
Vừa đón sinh nhật lần thứ 10 cách đây ít ngày, iPhone vẫn được xem là chiếc smartphone được mong chờ nhiều nhất trong suốt một thập kỷ qua. Liệu 10 năm nữa, smartphone nói chung và chiếc iPhone nói riêng sẽ trông như thế nào?
Công nghệ đang thay đổi sâu sắc cuộc sống hàng này. Chức năng thông báo được gắn với tất cả hoạt động thời ngày: Ngủ, tập luyện, ăn uống, di chuyển, làm việc.
Chẳng hạn khi đang tập bài thể dục sử dụng nhiều cơ bắp, bộ phận cảm biến gắn trên quần áo sẽ thông báo bạn cần sự giúp đỡ khi tập luyện. Chưa đầy 10 giây sau tập luyện, lò vi sóng kêu bíp bíp thông báo bữa sáng đã hoàn tất.
Khi bạn ăn sáng, TV sẽ tự động lựa chọn nội dung theo yêu cầu. Bất chợt chiếc smartwatch trên cổ tay kêu bíp thông báo bạn cần di chuyển ngay lập tức nếu không sẽ trễ giờ làm bởi ngày hôm nay bạn sẽ có một buổi thuyết trình rất quan trọng.
Hầu hết giới công nghệ đều chung cái nhìn về viễn cảnh tương lai trên, trong 10 năm tới. Công nghệ hiện hữu khắp nơi sẽ chạm vào từng ngõ ngách cuộc sống, giúp cuộc sống thêm năng động, hiệu quả và tập trung hơn vào những thứ bạn muốn, cần tới và cảm nhận được.
Có một câu hỏi rất thú vị, đó là trong thế giới kết nối đó nơi mọi thứ đều là chiếc máy tính, bạn sẽ cần gì ở một chiếc smartphone?
Chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện vào ngày 29/6/2007 đã gây tiếng vang lớn. Kể từ đó, hàng dài người xếp hàng bên ngoài Apple Store để chờ mua iPhone mới đã trở thành cảnh tượng quen thuộc.
Ngày nay, cảnh tượng này vẫn rất phổ biến, cùng với đó là những thay đổi lớn lao của ngành công nghiệp smartphone. Thế giới đang có 4 tỷ người sở hữu smartphone. Mỗi năm, thiết bị này mang lại hàng trăm tỷ USD doanh thu.
Smartphone chính là tác nhân giúp toàn bộ ngành công nghiệp khác thay đổi, như nhà thông minh, phương tiện bay không người lái, và rất có thể bạn đang đọc những nội dung này trên chiếc smartphone của mình.
Trí tuệ nhân tạo thay đổi smartphone
Cuộc cách mạng smartphone đang diễn ra rất nhanh. Từ chiếc smartphone, người ta có thể tạo ra nhiều thay đổi lớn cho chiếc đồng hồ đeo trên tay, cặp kính đeo mắt, chiếc headphone trên tai. Khi Siri và Google Assistant đạt tới ngưỡng hoàn hảo, mọi thứ sẽ có thêm tính năng điều khiển bằng giọng nói.
Tới năm 2027, chiếc smartphone của bạn sẽ mỏng hơn một cặp kính, không viền, không nút bấm và không thể nứt vỡ. Điện thoại sẽ được sạc không dây tiện lợi, pin dùng được nhiều tuần, chứ không tính bằng ngày như hiện nay.
Camera điện thoại sẽ được trang bị vi xử lý riêng, có khả năng xử lý vô cùng mạnh mẽ. Mạng 5G khi đó sẽ đi vào vận hành ổn định và tin cậy, cho tốc độ truy cập mạng di động cực cao.
Tất cả khả năng trên đều đang được phát triển và thử nghiệm. Chẳng hạn Corning đã phát triển được loại kính cường lực Gorilla Glass vừa mềm dẻo, vừa gần như không thể bị phá hủy.
Còn Qualcomm đã vận hành thử nghiệm mạng 5G và cho biết sẽ sẵn sàng trong thập kỷ tới. Mọi thứ bạn từng mong muốn giờ đây đang đến rất gần.
