Trẻ em Hoàng gia Anh được hưởng phương pháp giáo dục đặc thù, đặc biệt và toàn diện. Trong ảnh: Hoàng tử William, Công nương Diana và Hoàng tử Harry.
Chương trình giảng dạy đa dạng:Chương trình giảng dạy dành cho trẻ em hoàng gia được thiết kế bao gồm nhiều môn học, từ lịch sử, chính trị và ngoại giao đến nghệ thuật, ngôn ngữ và thể dục. Trẻ em hoàng gia thường được tiếp xúc với các ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha.
Xây dựng tính cách và nuôi dưỡng giá trị đạo đức: Ngoài học thuật, Hoàng gia Anh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nhân cách, thấm nhuần ý thức đạo đức và tính chính trực. Những bài học về lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và khiêm tốn đã được lồng vào quá trình nuôi dạy, đảm bảo rằng họ định vị được bản thân và hiểu cần hành động như nào.
Chấp nhận sự đa dạng và hòa nhập: Trong một xã hội ngày càng mở và kết nối, Hoàng gia Anh tích cực thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập. Trẻ em hoàng gia được khuyến khích giao lưu với các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội và trải nghiệm giao tiếp liên văn hóa.
9 nguyên tắc “bất thường”
Là thành viên gia đình hoàng gia, nghi thức hoàng gia quy định mọi thứ, từ những gì một người được phép ăn cho đến những hướng dẫn xung quanh việc đặt tên cho thành viên mới sinh.
Từ các quy tắc về trang phục phù hợp cho đến nghi thức chính thức về việc nhận quà, dưới đây là một số quy tắc “bất thường” nhất mà trẻ em hoàng gia phải tuân theo, theo tờ People.
1. Trẻ em nam phải mặc quần short thay vì quần dài cho đến khi đến một độ tuổi nhất định: Điều này có thể dễ dàng thấy ở Hoàng tử George. Đó không hẳn là sở thích hay phong cách, vì nghi thức hoàng gia quy định rằng quần dài thường dành cho những chàng trai lớn tuổi hơn và những người đàn ông trưởng thành.
2. Hầu hết quà tặng không được phép giữ lại:Là một đứa trẻ của gia đình hoàng gia, quà là một đặc quyền, tuy nhiên, trẻ em Hoàng gia Anh không được phép giữ hầu hết những món quà mà chúng nhận được. Hoàng tử George được cho là không được phép giữ bất kỳ món quà nào trong số 774 món quà nhận được trong năm 2014. Tuy nhiên, nếu món quà nhỏ, chẳng hạn như một bó hoa, nhiều khả năng người nhận sẽ được phép giữ nó.
3. Các cuộc gặp với lãnh đạo nước ngoài thường bị hạn chế: Hoàng tử George đã phải xin phép gia đình để gặp vợ chồng cựu tổng thống Barack Obama. Tờ Harper's Bazaar lưu ý rằng “việc chào đón các nhà lãnh đạo thế giới và các chức sắc nước ngoài là thường nằm ngoài giới hạn đối với các đứa trẻ hoàng gia”.
4. Việc học ngôn ngữ thứ hai thường là yêu cầu: Mặc dù không có quy tắc chính thức nào yêu cầu trẻ em hoàng gia phải học ngôn ngữ thứ hai, nhưng công chúa Charlotte có khả năng nói cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha khi mới 2 tuổi, Hoàng tử George cũng vậy. Nữ công tước xứ Cambridge trước đó đã tiết lộ rằng con trai cả của bà có thể đếm đến 10 bằng tiếng Tây Ban Nha khi mới 4 tuổi.
5. Trải qua đào tạo về nghi thức:Trẻ em hoàng gia tỏ ra cư xử rất tốt khi ở nơi công cộng vì chúng phải trải qua khóa đào tạo về phép xã giao. Việc đào tạo bắt đầu "ngay khi những đứa trẻ này đủ lớn để ngồi vào bàn".
6. Phải cúi đầu và cúi chào Nữ hoàng: Cũng giống như bất kỳ thành viên nào khác, trẻ em hoàng gia phải tuân theo nghi thức khi chào hỏi người đứng đầu Hoàng gia Anh. Chuyên gia hoàng gia Marlene Koenig cho biết trẻ em hoàng gia sẽ phải "cúi đầu hoặc cúi chào" Nữ hoàng khi lên 5 tuổi.
