Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực, phụ cấp chống dịch, hỗ trợ tiền ăn... (Ảnh minh họa: G.H).
Với người lao động tham gia trực 24/24 giờ, Bộ Y tế đề xuất các mức phụ cấp như sau:
- Điều chỉnh mức tiền từ 115.000 đồng/người/phiên trực lên mức 325.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt, Viện Pháp y tâm thần Trung ương.
- Điều chỉnh mức tiền từ 90.000 đồng/người/phiên trực lên 255.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II, Viện Pháp y quốc gia, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực điều phối lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản mô, bộ phận cơ thể người).
- Điều chỉnh mức tiền từ 65.000 đồng/người/phiên trực lên 185.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương, Trung tâm Pháp y cấp tỉnh, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người).
- Điều chỉnh mức tiền từ 25.000 đồng/người/phiên trực lên mức tiền là 75.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y.
Bộ Y tế cũng đề xuất người lao động trực thường trú được hưởng mức phụ cấp như sau:
- 165.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt, Viện Pháp y tâm thần Trung ương.
- 130.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II, Viện Pháp y quốc gia, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực điều phối lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản mô, bộ phận cơ thể người).
- 95.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương, Trung tâm Pháp y cấp tỉnh, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người);
- 40.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
Ngoài ra, người lao động trực 24/24 giờ được đề xuất hỗ trợ tiền ăn từ mức 15.000 đồng/người/phiên trực lên mức 45.000 đồng/người/phiên trực.
Tăng phụ cấp chống dịch
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất tăng phụ cấp chống dịch theo các mức sau đây:
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: Điều chỉnh mức tiền từ 150.000 đồng/người/phiên trực lên 425.000 đồng/ngày/người.
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: Điều chỉnh mức tiền từ 100.000 đồng/người/phiên trực lên 285.000 đồng/ngày/người.
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: Điều chỉnh mức tiền từ 75.000 đồng/người/phiên trực lên 215.000 đồng/ngày/người.
Tương tự, mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày thường cũng được điều chỉnh từ 100.000 đồng/ngày/người lên 285.000 đồng, áp dụng cho tất cả các loại dịch; vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường; vào ngày lễ, ngày Tết bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường.
Mức hỗ trợ tiền ăn với tham gia chống dịch, trực chống dịch 24/24 giờ cũng được điều chỉnh từ 15.000 đồng lên 45.000 đồng/người/phiên trực.
Với các cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên đảm bảo thiết bị, hóa chất, thành viên Ban Chỉ đạo tham gia chống dịch nhóm A trong thời gian có dịch được đề xuất hưởng mức bồi dưỡng như sau:
- Điều chỉnh mức tiền từ 100.000 đồng/ngày/người lên mức 285.000 đồng/ngày/người đối với người trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch.
- Điều chỉnh mức tiền từ 60.000 đồng/ngày/người lên mức 170.000 đồng/ngày/người đối với người trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.
" alt=""/>Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực, phụ cấp chống dịchHiện có 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị suy dinh dưỡng thấp còi. Đây là tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao tuổi trưởng thành.
Đây là thông tin được PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đưa ra tại Hội thảo "Vai trò của vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em" do Viện Y học Ứng dụng Việt Nam tổ chức ngày 6/11 tại Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam (Ảnh: Ban tổ chức).
"Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi là thiếu vi chất dinh dưỡng. Đây được coi là nạn đói âm thầm ở trẻ em", PGS Xuyên chỉ rõ.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, dù chiều cao trung bình của người Việt Nam đã có cải thiện trong thời gian qua, Việt Nam vẫn đứng thứ 4 ở Đông Nam Á và xếp thứ 153/201 quốc gia về chiều cao (2020). Nguyên nhân chính đến từ tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.
Chiều cao của một người phát triển mạnh mẽ nhất trong 1.000 ngày đầu đời - từ khi còn trong bụng mẹ đến khi trẻ lên 2 tuổi. TS Sơn nhấn mạnh rằng, đây là thời kỳ "vàng" cho sự phát triển chiều cao và sức khỏe tổng thể của trẻ.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam (Ảnh: Ban tổ chức).
Có thể điểm qua các mốc tăng trưởng trong giai đoạn này bao gồm:
- Giai đoạn thai kỳ: Trẻ phát triển từ 0 lên tới 50cm chỉ trong 9 tháng mang thai. Đây là giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất.
- Năm đầu tiên sau sinh: Chiều cao của trẻ tăng trung bình 25cm.
- Năm thứ hai: Trẻ tiếp tục tăng thêm khoảng 12,5cm.
Khi kết thúc giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, trẻ có thể đạt được 50% chiều cao trưởng thành. Nếu trong giai đoạn này, trẻ không nhận đủ các vi chất thiết yếu, chiều cao sẽ khó bù đắp hoàn toàn trong những năm tiếp theo.
Sau giai đoạn này, tốc độ tăng chiều cao sẽ giảm xuống còn khoảng 6cm mỗi năm, và chỉ có một đợt tăng mạnh ở tuổi dậy thì trước khi tốc độ tăng trưởng chậm lại và kết thúc vào khoảng năm 19 tuổi.
"Như vậy, can thiệp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi để phục hồi chiều cao càng sớm càng tốt và mang tính liên tục", TS Sơn nhấn mạnh.
Theo TS Sơn, hiện tỷ lệ còi xương là 30%. Về quá trình phát triển của mật độ xương cũng tương tự như phát triển chiều cao. Đỉnh mật độ xương là khoảng năm 21 tuổi và sau đó đi xuống.
"Do đó, không phải chờ đến khi tuổi cao mới uống sữa để chống loãng xương, đó chỉ là một phần. Quan trọng là phải can thiệp từ lúc nhỏ để kéo mật độ xương lên cao", TS Sơn phân tích.
Bố hút thuốc, con cũng bị ảnh hưởng chiều cao
Theo TS Sơn, ngoài di truyền, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mật độ xương và chiều cao của trẻ như: hormone, vi sinh đường ruột, chế độ ăn, lối sống…
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất:
Thiếu hụt các vi chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D và K2... có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng chiều cao và mật độ xương. Ăn quá nhiều đường và đạm động vật cũng gây đào thải canxi qua nước tiểu, làm giảm mật độ xương.
Hút thuốc lá thụ động:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương của trẻ. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động (do cha mẹ hoặc người trong gia đình hút) có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến kém hấp thu dưỡng chất và cản trở sự phát triển chiều cao.
Rối loạn tiêu hóa:
Sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho xương và chiều cao. Trẻ em thường xuyên gặp rối loạn tiêu hóa sẽ kém hấp thu canxi và vitamin D, dẫn đến mật độ xương thấp hơn.
Giấc ngủ và hormone tăng trưởng:
Hormone tăng trưởng được tiết nhiều nhất trong lúc ngủ sâu vào ban đêm. Nếu trẻ em thức khuya, ngủ không đủ giấc, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone tăng trưởng, từ đó làm chậm quá trình tăng chiều cao.
Thiếu cân bằng giữa mỡ và cơ: Một lượng mỡ quá thấp hoặc quá cao đều có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao. Thiếu mỡ có thể dẫn đến thiếu năng lượng cho quá trình tăng trưởng, trong khi lượng mỡ dư thừa sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi.
41,3% trẻ Việt ở đô thị thiếu vitamin D
Một yếu tố quan trọng, được TS Sơn nhấn mạnh, chính là chế độ ăn và đặc biệt là các vi khoáng và vitamin.
Theo tổng hợp của tạp chí khoa học The Lancet, canxi, sắt và kẽm là 3 vi khoáng quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao.
Đối với các loại vitamin, có vitamin A, D và K2 đứng đầu bảng.
Theo các chuyên gia, vitamin D, đặc biệt là D3, giúp tăng cường hấp thụ canxi từ ruột vào máu, hỗ trợ sự phát triển và duy trì cấu trúc xương. Nếu thiếu vitamin D, trẻ dễ bị còi xương, suy giảm hệ miễn dịch và phát triển chiều cao kém.
Trong khi đó, vitamin K2 có vai trò điều hướng canxi từ máu vào xương, tránh tình trạng tích tụ canxi ở mạch máu gây vôi hóa động mạch. K2 không chỉ giúp tăng mật độ xương mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch, đóng góp tích cực vào sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tuy nhiên, có tới 31,1% trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam bị thiếu vitamin D. Với trẻ sống tại khu vực đô thị, tỷ lệ này lên đến 41,3%.