Thay vì triệt tiêu các thiết bị công nghệ khác, smartphone năm 2027 sẽ xâu chuỗi chúng với nhau. Theo Andy Rubin, người tạo ra Android, thì smartphone sẽ là một trung tâm Internet cá nhân.
Ở đó, mọi kết nối sẽ được tập trung xung quanh bạn, 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Về cơ bản, đó sẽ là tập hợp hàng loạt tính năng cần thiết cho mọi thiết bị công nghệ, như bộ phát không dây, định danh an toàn, camera, microphone và tập hợp dữ liệu hiển thị thông tin người dùng.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất sẽ là sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo ở mọi ngõ ngách cuộc sống. Trí tuệ nhân tạo sẽ điều khiển xe hơi, quản lý ngôi nhà và có nhiều chức năng khác.
Có thể tìm thấy trí tuệ nhân tạo trên smartphone, máy tính bảng, thiết bị đeo ở cổ tay, máy tính xách tay, thiết bị thực tế ảo, bình đun nước, giày dép và cả trên bình đựng rượu.
Trí tuệ nhân tạo sẽ có vai trò quan trọng hơn bất cứ thiết bị công nghệ nào bởi nó chính là linh hồn mang lại sự thông minh cho các thiết bị đó.
Smartphone hiện nay được cho là phù hợp với thế giới hiện tại khi xét về kích cỡ màn hình, chứ không phải sức mạnh xử lý. Tới năm 2027, smartphone sẽ là một cỗ máy tính hiện diện khắp nơi với trí tuệ nhân tạo, chạy trên mạng 5G siêu nhanh và được trang bị vi xử lý Snapdragon có sức mạnh vượt trội.
Bạn sẽ tương tác với điện thoại qua giọng nói, cử chỉ, bàn phím hoặc bất cứ phương tiện nào bạn thích. Nhưng tựu chung, bạn vẫn cần giao diện màn hình. Màn hình cũng giống như quần áo bạn mặc cho trí tuệ nhân tạo, hoặc những thực thể mà chúng có thể sống trên đó.
Gadi Amit, chủ tịch công ty New Deal Design, tin rằng cuối cùng tất cả mọi người sẽ có 3 màn hình riêng biệt để trải nghiệm. Một là màn hình lớn, giống như TV. Hai là màn hình nhỏ hơn, giống như thiết bị đeo. Và thứ ba chính là màn hình nhỏ giống smartphone.
Trong tất cả màn hình này, màn hình thứ ba (smartphone) sẽ được sử dụng nhiều nhất – để lướt web, đọc tin tức, chát với bạn bè, chơi game hoặc làm việc.
Trí tuệ nhân tạo sẽ hiện diện khắp nơi mà làm lu mờ vai trò của ứng dụng. Iqbal Arshad, người từng tham gia phát triển mẫu điện thoại Razr và Droid, đồng thời đứng đầu mảng sản phẩm của Motorola, nhận định rằng vai trò của ứng dụng sẽ phai nhạt trong 10 năm tới.
“Với sợ trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, điện thoại sẽ trưởng thành hơn; điều khiển bằng giọng nói và giao diện ứng dụng sẽ thông minh hơn rất nhiều.
Ngay ở thời điểm hiện tại, chỉ cần vuốt màn hình xuống, ngay lập tức trợ lý ảo Siri sẽ đoán biết bạn muốn mở ứng dụng nào. Với điện thoại tương lai, mọi thứ đều có khả năng đoán biết thông minh như vậy.
10 năm nữa, công nghệ sẽ hiện diện khắp nơi, trên bất cứ vật thể và mặt phẳng nào. Hãy tưởng tượng bạn không cần mang theo thiết bị cá nhân nữa. Khi đó, chỉ cần bước tới cửa sổ hoặc mặt bàn gần nhất, ngay lập tức chúng sẽ biến thành màn hình máy tính.
Thế nhưng, mọi người lại luôn muốn có một thiết bị cá nhân mang theo người. Khi sức mạnh vi xử lý mạnh mẽ hơn, công nghệ máy học và trí tuệ thông minh hiện diện trên điện thoại, mọi thứ đều có thể diễn ra.
