Làm phim đề tài lịch sử vì sự thôi thúc từ bên trong
Đang ở Mỹ, đạo diễn Phi Tiến Sơn giao lưu trực tuyến với khán giả. Ông cho biết, qua bạn bè và mạng xã hội biết được phim của mình đang rất hot tại Việt Nam. Ông xúc động nhưng nói rằng mọi người gọi là "hiện tượng, gây hiệu ứng phòng vé" thì hơi quá.
Với ông, làm phim Đào, Phở và Piano không xuất phát từ việc Nhà nước đặt hàng mà bởi tình yêu với Thủ đô, nhất là phố cổ - nơi ông sinh ra và lớn lên. Vì vậy ông đã viết kịch bản này, qua nhiều khâu cũng xin được kinh phí làm phim do Nhà nước đặt hàng.
"Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bản thân luôn thầm hứa phải làm gì đó vì Hà Nội. Tôi thấy mình có một món nợ với mảnh đất này. Nếu không vì sự thôi thúc, tôi đã làm phim khác kiếm được nhiều tiền hơn", đạo diễn tâm sự.
Ông khẳng định sự thành công, lan tỏa của bộ phim đến từ tiềm thức dân tộc sẵn có của người dân Việt Nam mà đạo diễn và đoàn làm phim chỉ là chất xúc tác để công tắc đó bật lên.
Với đạo diễn Phi Tiến Sơn, khó khăn khi làm phim là bắt buộc phải tôn trọng lịch sử. Tuy nhiên, trên thực tế việc ghi nhận lịch sử nhiều khi không hoàn toàn chính xác gây khó khăn cho đội ngũ sáng tạo.
"Trong mỗi người dân Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn sẵn có. Vấn đề là chúng tôi đẩy công tắc, nhấn lửa bùng lên được như thế là ngoài mong đợi. Mong đồng nghiệp tiếp tục làm phim lịch sử dù biết rất chông gai. Sau sự bùng nổ củaĐào, Phở và Pianotôi nhận được nhiều lời mời của các hãng sản xuất phim tư nhân nhưng không nhận lời, bởi con đường này khó đi", đạo diễn Phi Tiến Sơn bày tỏ.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ làm phim có hai công đoạn gồm sản xuất và phát hành. Với riêng phim Nhà nước, từ khi xóa bỏ bao cấp, Nhà nước chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn bỏ lửng khâu phát hành, chỉ giữ lại một rạp quan trọng nhất là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
"Đào, Phở và Pianolà phim Nhà nước đặt hàng, mọi doanh thu sau đó nộp hết về ngân sách và chủ rạp không được chia phần trăm doanh thu. Do đó, Đào, Phở và Pianocàng đắt vé, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia càng lỗ", đạo diễn Đặng Nhật Minh nhấn mạnh.
Còn vị đạo diễn phim Đào, Phở và Pianocho rằng nếu cứ vận hành theo cách như trên, "vừa tốn công, tốn sức của đoàn làm phim, đồng thời cũng là một ứng xử chưa tốt, phần nào đó coi thường khán giả và lãng phí tiền của Nhà nước".
Mong khán giả xem phim với tâm thế rộng mở
Tại buổi giao lưu, đề tài về phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa, sự khó khăn khi tìm hiểu bối cảnh lịch sử của phim, xây dựng bối cảnh, phục trang... cũng được các diễn giả đề cập, phân tích.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn thừa nhận vì bối cảnh lịch sử khá xa so với thời điểm hiện tại nên ông không tránh khỏi sai sót khi thể hiện một số chi tiết trong phim.
"Tôi đã đi gặp một số cựu chiến binh để hỏi về cách họ cố thủ trong chiến lũy năm đó. Có bác nói với tôi rằng để 'nghi binh' phải dùng pháo tép đốt trên chiến lũy. Nhưng khi hỏi đem pháo tép lên đó như thế nào, đựng bằng vật liệu gì thì chính bác ấy cũng không còn nhớ rõ. Để dựng lại cảnh này, tôi buộc phải tự tìm tòi, sáng tạo. Có những chi tiết bản thân cũng bất ngờ khi được khán giả chỉ ra mình đã làm sai. Ví dụ như hình ảnh xe tăng trong phim, một số người cho biết thời điểm đó quân đội Pháp chưa sử dụng loại xe tăng này", nam đạo diễn nói thêm
Tuy nhiên, vị đạo diễn mong khán giả thông cảm và thấu hiểu những khó khăn, thiếu sót của các nhà làm phim. Bởi việc dựng lại đúng hoàn toàn so với bối cảnh lịch sử không phải điều dễ dàng nên ông hy vọng khán giả sẽ xem phim với tâm thế rộng mở, chấp nhận một số chi tiết ước lệ, sáng tạo nếu không phải sai sót quá lớn.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn thể hiện sự tiếc nuối khi trường quay hoành tráng bậc nhất từ trước tới nay với dòng phim lịch sử đã bị phá dỡ. Nếu không, giờ nó sẽ là địa điểm để mọi người tới tham quan, chụp ảnh lưu niệm, công nghiệp văn hoá là ở chỗ đó.
Một trích đoạn trong phim (nguồn: Doãn Quốc Đam):
Lúc này, bác sĩ Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, liên tục động viên, khuyên bệnh nhân tiếp nhận điều trị, kéo dài sự sống. Nếu kiên trì, thời gian sống có thể tính bằng năm.
"Song, người bệnh và gia đình quyết định từ bỏ điều trị vì không đủ tiền", bác sĩ nhớ lại gương mặt u uẩn của bệnh nhân, nói đây là trường hợp rất đáng tiếc. Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, tiên lượng hiểm nghèo. Hiện, liệu pháp miễn dịch là con đường khả quan nhất, nhưng cũng khó khăn nhất vì thuốc đắt, không được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, chưa kể tiền thuốc, xét nghiệm, tiền nằm viện. Nếu điều trị, bệnh nhân cần có sẵn vài tỷ mới đủ cầm cự. Song, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không thể vay mượn. "Cả nhà gom góp được chục triệu đi khám đã chật vật, không dám mơ tiền tỷ", bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ.
Cũng tằn tiện từng đồng đi viện, người phụ nữ 30 tuổi, ở Bắc Giang, không dám mơ được điều trị bằng thuốc miễn dịch, dù đây là "cánh cửa cuối để sống". Suốt 5 năm nay, chị luẩn quẩn trong vòng xoáy "vay nợ, trả nợ, chữa bệnh", không thể nhớ đã tiêu tốn bao nhiêu tiền. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, kèm truyền thuốc đích khiến chị đau đớn như "chết đi sống lại". Sau ba lần tái phát, bệnh hiện đã di căn gan, xương, hạch, phổi. Bác sĩ đưa ra phác đồ mới, sử dụng thuốc miễn dịch, giá 50 triệu một mũi, ba tuần tiêm một lần.
"Tính gộp thuốc, đi lại, dinh dưỡng, tổng mỗi tháng phải tiêu tốn cả trăm triệu", chị nói và cho biết đây là con số không thể với tới.
Chị một mình nuôi con nhỏ, tài sản trong nhà bán hết, "chỉ còn khoảng vườn nhỏ trồng cây để kiếm sống". Có người khuyên chị bỏ viện, về uống thuốc Nam, thuốc gia truyền, ăn thực dưỡng. Hiện, chị duy trì thuốc cũ, được bảo hiểm hỗ trợ, giá 6-10 triệu đồng một tháng. Chị nói mình không nhớ nổi đã tiêm bao nhiêu mũi, xạ bao nhiêu đợt hóa chất, "riêng khoản tiền hàng tháng đi chữa bệnh là không được phép quên".
Người phụ nữ khác, 32 tuổi, phát hiện ung thư máu vào tháng 6/2022, giai đoạn cuối. Phác đồ điều trị là dùng thuốc nhắm trúng đích, tốn khoảng 100 triệu đồng một tháng, không được bảo hiểm chi trả. Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết ba năm trước con trai chị mất do ung thư xương. Vợ chồng ly hôn. Chăm sóc chị ở bệnh viện là người giúp việc. Chị muốn sống thêm đến cuối năm để làm đám giỗ lần cuối cho con rồi mới buông tay. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh nhân rất nặng, lại sống một mình, bài toán kinh tế rất nặng nề.
Điều trị ung thư là đa mô thức kết hợp nhiều phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp đích, miễn dịch. Hiện, hầu hết xét nghiệm, hóa chất, xạ trị, phẫu thuật được BHYT chi trả toàn bộ hoặc một phần, song chi phí điều trị ung thư hết sức tốn kém, đặc biệt là thuốc.
"Các thuốc đích, miễn dịch giá đắt đỏ, BHYT chưa thanh toán nhiều, chủ yếu người bệnh tự chi trả, là gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình", GS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nói, thêm rằng người bệnh đến viện hầu hết ở giai đoạn muộn, khiến chi phí càng cao. Một người điều trị thuốc đích hoặc liệu pháp miễn dịch có thể tốn 120-150 triệu đồng mỗi tháng, khoảng 500-600 triệu đồng đến vài tỷ một năm, tùy từng chỉ định và loại thuốc. Mỗi người bệnh có thể phải điều trị trong một đến hai năm. Hiện, chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư được tiếp cận liệu pháp này.
Tại Bệnh viện K, chi phí điều trị đối với một bệnh nhân ung thư dao động trung bình trên 176 triệu đồng một năm. Bảo hiểm chi trả khoảng 52 triệu đồng và người bệnh phải tự chi trả khoảng 124 triệu đồng, chiếm 70% tổng chi phí điều trị.
Khảo sát năm 2015 do Viện Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu George thực hiện tại 8 quốc gia với gần 10.000 bệnh nhân ung thư, 20% trong số đó ở Việt Nam, cho thấy 55% bệnh nhân gặp thảm họa tài chính và tử vong trong vòng một năm sau khi phát hiện bệnh. Sau 12 tháng điều trị, 66% người bệnh phải đi vay tiền chữa tiếp tục, 34% không đủ tiền mua thuốc, 24% khánh kiệt kinh tế gia đình.
Do đó, "tiền đâu chữa bệnh" trở thành câu cửa miệng và lý do hàng đầu khiến nhiều người phải bỏ cuộc hoặc tìm phương pháp rẻ tiền hơn. "Điều trị ung thư gây suy kiệt thể xác, vừa là nỗi lo tinh thần khiến người bệnh dễ nản lòng", bác sĩ Nam nói. Nhiều người chấp nhận cái chết vì không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình. Kể cả người có điều kiện kinh tế cũng điêu đứng trước hóa tiền thuốc, tiền dịch vụ, dinh dưỡng...
"Với khoản tiền khổng lồ, nhiều bệnh nhân ung thư buộc phải bỏ cuộc, số lượng ngày càng tăng", bác sĩ Phương nói.
Cách đây vài ngày, hình ảnh Cher - giọng ca 76 tuổi nắm tay nhà sản xuất âm nhạc 36 tuổi Alexander "AE" Edwards gây xôn xao bởi khoảng cách tuổi tác quá lớn giữa hai người. Cher sau đó đã đăng loạt tweet nói về mối quan hệ mới này, khẳng định bà chưa từng cảm thấy phiền lòng bởi khoảng cách 40 tuổi giữa hai người.
"Tình yêu đâu biết đến môn Toán, nó chỉ thấy tình yêu mà thôi", Cher viết nhưng sau đó đã xóa dòng trạng thái này. Dù vậy nhiều người đã kịp chụp lại màn hình bởi đây là lần đầu tiên bà lên tiếng về bạn trai mới.
Cùng với đó, giọng ca Believe chia sẻ ảnh của Edwards và viết ngắn gọn tên anh kèm biểu tượng trái tim bên cạnh. Khi được hỏi đó có phải người đàn ông mới của Cher không, bà đã phản hồi bằng cách thả tim.
Cher chia sẻ Edwards đối xử với mình như một "nữ hoàng" và cho hay tất cả mọi người trong gia đình đều đã gặp anh.
Cặp đôi gặp gỡ tại Tuần lễ thời trang Paris hồi tháng 9 vừa rồi. Trước khi hẹn hò với Cher, Edwards từng hẹn hò với người mẫu Amber Rose và cả hai đã có một cậu con trai 3 tuổi. Cặp đôi chia tay tháng 8/2021 sau 3 năm bên nhau. Amber Rose tố Edwards đã lừa dối cô và hẹn hò ít nhất 12 người sau lưng mình.
Chính vì vậy khi biết tin Cher hẹn hò Edwards, nhiều fan đã cảnh báo bà cẩn thận bởi quá khứ lăng nhăng của tình mới. Tuy nhiên Cher khẳng định với fan, bà đang yêu nhưng không mù quáng và biết điều gì cần biết.
Cher sinh năm 1946, từng kết hôn với Sonny Bono (1964-1975) và Gregg Allman (1975-1979). Thập niên 1980, bà từng hẹn hò với vài người đàn ông đều kém mình hàng chục tuổi. Năm 2018, trả lời Daily Mail, Cher nói vẫn đang độc thân và vẫn muốn kiếm tìm một mối quan hệ.
'Believe' - Cher
Quỳnh An
" alt=""/>Ca sĩ 76 tuổi Cher nói về chuyện hẹn hò bạn trai kém 40 tuổi