7. Giờ chơi diễn ra ngoài trời bất chấp nắng mưa: Trẻ em hoàng gia còn phải tuân theo lịch trình nghiêm ngặt của bảo mẫu, bao gồm cả thời gian vui chơi hàng ngày bên ngoài. “Sẽ có rất nhiều trò chơi ngoài trời, rất nhiều chuyến đi xe đạp, chơi với chó hoặc có thể là làm vườn. Họ có thể làm bẩn tay mình trong đất, nhưng họ đang học cách trồng trọt,” tác giả chuyên viết về Hoàng gia Anh Louise Heren nói.
8. Không được phép đi du lịch với những người thừa kế khác: Hoàng tử George, Công chúa Charlotte, Hoàng tử Louis và cha mẹ chúng thường xuyên “coi thường” quy định này. Tuy nhiên, nếu muốn, các thành viên phải nhận được sự cho phép của Nữ hoàng, theo BBC, trong đó “Nữ hoàng là người quyết định cuối cùng”.
9. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: Trẻ em hoàng gia có đầu bếp riêng để đảm bảo bữa ăn được chuẩn bị cẩn thận. “Tôi chắc chắn chưa bao giờ nhìn thấy thực phẩm đóng gói cho bất kỳ đứa trẻ hoàng gia nào,” Darren McGrady, cựu đầu bếp của Nữ hoàng Elizabeth, Công nương Diana và Hoàng tử William và Harry, nói với tờ Today. Bà nói thêm: “Tại sao họ lại mua thực phẩm đóng gói khi Nữ hoàng có 20 đầu bếp riêng?”
Việc giáo dục trẻ em hoàng gia trong Hoàng gia Anh là một nỗ lực được tiến hành cẩn thận, kết hợp giữa truyền thống, giáo dục chính quy, phát triển nhân cách và ứng xử thực tế.
Bằng cách thấm nhuần sự tôn trọng sâu sắc đối với di sản hoàng gia, cam kết về các giá trị đạo đức và sự cống hiến, chế độ quân chủ chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lai của mình khả năng điều hướng sự phức tạp của một thế giới toàn cầu hóa.
Thông qua phương pháp sư phạm toàn diện này, Hoàng gia Anh đảm bảo tính liên tục của di sản và sự phù hợp lâu dài của chế độ quân chủ trong thế kỷ 21.
Tử Huy
Ở Đức, việc tăng cường giảng dạy bằng tiếng Anh trong trường học với mục đích phá vỡ mọi rào cản về ngôn ngữ. Để học sinh, sinh viên ở khắp nơi đều giao tiếp bằng ngôn ngữ chung của thế giới.
Đưa tiếng Anh trở thành môn bắt buộc, không chỉ giúp người học tự nâng cao trình độ ngôn ngữ, mà còn tăng khả năng thích nghi với môi trường chuyên nghiệp quốc tế.
Dạy tiếng Anh trong các trường học ở Đức là biện pháp tích cực mang lại lợi ích cho người học về mặt ngôn ngữ, văn hóa và trí tuệ. Với những học sinh, sinh viên quan tâm đến sự phát triển về văn hóa, xã hội trên thế giới nói chung, tiếng Anh sẽ là công cụ, điểm khởi đầu để họ tìm hiểu.
Hà Lan: Học tiếng Anh là bắt buộc, không phải để biết
Theo số liệu phân tích của Preply, năm 2022, người Hà Lan đứng đầu trong bảng xếp hạng về độ thông thạo tiếng Anh (EFI) với 663 điểm.
Kết quả này cho thấy, một người bình thường ở Hà Lan hoàn toàn có khả năng giao tiếp và đọc văn bản tiếng Anh dễ dàng. Bởi họ quan niệm, học tiếng Anh là bắt buộc không đơn thuần chỉ để biết.
Ngoài ra, luật pháp Hà Lan còn quy định các trường bắt buộc phải dạy tiếng Anh cho học sinh từ 10 tuổi trở lên, theo Expatica. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trường mẫu giáo của quốc gia này đưa tiếng Anh vào chương trình học.
Hiện tại, Hà Lan đưa vào thí điểm 17 trường song ngữ trên toàn quốc, trong đó, việc dạy bằng tiếng Anh phải chiếm ít nhất 50% tổng thời lượng giảng.
