





Uyên Linh thấy tự hào vì được góp mặt trong đêm nhạc đánh dấu chặng đường âm nhạc đáng nhớ của Mr Đàm. Nữ ca sĩ tiết lộ sẽ mang đến hình ảnh hoàn toàn khác so với mình trước đây.




Ảnh: Thành Phạm

Uyên Linh thấy tự hào vì được góp mặt trong đêm nhạc đánh dấu chặng đường âm nhạc đáng nhớ của Mr Đàm. Nữ ca sĩ tiết lộ sẽ mang đến hình ảnh hoàn toàn khác so với mình trước đây.
Ảnh: Thành Phạm
Năm 2012, nam sinh bắt đầu xây dựng trang web đầu tiên. Trong kỷ nguyên trỗi dậy của Taobao và JD.com, nhiều sinh viên đại học không biết lập trang web, nhưng ở tuổi lên 11, Chính Dương có thể hoàn thành.
Thông qua các bài tập thực hành, khả năng lập trình của Chính Dương cải thiện nhanh chóng. Bằng cách thiết lập các trang web, 11 tuổi anh kiếm 400 NDT (1,3 triệu đồng) đầu tiên. Từ đó trở đi, nam sinh quyết định kiếm sống bằng nghề lập trình.
Gia nhập Google ở tuổi ngoài 20
Sau đó 1 năm, Chính Dương gây bão khi đăng nhập vào hệ thống trang web của trường để sửa điểm cho bản thân. Vì dành nhiều thời gian cho lập trình nên một số môn của Chính Dương không đạt. Thiên tài máy tính cho biết: "Tôi nghĩ đến việc hack trang web của trường sẽ giúp bản thân và các bạn cải thiện điểm số".
Khi biết chuyện, thay vì trách mắng ban giám hiệu chú ý hơn đến Chính Dương. Lo lắng học sinh sẽ trở thành hacker kiếm lợi bất hợp pháp, thầy hiệu trưởng đã tìm Chính Dương để nói chuyện: "Có 2 dạng hacker, 'mũ trắng' và 'mũ đen'. Mũ trắng là người bảo vệ an ninh mạng, còn mũ đen là người xấu tìm kiếm lợi bất hợp pháp. Thầy hy vọng em sẽ trở thành người hữu ích cho đất nước".
Trong lần khác, khi đang mua sắm trực tuyến Chính Dương phát hiện có thể mua hàng hoá trị giá 2.500 NDT (8,5 triệu đồng) với giá 1 xu. Nghe lời khuyên của thầy giáo, Chính Dương quyết định không lợi dụng sơ hở để kiếm lợi cho bản thân nên đã báo lại với người phụ trách trang web.
Đến năm 2014, anh tiếp tục tìm ra lỗ hổng trong kế hoạch vành đai thư viện của trang web 360. Nếu điều này được tìm thấy bởi những người khác, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trang web giáo dục. Tuy nhiên, Chính Dương đã chọn cách nhắc nhờ người phụ trách web 360. Hành động này của Chính Dương thời điểm đó thu hút sự chú ý của truyền thông.
Sau sự kiện này, danh tiếng của Chính Dương được nhiều người biết đến. Ở tuổi 13, anh vinh dự được mời tham gia Hội nghị An ninh mạng Trung Quốc. Tại đây, anh có cơ hội được gặp gỡ các ông trùm Internet.
Tham gia hội nghị xong, danh tiếng của Chính Dương lại càng được nhiều người quan tâm. Anh trở thành niềm hy vọng của mọi người. Trước sự chú ý tăng vọt, Chính Dương chọn cách im lặng không xuất hiện trước truyền thông.
Năm 2017, sau khi tốt nghiệp THPT, thay vì ở Trung Quốc Chính Dương quyết định đến Irvine (California, Mỹ) để học đại học. Hơn nữa, đây còn là nơi có nhiều công ty Internet lớn thích hợp để Chính Dương vừa nghiên cứu sâu vừa tiếp tục trau dồi kiến thức.
Từng được mệnh danh là thiên tài công nghệ trẻ của Trung Quốc, ở tuổi 23, Chính Dương đang làm tại bộ phận bảo mật thông tin của Google với mức lương cao nhưng không được tiết lộ cụ thể. Việc gia nhập ngôi nhà chung của Google, không chỉ giúp Chính Dương nâng cao trình độ kỹ thuật, còn được tiếp xúc với nhiều người giỏi trong ngành. Ngoài ra, công việc tại này hoàn toàn phù hợp với mong muốn duy trì an ninh mạng của anh.
Ở tuổi 14, con trai út của Donald Trump là Barron Trump đã sở hữu chiều cao hơn 1,9m. Cậu được nhận xét là “bản sao nhí” của Tổng thống Trump khi có nhiều điểm tương đồng trong tính cách và phong cách ăn mặc với cha mình.
