Sự thay đổi trong quan điểm về đồng phục
Đồng phục là một phần không thể thiếu trong môi trường giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, mọi trường học đều sử dụng đồng phục cho học sinh. Nó không những tạo ra sự đồng nhất, thanh lịch mà còn giúp học sinh cảm thấy tự tin, tạo niềm tự hào và hứng khởi khi đến trường.
Qua thời gian, cùng với sự phát triển của thời đại, nhận thức và quan điểm của nhà trường, phụ huynh, học sinh về đồng phục đã có sự thay đổi lớn. Nếu trước đây đồng phục chỉ tạo ra sự đồng nhất, bình đẳng trong môi trường giáo dục, thì ngày nay đồng phục còn là hình ảnh đồng bộ với hệ nhận diện của mỗi tổ chức, mang tính thẩm mỹ thời trang và sự tiện ích trong đời sống hàng ngày.
Cùng với đó chất liệu may mặc trang phục cho học sinh càng được chú trọng nhiều hơn về độ thoáng mát, mềm mịn. Sự cải cách trong giáo dục nói chung và trong ngành đồng phục học đường nói riêng đã mang đến nhiều giá trị to lớn, giúp học sinh được tự tin về “gu ăn mặc”, bình đẳng giữa bạn bè và dễ dàng tham gia mọi hoạt động học tập, vui chơi.
Giá trị đích thực từ xu hướng đồng phục hiện đại
Đồng phục học sinh từ lâu đã có vai trò quan trọng mang lại lợi ích cho nhà trường, phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh. Đồng phục không chỉ mang đậm về truyền thống, đặc trưng riêng mà hiện nay nó còn là thông điệp giá trị của thời trang thẩm mỹ, tính tiện ích và sự đồng bộ nhất quán.
Giá trị về tính thời trang: Ngày nay ranh giới giữa đồng phục và các sản phẩm thời trang bị xoá bỏ. Các nhà thiết kế đồng phục đã biến hoá những bộ đồng phục đơn thuần trở thành những trang phục mang tính thẩm mỹ cao, thậm chí ngoài sử dụng để đến trường học sinh vẫn có thể tự tin mặc đi chơi, tham gia những hoạt động ngoại khóa của trường, lớp tổ chức.
Giá trị về tính đồng bộ: Đồng phục không chỉ mang đậm tính riêng biệt của mỗi ngôi trường giáo dục mà còn chứa đựng giá trị tồn tại, lịch sử hình thành, vừa là sự hợp nhất hoàn hảo về giá trị nhận diện thương hiệu, kế thừa văn hoá truyền thống vừa khoác lên mình làn gió mới của thời đại.
Giá trị về tính tiện ích: Sự thay đổi về chất liệu của đồng phục hiện nay được ưu tiên hàng đầu. Học sinh được trải nghiệm những bộ đồng phục có chất liệu thân thiện, an toàn. Nếu trước đây ngành thời trang chỉ biết đến những chất liệu với thành phần truyền thống như cotton, polyester… thì đến nay với sự phát triển của ngành dệt may là sự ra đời của các các thành phần chất liệu mới như bamboo, viscose, rayon, spandex, các dòng sợi tái chế…với công nghệ khác biệt. Cùng với đó tính tiện ích còn thể hiện qua kết cấu sản phẩm được nhà sản xuất nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng, thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với học sinh.
Bà Trần Phương Huyền - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TakeUni Việt Nam - đơn vị có nhiều năm hoạt động trong ngành đồng phục cho biết: “Hiện nay, để các em dễ dàng hoạt động thì chất liệu thường được sử dụng trong sản xuất đồng phục sẽ là cotton hoặc polyester, vì chúng có độ bền cao, dễ giặt, đảm bảo sự thoải mái vận động và an toàn cho học sinh khi mặc trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc sử dụng chất liệu nào lại tùy thuộc vào tính chất của hoạt động theo yêu cầu của từng trường học mà tùy chỉnh”.
Bà Trần Phương Huyền cũng cho hay, xu hướng đồng phục 2023 của các trường mà TakeUni đang triển khai ưu tiên mẫu váy trơn mang xu hướng Minimalism - tối giản, thay vì các mẫu váy kẻ sọc. Áo sơ mi kẻ cũng đang chiếm ưu thế hơn so với áo trắng truyền thống. Mẫu đồng phục hiện nay đang chuyển dịch từ những mẫu trang phục cổ điển sang thiết kế hiện đại, đơn giản và tiện dụng hơn. Bắt kịp với xu hướng đồng phục từ các nước Đông Á và Âu - Mỹ. Với khát vọng đổi mới diện mạo của đồng phục học đường và doanh nghiệp, TakeUni cam kết đem lại hình ảnh nhận điện chuyên nghiệp, đẳng cấp cho khách hàng bằng giải pháp thiết kế - sản xuất - cung ứng gói đồng phục thời trang, đồng bộ, tiện ích.
