Cách đây 2 năm, trên gò má Trường xuất hiện một vết sưng nhỏ như muỗi đốt. Lâu dần, vết sưng đó không hết mà cứ to lên khiến cả nhà lo lắng. Cha mẹ đưa em đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, cho đến khi kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trả về cho thấy, Trường đã bị ung thư xương hàm mặt. Khối u di căn nhiều nơi, em phải đến Bệnh viện K Tân Triều điều trị.
Trải qua 9 đợt truyền hóa chất cùng 25 đợt xạ trị, Trường đủ điều kiện làm phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ cho hay, việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân rát nhiều, khuôn mặt em sẽ không còn nguyên vẹn như trước nữa. Mặc dù hết sức đau lòng, chị Nguyễn Thị Ngọc vẫn chấp nhận để cứu lấy tính mạng của con.
Tháng 8/2023, Trường trải qua ca phẫu thuật đầy khó khăn. Các bác sĩ cắt hết một nửa khuôn mặt, bóc toàn bộ xương, khoét một bên mắt phải để lấy khối u ở gò má. Như vậy, một bên mặt chỉ còn lớp da đắp bên ngoài.
"Lúc tỉnh dậy vì hết thuốc mê, cháu soi gương mà cứ hét lên hoảng sợ, tôi chỉ biết quay mặt đi mà khóc. Dù tôi đã ra sức động viên nhưng khi được bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi, cháu cũng chẳng dám gặp bất kì bạn bè, thầy cô nào đến thăm mình", chị Ngọc nghẹn ngào.
Hơn ai hết, người mẹ thấu hiểu nỗi khốn khổ mà con mình đang phải gánh chịu. Chính chị cũng hoang mang, lo sợ trước tương lai mờ mịt của gia đình mình.
“Tôi xem trên điện thoại thấy con tìm kiếm bệnh của mình thì sống được bao lâu nữa. Tôi biết con muốn sống, thèm được sống. Tuổi con còn quá nhỏ mà", chị không kìm nén nổi mà bật khóc.
Ngoài những lo lắng về bệnh tật, vợ chồng chị Ngọc còn chịu áp lực kinh tế hết sức nặng nề. Tính đến thời điểm hiện tại, vợ chồng chị đã nợ hơn 200 triệu đồng do vay mượn chữa bệnh cho con. Dù Trường được bảo hiểm y tế hỗ trợ một phần nhưng mỗi đợt điều trị, gia đình vẫn phải tự túc nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục, sinh hoạt phí và các khoản bổ trợ khác. Trung bình gia đình cần trả 18-20 triệu đồng chỉ trong 1 tuần.
Trong khi đó, chồng chị Ngọc làm thợ xây, công việc bấp bênh nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, còn chị Ngọc đã theo lên bệnh viện chăm sóc con. Thời gian gần đây, số tiền đi chữa bệnh đối với Trường tăng lên đáng kể.
Những khoản chi phí khổng lồ khiến gia đình nghèo chẳng thể gánh nổi. Chứng kiến cha mẹ khốn khổ vì mình, Trường càng thêm đau lòng. Em nén chặt khát khao được quay trở lại trường học cùng bạn bè, dù ánh mắt mong chờ khi nhìn vào sách vở vẫn chẳng thể giấu được.
Phòng CTXH Bệnh viện K Tân Triều xác nhận: Bệnh nhân Nguyễn Xuân Trường 15 tuổi, quê ở Thái Bình bị bệnh ung xương hàm mặt đã phẫu thuật nhiều lần. Hiện tại bệnh nhân vẫn đang điều trị tại bệnh viện.
Ông Trần Trọng Tình, trưởng thôn Đồng Phú, xã Độc Lập chia sẻ: Vợ chồng anh Trình, chị Ngọc đang đối diện với nhiều khó khăn. Cuộc sống vốn không mấy dư giả, nay con mắc bệnh ung thư cần chữa trị tốn kém. Rất mong hoàn cảnh gia đình nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ phía cộng đồng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Ngọc, Thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. SĐT: 0339640774. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.100(Nguyễn Xuân Trường) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Trao đổi với VietNamNet, PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, cho biết dùng nước gạo rang với gừng để "giải độc" Botulinum là không có tác dụng. Đến nay, không có biện pháp sơ cứu, gây tiêu chảy hay các cách dân gian có tác dụng với loại ngộ độc này. Đây là tình trạng ngộ độc nguy hiểm nhất trong các loại ngộ độc từ thực phẩm.