" alt=""/>Thiên tài máy tính 8 tuổi tự học lập trình, 11 tuổi lập web riêng giờ ra sao?Tang cũng được vinh danh là học sinh của năm của khu học chánh New Orleans, lọt vào bán kết cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khoa học Intel và nhận được danh hiệu danh giá Học giả Tổng thống Mỹ- thành lập vào năm 1964 theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ nhằm công nhận và vinh danh một số học sinh cuối cấp tốt nghiệp trung học xuất sắc nhất nước.
Nói chuyện với các học sinh cuối cấp sắp tốt nghiệp của trường trung học Benjamin Franklin, Luke Tang 18 tuổi đã có một lời nhắn gửi đến các bạn cùng lớp của mình.
“Trên đời này không có người xấu, chỉ có người phức tạp. Mọi người đều có một câu chuyện dù bạn có biết hay không. Mọi người đều có khả năng làm điều thiện và điều ác”, Tang nói.
Thông điệp về sự đồng cảm và niềm tin chàng trai gửi đến các bạn cùng lớp thời trung học cũng chính là triết lý mà Tang theo đuổi trong suốt thời gian ở Harvard, theo The Harvard Crimson.
Tháng 9/2015, ở tuổi 18, chàng trai đã quyết định “giải thoát” cho bản thân, mãi mãi ra đi vì trầm cảm tại ký túc xá của Harvard. Thông tin chàng trai tài giỏi, tốt bụng qua đời khiến thầy cô, bạn bè và người thân của Luke Tang không khỏi bàng hoàng và đau xót.
Ký túc xá Lowell House của Harvard, nơi Tang sống, đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm để vinh danh chàng nam sinh.
Trách nhiệm của Harvard trong vụ việc
Ba năm sau, cha của Tang, ông Wendell W. Tang đã đệ đơn kiện lên Tòa Thượng thẩm Quận Middlesex. Đơn khiếu nại kiện Hội đồng trường Harvard - cơ quan quản lý cao nhất của trường cũng như Trưởng khoa nội trú Catherine R. Shapiro, Giám đốc phụ trách ký túc xá Lowell House Caitlin Casey, Cố vấn sức khỏe tâm thần của Dịch vụ Y tế Harvard Melanie G. Northrop và bác sĩ tâm thần David W. Abramson.
Đơn khiếu nại cáo buộc các đối tượng này “sơ suất và bất cẩn” dẫn đến cái chết của Luke Tang và lập luận rằng các họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lên tới ít nhất 20 triệu USD (khoảng 487 tỷ đồng).
Đơn kiện nêu rõ nhân viên quản lý của Harvard đã biết Luke Tang có ý định tự tử và nỗ lực tự tử không thành trong năm thứ nhất tại Harvard nhưng không báo cho gia đình. Luke Tang đáng lẽ phải được tư vấn về sức khỏe tâm thần để ở lại trường.
Theo đơn khiếu nại, Luke Tang rời Harvard vào mùa hè vào tháng 5/2015 và không nhận được tư vấn về sức khỏe tâm thần từ thời điểm đó, từ đó gián tiếp dẫn đến cái kết bi kịch của chàng trai 18 tuổi vào tháng 9 cùng năm.
Vụ kiện cáo buộc trường đại học và các nhân viên của trường đã sơ suất vì không hoàn thành “nghĩa vụ chăm sóc” với Luke Tang.
Tuy nhiên, tháng 12/2022, một thẩm phán Tòa án Thượng thẩm quận Middlesex đã bác bỏ các yêu cầu bồi thường chống lại Harvard và hai trưởng khoa nội trú. Trong một tài liệu dài 22 trang, Thẩm phán Tòa án cấp cao Brent A. Tingle cho rằng các bên đã hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc Tang sau lần cố gắng tự tử đầu tiên vào mùa xuân năm 2015.
Vụ việc của Luke Tang chỉ là một vài trong nhiều trường hợp đau lòng tại đại học số 1 thế giới. Phía sau "giấc mộng Harvard”, sau ánh hào quang, ngôi trường dường như "bất lực" trong đảm bảo sức khỏe tâm thần cho sinh viên.
Đại học Harvard lại có tỷ lệ sinh viên tự tử thuộc top cao nhất trong số các trường đại học ở Mỹ. Tỷ lệ tự tử của trường cũng cao hơn mức trung bình toàn nước Mỹ. Theo Hiệp hội Sức khỏe Đại học Mỹ, tỷ lệ tự tử của sinh viên Mỹ là 7.5/100.000 vào năm 2019 trong khi tỷ lệ của sinh viên Harvard vào khoảng 10.3/100.000. Những thống kê này chỉ phản ánh các vụ tự tử được báo cáo và số liệu thực tế có thể cao hơn.
Áp lực học tập khủng khiếp, văn hóa cầu toàn và chủ nghĩa xuất sắc đẩy không ít sinh viên vào bế tắc. Một số sinh viên không thể tìm kiếm được sự giúp đỡ. Các em không thể chia sẻ tình trạng khó khăn về sức khỏe tâm thần của mình với ai.
Tử Huy