Dự án này sẽ kết thúc vào năm 2023. Nếu kết quả khả quan, Hà Lan sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình các trường song ngữ để học sinh sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng ‘mẹ đẻ’. Không chỉ các trường hệ phổ thông, hiện nay nhiều trường ĐH của quốc gia này đã giảng dạy bằng tiếng Anh.
Trong quá trình học, giáo viên luôn khuyến khích người học chủ động tìm kiếm tài liệu hoặc tự nghiên cứu bằng tiếng Anh.
Nếu như, học sinh Đức chỉ học tiếng Anh trong trường, học sinh Hà Lan ngay cả khi ở nhà cũng học ngôn ngữ này thông qua các chương trình TV. Trẻ em Hà Lan được làm quen với tiếng Anh từ sớm và gần như lớn lên cùng ngôn ngữ này.
Do đó, để ngăn chặn tính quốc tế hóa, tháng 6/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf thông báo ít nhất 2/3 nội dung giảng dạy trong chương trình ĐH sẽ bằng tiếng Hà Lan thay vì tiếng Anh
Thụy Điển: Chủ trương học ngoại ngữ suốt đời
Phần lớn dân số Thụy Điển nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ. Quốc gia này nằm trong số những nước có chỉ số thông thạo tiếng Anh (EFI) cao đạt 623 điểm, theo Expatica.
Với chủ trương học ngoại ngữ suốt đời, tiếng Anh là môn bắt buộc của quốc gia này. Theo đó, học sinh Thụy Điển phải học tiếng Anh từ lớp 4 đến lớp 12. Ngoại ngữ 2 bao gồm: tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Nga, Ý, Ả Rập, Nhật, Trung Quốc, Đan Mạch và Phần Lan...
Do hiện tượng nhập cư, đến nay có khoảng 150 ngôn ngữ được sử dụng tại Thụy Điển. Hơn 50 ngôn ngữ được dùng để giảng dạy tại các trường ĐH của quốc gia này. Song tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chủ yếu.
Thậm chí, năm 2003, Thụy Điển quyết định thực hiện thí điểm chương trình phổ thông với một nửa thời lượng học bằng tiếng Anh. Đây được gọi là hệ thống giáo dục song ngữ - mô hình phổ biến ở Singapore. Đến nay, quốc gia này đã có 14 trường quốc tế đào tạo theo hệ song ngữ.
Thụy Điển được mệnh danh là một trong những quốc gia có nền giáo dục tân tiến trên thế giới. Do đó, môn tiếng Anh của nước này được xây dựng dựa trên các trình độ khác nhau, áp dụng cho việc dạy và học ngôn ngữ, phù hợp với mỗi độ tuổi.
Cộng hòa Séc: Tiếng Anh là môn bắt buộc
Bộ Giáo dục Cộng hòa Séc đang trong quá trình xây dựng lại chương trình đào tạo các cấp học. Trong đó, có nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tiếng Anh có phải ngôn ngữ bắt buộc đối với tất cả học sinh trên toàn quốc không?”.
Giải đáp thắc mắc, ông Mikuláš Bek – Bộ trưởng Bộ Giáo dục Cộng hòa Séc khẳng định: "Hiện nay, đa số các trường đều chọn tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc". Ông cho rằng, đây là ngôn ngữ chung trên thế giới. Do đó tiếng Anh vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho học sinh ở quốc gia này.
Ngoài tiếng Anh là môn bắt buộc tại các trường, học sinh lớp 7 ở Cộng hòa Séc phải học thêm ngôn ngữ 2 có thể là tiếng Đức, Pháp, Tây Ba Nha hoặc Nga. Sự lựa chọn học ngoại ngữ 2 tùy thuộc vào hiệu trưởng các trường, ông Mikuláš Bek cho biết.
Mới đây, một nhóm chuyên gia của Bộ Giáo dục Cộng hòa Séc đề xuất việc chuyển ngoại ngữ 2 là môn tự chọn. Tuy nhiên, ông Mikuláš Bek bày tỏ mong muốn duy trì ngoại ngữ 2, nhưng tập trung vào kỹ năng giao tiếp cơ bản.
Thay vì để các trường tự lựa chọn, ông Mikuláš Bek đề xuất đưa tiếng Đức hoặc tiếng Pháp là ngôn ngữ 2. Tiếng Nga dần được loại bỏ trong chương trình đào tạo của nước này.
