuyện màu tím đăng trên Báo Đồng Tháp với bút danh Xích Lô. Ông rất giản dị, yêu quý những người thích tìm tòi, học hỏi, phát triển nông nghiệp. Thỉnh thoảng có việc đi ngang, Bộ trưởng lại ghé vào thăm tôi. Ông gọi tôi là anh Tiếp Tím, vỗ vai hỏi han rất gần gũi”, ông Tiếp kể.
Hội quán "Tôi yêu màu tím" có 20 thành viên, hoạt động giống mô hình hợp tác xã. Mỗi năm, hội quán đều có chương trình chung để các hộ thành viên thực hiện. Ông Tiếp chịu trách nhiệm về cây giống, tiêu thụ, nhận các công trình về cây xanh…
Năm nào, ông Tiếp cũng ươm trồng, lai tạo giống cây, hoa tím mới. Ông trồng thử thành công thì tặng giống cho các thành viên. Thậm chí, nhà vườn ngoài hội quán nếu yêu thích, có nhu cầu thì có thể liên hệ, ông sẵn lòng tặng miễn phí cây giống.
Lão nông U80 thích một mình rong ruổi bằng xe máy, sưu tầm giống cây, hoa tím mới. Có giống mới, ông ở vườn hoa nhiều hơn trong nhà. Mày mò, thử nghiệm, lai tạo giống hoa mới thành công, ông lại tặng cho người cần.
“Người ta khổ hơn mình, mình làm ra được giống hoa tốt thì mình chia nhau trồng. Ai cũng làm để nuôi con thôi”, ông Tiếp nói.
Từ năm 1978, ông Tiếp đã có thói quen tặng cây giống, bất kể người giàu hay nghèo. Ông duy trì việc tử tế này suốt mấy chục năm. Hàng năm, ông tặng hơn 10.000 cây giống, trong đó nhiều loại cây có giá từ 10.000 – 20.000 đồng.
Trong khi, người khác hốt bạc nhờ bán cây giống mới, độc lạ thì ông Tiếp chọn không tích lũy cho bản thân. Ông thích ý tưởng, kinh nghiệm, cây giống của mình lan tỏa.
Năm nào, Hội quán "Tôi yêu màu tím" của ông Tiếp cũng đón các lượt sinh viên về học tập, nghiên cứu. Ông tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp lửa cho những kỹ sư nông nghiệp tương lai.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên vừa ký ban hành văn bản số 1445 về việc khai quật khảo cổ.
Cụ thể, cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại khu vực nền nhà Cục tác chiến thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thời gian khai quật từ ngày 15/4/2017 đến ngày 30/12/2017 trên diện tích 982m2. Chủ trì khai quật là PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học.
![]() |
Một góc trưng bày các hiện vật được khai quật từ Hoàng thành Thăng Long dưới tầng hầm Nhà Quốc hội |
Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL.
"Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phương án bảo vệ, phát huy giá trị những hiện vật đó"- Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên yêu cầu.
Đồng thời sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được phép cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.
Thứ trưởng cũng giao Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật nói trên đúng với nội dung Quyết định.
T.Lê
" alt=""/>Khai quật khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long