Sau thành công cùng tuyển Việt Nam tại Asian Cup, Xuân Trường với Công Phượng được CLB chủ quan là HAGL đưa sang nước ngoài thi đấu lần thứ 2 trong sự nghiệp.
Nếu như Công Phượng được chọn K-League có phần hơi quá sức, thì việc Xuân Trường cho sang thi đấu tại Thai-League được xem như hợp lý, nhất là khi đội bóng mà tiền vệ người Tuyên Quang sẽ khoác áo là Buriram Utd rất ổn.
![]() |
Xuân Trường đã không thể trụ lại tại Buriram Utd |
Những hy vọng vào một chuyến đi mới tốt đẹp hơn so với trước đó của Xuân Trường càng được nhen nhóm với việc Buriram Utd được sử dụng ngoại binh đến từ Đông Nam Á, cũng như chất lượng chuyên môn của Thai-League được coi vừa sức với các cầu thủ Việt Nam.
Và thực tế Xuân Trường cũng đã đôi lần làm nức lòng CĐV Việt Nam khi được ra sân đá chính hồi đầu mùa, cũng như có cơ hội toả sáng tại sân chơi AFC Champions League, đồng thời từng ghi bàn thắng cho Buriram Utd.
Tuy nhiên, mọi hy vọng cũng không kéo dài quá lâu khi tiền vệ của tuyển Việt Nam dần hụt hơi và mất chỗ ở Buriram Utd trước khi bị thanh lý hợp đồng chỉ sau 4 tháng có mặt tại Thai-League...
...trở lại V-League đá cho bầu Đức... sướng đi
Về cơ bản chuyến xuất ngoại thứ 2 của Xuân Trường không đến nỗi quá thất vọng so với lần đầu tiên. Nhưng là thất bại nếu như đặt bên cạnh khát vọng của chính bản thân tiền vệ người Tuyên Quang lẫn bầu Đức, để chuyến trở về có phần nặng nề.
Tuy nhiên mọi chuyện sẽ khác hơn nếu như Xuân Trường hay HAGL nghĩ rằng đó... là bóng đá. Và không phải cầu thủ nào cũng có thể chơi tốt khi chuyển sang một môi trường mới, để chuyến trở về của Xuân Trường nhẹ nhàng hơn.
![]() |
nhưng việc trở về Việt Nam cũng là cơ hội để Xuân Trường lấy lại vị trí trong mắt ông Park Hang Seo ở đội tuyển khi được ra sân nhiều tại V-League |
Sự trở về của Xuân Trường vào lúc này đối với HAGL rõ ràng là tốt khi một mình Tuấn Anh vốn đang còn “gợn” với chấn thương chưa thể cân được hàng tiền vệ của đội bóng phố Núi, và việc người đồng đội thân thiết có mặt rõ ràng sẽ khiến đội nhà mạnh mẽ hơn.
Cần phải hiểu rằng, thành tích lúc này của đội bóng phố Núi chưa tốt ngoài việc hàng phòng ngự kém cỏi ra thì chính tuyến giữa vẫn chưa ổn để câu chuyện “công làm thủ phá” thường xuyên lặp lại. Và giờ đây có Xuân Trường mọi thứ sẽ khác hơn.
Xuân Trường trở về V-League không chỉ tốt cho đội nhà, mà với bản thân tiền vệ người Tuyên Quang việc có cơ hội được ra sân mỗi tuần sẽ mang đến một vị trí chắc chắn hơn ở tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup diễn ra vào tháng 9 tới.
HLV Park Hang Seo rất khó có thể triệu tập Xuân Trường lên tuyển nếu như tiền này chỉ ngồi dự bị hoặc không được đăng ký thi đấu tại Thái Lan, nhưng mọi chuyện sẽ được giải quyết khi tiền vệ con cưng của mình đã quay trở lại V-League và ra sân thường xuyên hơn.
Vậy nên chuyện Xuân Trường trở lại V-League không có gì quá phải buồn, dù rằng chuyến đi Thái là một thất bại. Hẳn bầu Đức đều đã lường cả đến những tình huống đứt duyên giữa chừng của cả Phượng lẫn Trường thế này...
Mai Anh
" alt=""/>Xuân Trường bật bãi khỏi ThaiGia đình chị Huyền sống trong căn nhà tranh, quây bằng tôn và vách lá cũ kỹ (Ảnh: Bảo Kỳ).
Ngồi bên chiếc giường cũ kỹ, chị Huyền buồn rầu kể, lúc mới phát bệnh chị thường bị sốt, tiêu chảy, nghĩ là bệnh cảm thông thường nên chỉ mua thuốc uống.
Các trận sốt ngày một nhiều, kèm theo ói mửa, sụt cân bất thường nên anh Võ Quang Minh (SN 1982, chồng chị Huyền) mới đưa vợ lên Cần Thơ khám bệnh.
Sau nhiều đợt xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị Huyền bị ung thư vú và phải phẫu thuật cắt bỏ ngực trái tiến hành xạ trị, hóa trị.
Chồng bắt ốc, hái rau nuôi vợ ung thư, hai con nheo nhóc (Video: Bảo Kỳ).