Ngoài các quốc gia trên, Ý, Đan Mạch, Ba Lan, Na Uy, Pháp và Iceland cũng coi trọng và đề cao giáo dục tiếng Anh. Ở khu vực châu Á, Singapore đứng đầu về trình độ tiếng Anh và xếp thứ 2 trên thế giới (sau Hà Lan). Trọng tâm trình độ tiếng Anh của quốc gia này nằm ở chính sách giáo dục song ngữ.
Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh trở thành công cụ không thể thiếu.
Công cụ giao lưu văn hóa: Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, giúp chúng ta hiểu rõ các nền văn hóa khác nhau. Đồng thời góp phần thúc đẩy giao lưu giữa các nước. Việc thông thạo tiếng Anh trở thành yếu tố bắt buộc ở hiện đại.
Thông thạo tiếng Anh, là cách giúp chúng ta hiểu rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Tránh những hiểu lầm, xung đột trong giao tiếp đa văn hóa và xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân hài hòa.
Ngôn ngữ chung của thế giới:Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nó được sử dụng trong kinh doanh, chính trị toàn cầu, văn hóa, công nghệ...
Đối với giáo dục:Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng đối với một số quốc gia. Hệ thống giáo dục của nhiều nước đã đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc, giúp học sinh có cơ hội tiếp cận tốt hơn với kiến thức toàn cầu.
Đối với công việc: Trong thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc thông thạo tiếng Anh trở thành yêu cầu thiết yếu đối với nhiều ngành nghề. Tiếng Anh giúp cho quá trình trao đổi, giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác là người nước ngoài diễn ra suôn sẻ.
Cải thiện khả năng nhận thức:Học tiếng Anh tác động tích cực đến việc cải thiện khả năng nhận thức, giải quyết vấn đề và cách suy nghĩ của mỗi người. Rèn luyện kỹ năng tư duy, diễn đạt logic, tính kiên nhẫn và bền bỉ. Bởi để thành thạo một ngôn ngữ mới đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì không ngừng.
Chiến thắng trước Colombia, nhờ bàn duy nhất của Lautaro Martinez ở phút 112, giúp Argentina lập kỷ lục mới với 16 lần vô địch Nam Mỹ.
Với việc lần đầu tiên kể từ 1993 bảo vệ thành công ngôi quán quân Copa America, Argentinanhận được mức thưởng 16 triệu USD từ LĐBĐ Nam Mỹ (CONMEBOL).
Trong khi đó, tiền thưởng cho đội á quân Colombia là 7 triệu USD. Hạng 3 và 4 lần lượt nhận thưởng 4 và 5 triệu USD.
Mức thưởng này chưa bao gồm khoản thưởng ban đầu 2 triệu USD mà CONMEBOL trả cho các đội tuyển tham dự Copa America 2024.
Như vậy, Argentina nhận tổng cộng 18 triệu USD sau cuộc hành trình kéo dài 6 trận trên đất Mỹ, trong tổng quỹ thưởng 72 triệu USD của CONMEBOL.
Số tiền này được CONMEBOL chuyển thẳng vào tài khoản của LĐBĐ Argentina (AFA), cũng như các liên đoàn khác.
Từ đó, AFA sẽ chi mức thưởng cụ thể cho HLV Lionel Scaloni và các nhà vô địch bóng đá Nam Mỹ.
Tất nhiên, khoản thưởng 18 triệu USD này chỉ tính từ danh hiệu của CONMEBOL, chưa bao gồm doanh thu tài trợ và các giá trị gia tăng khác.
Copa America 2024đánh dấu kỷ lục về lượng khán giả đến sân, trong đó Lionel Messi và các đồng đội được chào đón nhiều nhất.
Kỷ lục về khán giả ở Copa America 2024 là 81.106 người xem đội bóng của Messi vượt qua Chile 1-0 trên sân MetLife, lượt trận thứ 2 bảng A.
Đây là một trong những giai đoạn thành công nhất lịch sử Argentina, gắn với giai đoạn Claudio Tapia làm chủ tịch AFA.
Trong nhiệm kỳ Claudio Tapia (từ 2017), Argentina nhận tổng cộng 88 triệu USD chỉ riêng về thành tích thi đấu.
Ngoài 18 triệu USD mới nhất, Argentina nhận 42 triệu USD từ FIFA nhờ World Cup 2022. CONMEBOL thưởng riêng 10 triệu USD khác cho chức vô địch thế giới tại Qatar, bên cạnh 10 triệu USD vô địch Copa America 2021, cùng 8 triệu USD hạng 3 tại Brazil 2019.