Theo kế hoạch, sáng ngày mai 18/7, thí sinh sẽ bước vào môn thi đầu tiên là Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút), chiều thi Ngoại ngữ (90 phút). Sáng 19/7, thí sinh thi môn Toán (120 phút). Môn Chuyên thi vào sáng ngày 20/7.
Trong đó, môn Ngữ văn, Toán theo hình thức tự luận, môn Ngoại ngữ theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm.
Tại điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh, thầy Trần Đạt, trưởng điểm thi cho biết, Hội đồng trường THPT Phan Châu Trinh có 35 phòng thi, tổng số thí sinh dự thi là 840. Sáng nay, có một trường hợp thí sinh mất thẻ dự thi và chứng minh nhân dân. Thầy đã hướng dẫn phụ huynh học sinh về xin giấy xác nhận của trường THCS. Trường hợp quên thẻ dự thi, thí sinh có thể sử dụng các giấy tờ tuỳ thân để được dự thi.
Thầy Đạt lưu ý, thí sinh tuyệt đối không được đem điện thoại di động, các thiết bị nghe nhìn, chỉ được phép đem bút viết, thước kẻ, hoặc nước uống. Đặc biệt thí sinh phải chú ý thời gian, đi đúng giờ, 7h sáng phải có mặt ở điểm thi, còn buổi chiều là 13h30.
Có mặt tại điểm thi này, Minh Châu (trường THCS Lý Thường Kiệt) cho biết, em đăng ký thi vào trường THPT Phan Châu Trinh, nguyện vọng 2 vào trường Trần Phú. Dù chuẩn bị kỹ kiến thức nhưng em vẫn lo lắng trước kỳ thi ngày mai, nhất là môn Ngữ văn. Trong 3 môn thi, em tự tin nhất với môn Toán.
Đưa con đến điểm thi để làm thủ tục sáng nay, chị Huỳnh Thị Ngọc Trang cho biết, con chị học được môn Toán, Ngữ văn, còn môn Tiếng Anh yếu hơn. Mặc dù vậy, chị không tạo áp lực cho con, động viên con tinh thần hết sức thoải mái.
“Tôi nói với con cố gắng lên, tinh thần phải thoải mái, bình tĩnh làm bài chứ không đặt áp lực với với con, nếu không đậu trường này thì mình học trường khác”, chị Trang cho hay.
8h30, tại điểm thi trường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu), thí sinh đã có mặt khá đông.
Năm nay, Trường THPT Phan Châu Trinh dẫn đầu chỉ tiêu tuyển sinh với 1.240 học sinh, tiếp đó là Trường THPT Trần Phú, Thái Phiên, với 720 học sinh, Trường THPT Ông Ích Khiêm 592 học sinh. Trường có chỉ tiêu tuyển thấp nhất là Trường THCS&THPT Nguyễn Khuyến với 200 học sinh.
Phụ huynh dắt tay con vào điểm thi làm thủ tục dự thi
Nhiều học sinh thoải mái, tự tin trước kỳ thi ngày mai
Bên ngoài cổng trường hàng trăm phụ huynh đứng ngồi chờ con và làm thủ tục.
Sở GD&ĐT TP.Đà Nẵng cho biết năm nay có 13.264 thí sinh đăng kí dự thi vào 21 trường THPT trên địa bàn, không bao gồm 161 em đã được tuyển thẳng theo quy định. Chỉ tiêu năm nay là 9.952 em.
Sở GD&ĐT đã bố trí 30 điểm thi với 562 phòng thi; huy động 1.256 cán bộ coi thi và 246 cán bộ giám sát.
Trong tổng số thí sinh đăng ký, có 1.099 thí sinh đăng kí dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 300 chỉ tiêu.
Diệu Thuỳ
Sáng 17/7, gần 89.000 học sinh thủ đô bắt đầu kỳ thi vào lớp 10 trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Sẽ chỉ có khoảng 65.000 học sinh đỗ vào các trường công lập sau kỳ thi này.
" alt=""/>Hơn 13.000 thí sinh Đà Nẵng làm thủ tục thi vào lớp 10Vụ việc xảy ra vào sáng cùng ngày, nạn nhân là học sinh lớp 10.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng xác nhận, bệnh viện có tiếp nhận một trường hợp nam học sinh của Trường Hà Huy Giáp nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nặng, tim ngừng thở, phải thở máy.
“Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, nhưng đến nay đã tử vong. Hiện thi thể đã được chuyển xuống nhà đại thể. Trong hồ sơ chuyển xuống ghi bệnh nhân ngã từ độ cao”, lãnh đạo Bệnh viện cho biết.
Phòng GD-ĐT huyện Cờ Đỏ và Sở GĐ-ĐT TP Cần Thơ cho biết, đã nắm được vụ việc.
Theo đại diện Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, trong kì nghỉ hè ở các trường cũng có nhiều hoạt động nên vẫn mở cửa để tạo điều kiện cho học sinh đến gặp gỡ bạn bè, trao đổi việc học tập hoặc vào thư viện mượn sách… Còn việc học chính khóa đã kết thúc vào ngày 15/7.
Công an đang điều tra để làm rõ nguyên nhân.
T.Chí
Nữ sinh lớp 6 ở Gia Lai đã để lại tâm thư rồi nhảy từ tầng 3 của trường xuống đất.