"Lúc biết tin bị ung thư vú, tôi suy sụp và ngất xỉu. Tôi liên tục đặt ra câu hỏi tại sao mình bị căn bệnh này. Rồi tôi lại sợ bản thân có chuyện gì, con cái phải chịu cảnh mồ côi", chị Huyền bật khóc.
Nhận "án tử", chị Huyền tuyệt vọng, không màng chuyện ăn uống, chữa bệnh. Người nhà thấy thế khuyên bảo, chị nhìn con cái, nghĩ về tương lai các con nên dũng cảm chiến đấu với bệnh tật.
Trước khi bị ung thư vú, chị Huyền là cô gái xinh đẹp, tháo vát (Ảnh: Bảo Kỳ).
Lần đầu điều trị, chị Huyền phải phẫu thuật cắt bỏ vú trái rồi hóa trị, xạ trị. Những tưởng như thế sẽ khỏi bệnh, ai ngờ một năm nay, tế bào ung thư di căn sang ngực phải.
Cách đây 2 tuần, chị Huyền vừa làm xong phẫu thuật cắt vú phải đồng thời hóa trị, xạ trị theo phác đồ. 2 lần phẫu thuật đau đớn, đến lúc hóa trị chị chỉ dám sử dụng thuốc rẻ vì không đủ kinh phí.
"Mỗi lần vô, thuốc hành dữ lắm. Những lúc đó, tôi chỉ muốn chết đi vì đau đớn không chịu nổi, nhưng nghĩ về con, nên tôi ráng sống tiếp. Hiện giờ hóa trị 16 lần, nhưng hạch ở nách vẫn chưa hết", chị Huyền rầu rĩ nói.
Quần quật làm đủ nghề nhưng chỉ kiếm được vài đồng bạc lẻ
Vợ chồng chị Huyền có 2 người con, cháu lớn là Võ Thị Trâm Anh (lớp 7A2, trường THCS Đại Thành) và cháu nhỏ Võ Gia Bảo (lớp 3B, trường Tiểu học Lý Tự Trọng). Trước khi bạo bệnh, vợ chồng chị Huyền có cuộc sống êm đềm, làm thuê kiếm sống, đủ xoay xở qua ngày.
Từ ngày chị Huyền bị căn bệnh ung thư vắt kiệt sự sống, không khí gia đình hết sức ảm đạm, trì trệ. Anh Minh chỉ biết bất lực thở dài, không biết làm cách nào để giúp vợ hết đau đớn, khổ sở.
Anh Minh cố gắng kiếm tiền, ai mướn gì làm nấy nhưng cũng bữa đói, bữa no. Tiền chạy chữa cho vợ hầu hết là đi vay mượn (Ảnh: Bảo Kỳ).
Anh Minh làm phụ hồ nhưng không được đều đặn, vì thường xuyên phải chở vợ đi khám, vô hóa chất, thành thử người ta ngại thuê. Để có tiền đong gạo và lo cho 2 con học hành, anh Minh thường mò cua, bắt ốc đem bán. Còn tiền chữa bệnh cho vợ thì chủ yếu mượn người thân, họ hàng.
"Nhiều đêm tôi thức trắng vì không kiếm được nhiều tiền lo cho vợ con, đến căn nhà hiện tại đã cũ, mưa dột đủ chỗ cũng không có tiền sửa. Giờ chỉ ước ao có tiền trị bệnh cho vợ, lo cho 2 con ăn học tới nơi tới chốn", anh Minh nghẹn ngào bày tỏ.
Hai em Trâm Anh và Gia Bảo rất ham học, dù mưa gió hay ốm vặt các em đều cố gắng đến lớp đều đặn. Quần áo của cả hai mặc đều được cho, đến khi chật mới thay bộ mới (Ảnh: Bảo Kỳ).
Dù bệnh tật nhưng chị Huyền vẫn gắng gượng phụ giúp chồng chăm lo nhà cửa, hôm nào khỏe chị luộc ốc, lể đem bán kiếm đồng ra đồng vào với hy vọng lo cho con cái được bữa ăn tử tế.
Nhưng cái nghèo, cái khổ chẳng buông tha. Sự giúp đỡ của cha mẹ, anh em họ hàng cũng có giới hạn. Căn bệnh của chị Huyền ngày một nặng, nợ nần cứ thế tăng dần mà không biết đến khi nào vợ chồng mới trả hết.
Ngôi nhà nhỏ của gia đình chị Huyền (Ảnh: Bảo Kỳ).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Võ Thị Tuyết Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đại Thành xác nhận, hoàn cảnh nhà chị Huyền thuộc diện khó khăn của địa phương.
Mỗi tháng, chị Huyền được nhận trợ cấp 750.000 đồng. Ngoài ra, gia đình được hỗ trợ bảo hiểm y tế miễn phí; 2 cháu Trâm Anh và Gia Bảo cũng được hỗ trợ học bổng, tiếp sức đến trường.
"Phần sức của địa phương cũng có hạn, không thể giúp chị Huyền chữa hết bệnh. Địa phương rất mong báo Dân trí sẽ làm cầu nối gắn kết với nhà hảo tâm, mạnh thường quân, giúp đỡ chị Huyền vượt qua nghịch cảnh", bà Huệ nói.
" alt=""/>Chồng bắt ốc, hái rau nuôi vợ ung thư vú, 2 con thơ nguy cơ nghỉ học