Việc điều trị ngộ độc Botulinum, Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, khi nói về các biện pháp dân gian trị ngộ độc bằng gạo rang, gừng ông không bình luận ý kiến. Thực tế, về chuyên môn các biện pháp điều trị Botulinum chỉ là hỗ trợ người bệnh và điều trị triệu chứng. Thuốc giải độc hiệu quả nhất là BAT, dùng trong vòng 48-72 giờ, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt, không cần thở máy. Nhưng, hiện nay tại Việt Nam không còn thuốc BAT.
Hiện, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã trao đổi và làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), và WHO đang tìm kiếm nguồn hỗ trợ khẩn cấp thuốc giải độc botulinum cho Việt Nam.
Trà hoa vàng của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và XNK Quy Hoa (huyện Hải Hà) là sản phẩm duy nhất đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia năm 2023 ngành thực phẩm. Từ năm 2019 đến nay, bên cạnh hình thức kinh doanh truyền thống, công ty còn quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nhiều trang TMĐT như: PostMart.com.vn; quyhoatra.com.vn; ocop.com.vn; shopee, Lazada..., các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok; chủ động đưa nông sản lên sàn TMĐT nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Ông Lê Mạnh Quy, Giám đốc Công ty, cho biết: Bán hàng trên nền tảng số giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng tiếp cận với khách hàng mới, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm được thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng. Đến nay 30-40% sản lượng nông sản của công ty được tiêu thụ qua nền tảng số.
Nắm bắt xu thế tiêu dùng của người dân, từ năm 2022 đến nay, bên cạnh thị trường tiêu thụ ổn định là các chuỗi cửa hàng sạch, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh, các bếp ăn ngành Than và các KCN; HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tiến (huyện Tiên Yên) đã đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy phát triển TMĐT nhằm đưa trứng vịt biển Đồng Rui đến với đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Anh Vũ Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX, cho biết: Nhờ chuyển đổi số, sản phẩm OCOP 4 sao của HTX được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Ngoài các tỉnh, thành khu vực phía Bắc, sản phẩm đã vươn tới một số tỉnh, thành khu vực miền Trung và miền Nam như Nghệ An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… Mỗi ngày HTX cung ứng ra thị trường 8.000-10.000 quả trứng vịt biển, khoảng 20% trong số này được tiêu thụ qua nền tảng số.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các sở, ban, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn, đào tạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ứng dụng TMĐT nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, từ ngày 23-26/5, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương tỉnh tổ chức Tuần hàng Việt tại TP Uông Bí gắn với hoạt động livestream bán sản phẩm vải chín sớm Phương Nam trên Fanpage của Trung tâm.
Đây là lần đầu tiên vải chín sớm được quảng bá và bán trực tuyến nhằm tôn vinh loại nông sản địa phương có chất lượng tốt, giúp khách hàng biết đến nhiều hơn. Nhờ đó, 100% sản lượng vải chín sớm Phương Nam đã được tiêu thụ với giá bán trung bình 38.000 đồng/kg, tăng 13.000 đồng/kg so với năm 2023, tổng doanh thu đạt hơn 60 tỷ đồng.
Hiện tỉnh đã cấp 236 tài khoản quản lý, 181 tài khoản vận hành; mã QR cho 1.276 nông sản; in và cấp phát 323.073 tem QR code các loại để truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Sàn TMĐT ocop.com.vn Quảng Ninh đang giới thiệu 560/560 sản phẩm OCOP của 235 doanh nghiệp, trong đó có 334 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Tỉnh đã có nhiều cuộc kết nối, trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trên các kênh TMĐT lớn, như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Voso…, là những kênh phân phối có uy tín, có lượt tiếp cận cao; giúp thúc đẩy và tăng hiệu quả hoạt động thương mại của các đơn vị.
Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, động lực tạo đột phá cho sự phát triển bền vững, toàn diện của tỉnh thời gian tới, Sở Công Thương cùng các sở, ngành có liên quan đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ nông sản. Từ đó làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao.
TheoMinh Yến(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Quảng Ninh: Chuyển đổi số mở rộng thị trường tiêu thụ