" alt=""/>Nam sinh lớp 10 ở Cần Thơ ngã lầu tại trường tử vongCái Tết 2019 là năm buồn nhất của gia đình chị Thúy Nhi. Con trai đầu của vợ chồng chị, cậu bé Phan Văn Nam Triều phát hiện bị ung thư gan. Lúc ấy, Nam Triều mới 10 tuổi, đang học lớp 4.
Biểu hiện ban đầu, con bị tiêu chảy. “Dịp đó là cuối năm nên công ty nhiều việc, tôi cứ cố làm thêm một chút để có tiền sắm Tết. Hơn nữa, tôi cũng nghĩ đơn giản con bị bệnh đường ruột thì chỉ cần khám, lấy thuốc uống là khỏi.
Đến lúc đưa con đi siêu âm ở phòng khám gần nhà thì phát hiện có khối u trong gan. Thực tình lúc ấy, tôi vẫn chẳng hiểu khái niệm khối u là như thế nào. Chỉ khi đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ nói con bị u gan, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm gan B, cơ hội sống ít ỏi, khuyên chúng tôi đưa con về. Lúc ấy tôi mới bắt đầu thấy sợ”, chị Nhi kể.
![]() |
Đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thiếu may mắn |
Khi ấy, gia đình chị đã nghĩ đến chuyện con sẽ không qua khỏi nên cả nhà chuyển từ Đồng Nai về quê chồng chị ở Nghệ An. Bởi chủ nhà trọ gia đình chị đang thuê sẽ chẳng bao giờ đồng ý cho tổ chức tang lễ ở đấy.
Về quê, nghe lời mách chỉ của người quen, chị Nhi đi bốc thuốc Nam cho con. Được một tháng, Nam Triều đi đại tiện ra máu, cả nhà chị lại tức tốc đưa con trở lại vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để khám. Con được nhập viện để hóa trị.
Từ đó đến nay, Nam Triều đã truyền 12 toa thuốc hóa trị, toa nào cũng hơn 12 triệu đồng. Con cũng đã được mổ cắt khối u, mất 1/4 lá gan. 3/4 lá gan còn lại đã bị xơ giai đoạn 4, lá lách to. Nếu phải ngừng thuốc quá lâu, tính mạng của con sẽ gặp nguy hiểm.
![]() |
Nam Triều đã trải qua đợt mổ lấy khối u ở gan. Hiện tại con chỉ còn 3/4 lá gan, đã xơ giai đoạn 4. |
Mùa hè năm ngoái, gia đình chị Nhi cũng từng nhờ đến Báo VietNamNet và bạn đọc. Bài viết “Cậu bé chết đi sống lại cầu cứu” đã giúp cho con có được chí phi cho một đợt thuốc hóa trị.
Lương cha 5 triệu, không gánh nổi 2 đứa con bị bệnh
Trước đây, khi Nam Triều chưa bị bệnh, chị Thúy Nhi đi làm công nhân, mỗi tháng khoảng 4-5 triệu đồng. Chồng chị lái xe cho công ty tư nhân, lương khoảng 8 triệu. Trả tiền thuê nhà trọ cố định 1,2 triệu đồng, tiền ăn uống sinh hoạt, tiền học của các con, tháng nào thư thả thì còn lại được khoảng 1 triệu đồng.
Hơn 1 năm Nam Triều mắc bệnh, số tiền dành dụm nhanh chóng tiêu tan. Lại thêm mắc nợ người thân, họ hàng 75 triệu đồng. May mắn là mọi người đều biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị nên chưa ai đòi. Nhưng khó khăn thêm chồng chất khi con trai út của chị bị sa trực tràng. Không có điều kiện đi bệnh viện khám và chữa bệnh, chồng chị đưa con đi khám ở phòng khám tư gần nhà rồi lấy thuốc cho về uống. Đã 6 tháng nay nhưng bệnh của con vẫn chưa khỏi.
![]() |
"Một năm có 12 tháng thì con phải ở viện mất 11 tháng rồi". |
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc của chồng chị bị ảnh hưởng, thu nhập giảm chỉ còn gần 5 triệu đồng, vừa đủ tiền nhà trọ và tiền lo cho 2 cha con ở nhà. Mẹ con chị Nhi ở viện hết cả tiền ăn uống sinh hoạt. Thương con, có nhiều hôm không có cơm từ thiện, chị Nhi phải nhịn đói. Cũng đã hơn 1 năm nay, chị Nhi phát nguyện ăn chay. Một phần, chị muốn tiết kiệm tiền để chữa bệnh cho con, phần khác, chị phát tâm cầu cho bớt phải chịu cảnh đau đớn vì bệnh tật. Có những ngày, không có cơm từ thiện, chị mua 3 trái bắp 10 nghìn đồng, ăn 3 bữa.
Cũng có đợt, một mình trông con vô thuốc 10 ngày đêm khiến chị quá mệt mỏi, nhưng vẫn gắng gượng để không phải gọi chồng lên viện phụ. Bởi nếu anh nghỉ việc, sẽ chẳng còn nguồn thu ít ỏi ấy, cũng chẳng còn ai ở nhà chăm đứa nhỏ.
Chị Nhi tâm sự: “Đã có những lúc tôi nảy ra suy nghĩ đưa con về. Tôi cũng biết được những hoàn cảnh khác đưa con về 1 - 2 tháng thì con mất, mà mất trong đau đớn. Có những cha mẹ đã hối hận vì điều đó. Tôi biết vậy. Nhưng nếu hết cách rồi, tôi cũng chỉ còn có thể đưa con về”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: