Nghị quyết số 49 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 vừa được ban hành ngày 7/6/2016. Tại Nghị quyết này, cùng với việc giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ KH&ĐT, GD&ĐT, Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2016, Chính phủ đề nghị Trung ương Đoàn TNCS HCM xây dựng và phát động phong trào khởi nghiệp gắn với đổi mới, sáng tạo trong thanh niên và sinh viên.
Trước đó, giữa tháng 5/2016, Chính phủ đã ban hànhNghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết 35 của Chính phủ đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung triển khai thời gian tới, trong đó có nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, Bộ KH&ĐT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao.
Bộ KH&ĐT cũng được giao nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Đối với Bộ KH&CN, Chính phủ yêu cầu Bộ này sớm triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/5/2016, với mục tiêu là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh.
" alt=""/>Tháng 7/2016: Trình Chính phủ cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệpTheo nghiên cứu mới, chuột đực tiếp xúc với cùng các sóng vô tuyến phát ra điện thoại di động của chúng ta ngày nay nhiều khả năng phát triển một số loại khối u não hoặc khối u tim hơn những con chuột bình thường khác. Việc tiếp xúc càng nhiều, nguy cơ phát triển ung thư ở những con vật thí nghiệm này càng cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không quan sát thấy bất kỳ khác biệt nào ở những con chuột cái.
Kết quả nghiên cứu, khi được báo chí đăng tải đồng loạt, đã ngay lập tức khiến một số người hoảng sợ. Một số độc giả và chuyên gia tin rằng, chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, trong khi số khác lại coi đó là "ngụy khoa học". Tuy nhiên, hầu hết công chúng dường như không quan tâm.
Kể từ khi các nhà khoa học lần đầu tiên đặt ra nghi vấn, việc sử dụng điện thoại di động không ngừng gia tăng và chỉ tính riêng ở Mỹ đã có tới 92% người dân đang dùng thiết bị liên lạc này. Xu hướng này dự kiến sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Song, với những người thực sự quan tâm đến cuộc tranh luận, dưới đây là 8 điểm họ nên lưu ý:
Không tuyệt đối hóa bất kỳ nghiên cứu nào
Các chuyên gia cảnh báo, nghiên cứu mới của Chương trình độc chất học quốc gia Mỹ chỉ là một trong số rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong suốt nhiều thập niên qua. Một số nghiên cứu cũng từng khám phá ra mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại với ung thư, trong khi số khác lại tìm thấy bất kỳ sự tương liên nào. Vì vậy, chúng ta không nên vội vã rút ra các kết luận khi không có bằng chứng xác thực, thuyết phục được đông đảo giới khoa học và công chúng.
Chúng ta có thể không bao giờ có được câu trả lời
Khoa học đòi hỏi rất nhiều thời gian nghiên cứu. Chẳng hạn như, hãy xem con người đã hút thuốc lá bao lâu trước khi bằng chứng về thói quen đó gây hại bắt đầu tác động đến các chính sách công. Trong khi đó, điện thoại di động là một công nghệ tương đối mới. "Chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn nữa để chắc chắn về điều gì đó. Rất khó để có được câu trả lời hoặc bằng chứng chắc chắn", tiến sĩ Jana Witt, cố vấn thông tin sức khỏe thuộc Hiệp hội nghiên cứu ung thư Anh, nhấn mạnh. Tiến sĩ Witt nói, tổ chức của bà sẽ tiến hành một cuộc khảo cứu toàn diện mọi bằng chứng đã có về việc sử dụng điện thoại di động và nguy cơ mắc ung thư. Song, chuyên gia này thừa nhận, họ không chắc có được câu trả lời rõ ràng về vấn đề này.
Xem xét mọi nghiên cứu kỹ lưỡng
Khi bất kỳ nghiên cứu nào được công bố, nó sẽ được phân tích và săm soi để tìm ra các lỗi hoặc điểm yếu. Đó là một bước quan trọng để hỗ trợ nghiên cứu tiếp theo. Ví dụ, với nghiên cứu mới của Chương trình độc chất học quốc gia Mỹ, các chuyên gia chỉ ra một số điểm yếu như cách các con chuột được cho tiếp xúc với sóng vô tuyến phát tỏa từ điện thoại (9 tiếng/ngày và trên toàn cơ thể khác hoàn toàn với cách con người sử dụng điện thoại di động), loại chuột sử dụng và độ tuổi của chúng, quy mô mẫu nhỏ và cả kết luận "phạm vi ảnh hưởng thấp" của ung thư ở những con chuột thí nghiệm. Theo tiến sĩ Witt, hiện cũng chưa rõ cách diễn dịch kết quả nghiên cứu trên chuột sang con người như thế nào.
Mọi người cũng được khuyên cân nhắc ai tài trợ cho nghiên cứu khi đánh giá các phát hiện của nó. Chẳng hạn như, liệu bạn có tin tưởng vào nghiên cứu của Hiệp hội chăn nuôi bò, vốn khuyến khích mọi người nên ăn món bò bít tết 1 lần mỗi tuần?
Về chỉ số SAR của điện thoại
Hiện giữa các nước vẫn không thống nhất về giới hạn chỉ số SAR, cụm viết tắt của tỉ lệ hấp thụ riêng hay lượng tần số vô tuyến do một điện thoại di động phát tỏa, được cơ thể người hấp thụ khi sử dụng, đối với các sản phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như, Ủy ban thông tin liên lạc liên bang Mỹ (FCC) quy định, mọi điện thoại bán ở Mỹ phải có chỉ số SAR không quá 1,6 watt/kilogram (w/kg). Trước khi chiếc điện thoại có thể tung ra thị trường, FCC tiến hành thử nghiệm để tìm ra chỉ số SAR của nó tại bang Maryland, Mỹ. Canada cũng ban hành giới hạn 1,6 watt/kilogram, trong khi Liên minh châu Âu và Australia lại áp dụng ngưỡng giới hạn 2 watt/kilogram.
Tuy nhiên, theo trang CNET, chỉ số SAR không phải là thước đo đáng tin cậy về mức độ an toàn của điện thoại di động. Một mẫu điện thoại có chỉ số SAR là 0,9 w/kg không nhất thiết an toàn hơn với con người so với mẫu thiết bị 1,2 w/kg. Lí do vì, chỉ số SAR của điện thoại có thể thay đổi rất nhiều trong khi người dùng gọi điện hay thay đổi băng tần truyền phát hoặc gia tăng khoảng cách với tháp thu phát sóng.
Ngành công nghiệp sản xuất điện thoại nói gì?
Không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động nhanh chóng khẳng định rằng, sử dụng thiết bị này là an toàn. Họ trích dẫn các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này và chỉ trích các nghiên cứu nói khác đi. Hiệp hội công nghiệp viễn thông di động Mỹ thậm chí còn tích cực tìm cách chống lại các chính quyền địa phương đang nỗ lực ban hành cảnh báo sức khỏe liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động.
Những người chỉ trích nói gì?
Những người tỏ ra hoài nghi về mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động với ung thư đã đặt ra rất nhiều câu hỏi lớn. Chẳng hạn như, nếu điện thoại di động nguy hiểm, tại sao tỉ lệ ung thư não lại đang giảm xuống? Một số người khác lại cho rằng, điện thoại phát tỏa ít bức xạ hơn mức có thể coi là gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, bức xạ, ít nhất ở liều lượng thấp, tồn tại ở khắp nơi, ngay trước cả khi xuất hiện công nghệ không dây. Chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi nó hoàn toàn, vì chúng ta đã nghiện sử dụng sóng Wi-Fi, điện thoại vô tuyến và máy giám sát trẻ nhỏ. Không phải tất cả chúng đều có hại.
Lí do các nghiên cứu vẫn tiếp diễn
Theo tiến sĩ Witt, rất nhiều nghiên cứu vẫn đang diễn ra vì các nhà khoa học vẫn đang thu thập dữ liệu nhằm tìm ra bằng chứng rõ ràng hơn trong tương lai và chúng không chỉ về ung thư não. Việc sử dụng điện thoại di động đang tác động đến các cơ thể của chúng ta theo nhiều cách khác. Chúng khiến chúng ta tỉnh thức vào ban đêm, khiến chúng ta bị đau mỏi cổ và ngón tay cái biến dạng vì nhắn tin cũng như khiến chúng ta kém tập trung chú ý hơn. Một vài nghiên cứu thậm chí ghi nhận, điện thoại di động có thể khiến trẻ em đau đầu hoặc làm suy giảm khả năng sinh sản của đàn ông. Có lẽ, chúng ta phải đợi tới khi bọn trẻ được nuôi dưỡng cùng điện thoại di động lớn lên, mới rõ hơn về vấn đề này.
Chúng ta có thể làm gì trong hiện tại?
Nếu bạn thực sự lo lắng, dưới đây là những việc đơn giản, hữu ích bạn có thể làm để phòng chống bất kỳ mối liên hệ tiềm tàng nào giữa việc sử dụng điện thoại di động với bệnh tật.
- Nhắn tin thay vì gọi điện và sử dụng bộ điện đàm để giữ điện thoại ở xa đầu bạn nhất có thể.
- Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai, hãy tránh mang điện thoại gần bụng hoặc ngực.
- Nếu là nam giới, bạn hãy tránh nhét điện thoại trong túi quần, gần cơ quan sinh dục của mình.
- Không ngủ với điện thoại đang hoạt động đặt dưới gối, mà thay vào đó đặt nó lên bàn cạnh giường.
- Nếu bạn cần ghi nhận các cuộc điện thoại khẩn cấp lúc giữa đêm, ít nhất hãy tắt tiếng thông điệp cảnh báo để bạn có giấc ngủ ngon giấc.
- Hãy cẩn thận với các phụ kiện hứa hẹn bảo vệ bạn khỏi sóng vô tuyến, vì chúng thực tế vô dụng.
Tuấn Anh(Theo CNET)
Sóng di động có gây ung thư?" alt=""/>8 điều cần biết về mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thưNghiên cứu cho thấy về lâu dài sẽ khiến mọi người cảm thấy đó là việc bình thường.
Giáo sư Karen Douglas từ đại học Kent cho rằng “Việc phát triển di động thông minh sẽ làm giảm thay vì gia tăng các mối quan hệ xã hội”.
“Một phần đáng kể dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh như là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày”, Giáo sư Karen nói với Daily Mail UK, "vì vậy, điều này càng quan trọng với các nhà nghiên cứu xã hội hơn trong việc xem xét ảnh hưởng của điện thoại di động đến chất lượng đời sống xã hội”.
Ông đã thực hiện cuộc khảo sát trên 251 ứng viên độ tuổi từ 18 đến 66. Kết quả cho thấy những người nghiện điện thoại thường có hành vi “phubbing” đối với người khác.
Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho biết 46% người Mỹ từng bị “phubbing” bởi người thân họ, và hơn 1/3 số này cho rằng họ cảm thấy chán nản, thậm chí là trầm cảm.
" alt=""/>Chứng lạnh nhạt với người thân tăng cao vì smartphone