Theo TS Sơn, vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như: dầu cá, gan, lòng đỏ trứng, bơ và sữa. Đây là vitamin tan trong dầu, do đó, cần có chất béo để hấp thụ tối ưu.
Ngoài ra, tắm nắng là một cách bổ sung vitamin D tự nhiên hiệu quả. WHO khuyến nghị mỗi lần phơi nắng 5-10 phút, 2-3 lần mỗi tuần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
Viện Y học Ứng dụng Việt Nam khuyến cáo, quan sát bóng nắng để xác định thời điểm lý tưởng, khi bóng nắng ngắn hơn cơ thể là lúc phù hợp để tổng hợp vitamin D.
Vitamin K2 có nhiều trong các thực phẩm lên men như phô mai và đặc biệt là natto (đậu nành lên men của Nhật). Ngoài ra, trong thịt gà, lươn cũng có chứa vitamin K2.
" alt=""/>Chuyên gia cảnh báo "nạn đói âm thầm" ở trẻ ảnh hưởng đến chiều caoCụ thể, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn (địa chỉ số 153-155 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5), bị xử phạt 109 triệu đồng vì 3 hành vi.
Thứ nhất, lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định. Thứ hai, thực hiện không đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở.
Thứ ba, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu.
Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn (Ảnh: SYT).
Ngoài bị phạt tiền, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh trong thời hạn 4 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn cơ sở trong thời hạn 2 tháng.
Song song đó, ông Mai Ngọc Nhiên, bà Bùi Thị Thúy Hằng, bà Trương Thị Phương Anh làm việc tại cơ sở trên đều bị phát hiện lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định (ngoài ra, bà Hằng còn có hành vi chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vì vụ lợi).
Do đó, các ông bà trên bị phạt tiền và bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có thời hạn.
Một cơ sở khác là Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tháng Tám (số 74 Cách Mạng Tháng Tám, phường Võ Thị Sáu, quận 3) bị phạt 106 triệu đồng vì lập sổ khám, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép.
Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh trong thời hạn 4 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn cơ sở trong thời hạn 3 tháng.
Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tháng Tám (Ảnh: SYT).
Ngoài ra, bà Lê Thị Thu Ngân, điều dưỡng Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị phạt 35 triệu đồng vì khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề liên quan. Bà Ngân còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong thời gian 23 tháng.
Trước đó, trong những ngày cuối tháng 10, qua phản ánh cầu cứu của người nhà bệnh nhân, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất các phòng khám thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn và Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tháng Tám.
Qua đó, cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở trên có hành vi giữ thai phụ lại trên bàn mổ, dùng các chiêu trò hù dọa, gây sức ép, yêu cầu bệnh nhân làm thủ thuật không đau để "vẽ bệnh, moi tiền".
Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng chuyển hồ sơ các vụ việc trên cho cơ quan công an điều tra, xem xét truy tố các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi của người dân.
Ngoài những trường hợp nêu trên, trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế, từ ngày 4/11 đến ngày 8/11 của Thanh tra Sở Y tế TPHCM còn có:
Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo bị phạt 8 triệu đồng, do có vi phạm tại chi nhánh số 1B Hoàng Hữu Nam, khu phố Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, vì hành vi người hành nghề không đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định.
Bà Lê Nguyễn Anh Thi, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám chuyên khoa phụ sản, thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Mary (166A Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) bị phạt 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn 2 tháng.
Ông Nguyễn Nhật Ân, chủ hộ kinh doanh New World (220A-C Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3) bị phạt 35 triệu đồng và buộc tháo gỡ, xóa các quảng cáo sai phạm.
Công ty TNHH Gia Thành Pharma bị phạt 4 triệu đồng, do có vi phạm tại địa điểm kinh doanh số 270 Bắc Hải, phường 6, quận Tân Bình.
Công ty TNHH Nha khoa Assuré bị phạt 8 triệu đồng, do có vi phạm tại chi nhánh công ty ở số 2A Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3.
Công ty TNHH Liên doanh phòng khám đa khoa Vi Na chăm sóc sức khỏe (R4-30 đường số 6, khu phố Hưng Phước 3, phường Tân Phong, quận 7) bị phạt 16,8 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 1,8 triệu đồng.
" alt=""/>Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