“TakeUni đã và đang phát động phong trào đưa đồng phục vào học đường một cách toàn diện và mong muốn cải tiến sản phẩm theo xu hướng hội nhập, làm mới những sản phẩm đã lỗi thời theo tốc độ phát triển của xã hội, đem đến những mẫu thiết kế đồng phục thời trang, đồng bộ, tiện ích và khác biệt”, đại diện TakeUni nhấn mạnh.
Bích Đào
" alt=""/>Xu hướng đồng phục học sinh hiện đại: Thời trang, đồng bộ, tiện íchTheo các chuyên gia, hiện nay việc giải quyết các tranh chấp vẫn không hề dễ dàng, người mua nhà thường yếu thế và quyền lợi sẽ khó đòi được.
Chủ đầu chưa chuyên nghiệp
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico, đây không phải là vấn đề pháp lý mà là vấn đề xử lý tình huống. Vấn đề bán nhà cả chủ đầu tư và cư dân đều quan tâm, có thể bên này là lợi thế, bên kia là yếu thế.
![]() |
Cư dân đấu tranh đòi quyền lợi tại dự án Home City. (Ảnh: Châu Anh) |
Trường hợp tranh chấp thứ nhất, nếu chủ đầu tư chưa bán hết căn hộ, cư dân hoàn toàn có thể cân nhắc đặt thẳng vấn đề với chủ đầu tư, mặc cả với nhau, ai mất nhiều, ai mất ít, chẳng hạn bỏ ra vài tỷ đồng bảo trì để bán ra có lợi hơn.
Trường hợp tranh chấp thứ hai là trường hợp bất lợi cho cư dân khi dự án bán hết rồi, hoặc còn vài căn, cư dân cần đấu tranh hết sức cân nhắc. Càng mâu thuẫn lớn, giá có thể xuống, môi trường ảnh hưởng. Không thể nói dừng hay tiếp tục mà tùy từng trường hợp. Nếu giấu thông tin đi, nếu các tiện ích và quyền lợi sẽ bị thiệt thòi.
Nói chung, một khi đã có mâu thuẫn thì sẽ có chuyện thiệt hại và chấp nhận thua thiệt.
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, thực tế việc giải quyết các tranh chấp hiện nay phụ thuộc nhiều vào văn hóa kinh doanh. Nếu chủ đầu tư làm ăn lâu dài, uy tín thì không có lý do gì làm khó cư dân thì sẽ không có vấn đề gì.
Chẳng qua hiện nay chủ đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa chuyên nghiệp, thiếu uy tín chính vì vậy có thể giá rất rẻ, đã xây dựng xong nhưng vẫn không bán được hàng.
Những người kiếm tiền chuyên nghiệp cần chú trọng chất lượng phục vụ từ việc cam kết đến thực hiện. Sau đó những dự án tiếp theo người dân truyền tai nhau để mua.
Về phía người dân, thì hầu như người dân cũng không đòi hỏi có gì là quá.
Cơ quan nhà nước cần vào cuộc
Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và bảo trì tòa nhà (VBMA), việc đấu tranh của cư dân thường gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đưa lên mặt báo, đồng nghĩa với giá trị căn hộ sẽ bị giảm theo.
"Chúng ta cũng không phủ nhận sự ảnh hưởng của những vấn đề chung cư đến giá trị căn hộ sau khi bàn giao. Người mua nhà cũng ngần ngại mua những dự án đang có tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư", ông Hiệp cho hay.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này cũng là ít, không phải cứ có tranh chấp là dự án giảm giá. Giá trị căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí, chất lượng xây dựng nhà ở.
Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết ở các tòa chung cư, cư dân vẫn rất quyết liệt trong việc đấu tranh đòi quyền lợi, cũng không vì sợ dự án giảm giá mà giảm đi phần đấu tranh đòi quyền lợi.
Cũng theo ông Hiệp, các vụ tranh chấp ngày càng gay gắt trên thị trường cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay thời kỳ quá độ khi hàng trăm tòa chung cư đi vào bàn giao ồ ạt, trong khi đó luật của chúng ta hiện nay còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự chi tiết và bám sát các vấn đề tồn tại. Chính vì vậy gây ra tình trạng tranh cãi của cư dân và chủ đầu tư.
Hiện nay, các vụ tranh chấp cư dân xảy ra, hầu hết cư dân chỉ để ý đến quyền lợi của mình mà chưa để xem xét hết những trách nhiệm của mình. Chủ đầu tư cũng cần xem xét trách nhiệm của mình đối với cư dân và cần thực hiện cam kết của mình.
"Các vụ tranh chấp gay gắt thường bởi chủ đầu tư và cư dân không thể thương lượng được và không thể tìm được tiếng nói chung. Trong những trường hợp này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng", ông Hiệp cho biết.
Theo VTC News