Thập kỷ iPhone đã thay đổi sâu sắc trải nghiệm và thói quen người dùng. Giờ đây người ta đã quen với việc gõ và nhấp trên màn hình, mang theo thiết bị khắp nơi và sử dụng chúng cho tất cả mọi việc.
Rất nhiều thứ đã thay đổi, nhiều cái mới được tạo ra nhưng các mẫu smartphone mới nhất vẫn không mấy khác biệt so với đời đầu.
Năm 2027 được xem cột mốc thay đổi cơ bản trải nghiệm smartphone. Thế nhưng, sẽ có hai thứ không thay đổi. Một là, chiếc điện thoại của bạn vẫn là thiết bị cá nhân quan trọng nhất. Hai là, chiếc điện thoại đó sẽ vẫn nằm gọn trong túi quần jean của bạn.
Theo Zing
" alt=""/>10 năm nữa smartphone sẽ như thế nào?Người dùng đã quá quen với việc sử dụng những chiếc laptop dạng vỏ sò với một hệ điều hành “đầy đủ”, những cỗ máy có thể làm việc thực sự với chuột/trackpad và bàn phím.
Hệ điều hành di động của Apple tất nhiên chưa được xem là đầy đủ. Tuy nhiên, iOS 11 mang đến nhiều tính năng mới để thúc đẩy iPad trong quá trình thay đổi thói quen người dùng.
Có thể thay thế laptop
Nhiều tính năng mới trên iOS 11 như kéo thả nội dung, dock riêng cho ứng dụng quan trọng và trình quản lý file cho thấy iPad đang cơ bản trở thành một chiếc laptop. Vấn đề nằm ở thói quen người dùng. Họ quá quen với trải nghiệm sử dụng cũ và tỏ ra không sẵn sàng thay đổi trải nghiệm mới.
Xét ở phương diện nào đó, iPad có nhiều điểm nhấn như giá rẻ hơn (so với MacBook), cơ động hơn, chưa kể đến việc nó có màn hình cảm ứng.
Ngoài ra, mặc dù chưa có các ứng dụng chất lượng cao như desktop truyền thống, lợi thế của iPad chính là tùy chọn ứng dụng phong phú với hơn 2 triệu ứng dụng.
Một kho ứng dụng lớn đồng nghĩa cộng đồng nhà phát triển sẽ năng động hơn nhiều so với macOS, thậm chí Windows. Chỉ cần cộng đồng này tập trung hơn cho các ứng dụng thay thế PC, họ sẽ rất nhanh tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.
Phần cứng đỉnh cao
iPad Pro mới không chỉ có camera chất lượng cao, nó còn trang bị loa stereo, màn hình Retina mới nhất, cảm biến vân tay và thời lượng pin đánh bại nhiều laptop hiện nay.
Sức mạnh phần cứng – thứ luôn bị nghi ngờ trên những chiếc tablet trước đây – cũng đã được nâng cấp mạnh mẽ. Bên trong iPad mới là con chip A10x, cho hiệu năng ngang ngửa với các dòng laptop sử dụng chip Intel core i5 thế hệ mới nhất hiện nay.
Tất cả đặt trong một bộ vỏ nặng chưa đến 500 gram, không cần quạt tản nhiệt. So với những chiếc laptop nặng 1 kg, quạt chạy ù ù, đây rõ ràng là ưu điểm lớn.
Thứ iPad còn thiếu chính là khả năng thực hiện các tác vụ phức tạp và các cổng kết nối (chẳng hạn USB-C) để sử dụng một cách đa dạng hơn.
Hiện tại, dòng sản phẩm MacBook của Apple vẫn tăng trưởng nhẹ. Cho đến khi iPad gây ảnh hưởng đến doanh số của MacBook, chắc chắn Apple sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc biến nó thành thiết bị phổ biến để thay thế laptop.
ARM và màn hình cảm ứng là tương lai
Đây là câu chuyện được các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ nhắc lại nhiều lần: Mobile OS, ứng dụng trên nền tảng ARM với phương thức tương tác mới sẽ thống trị toàn bộ thị trường.
MacBook, PC là cỗ máy người dùng yêu mến và quen thuộc nhưng tiến bộ trên các nền tảng di động đang được nhìn thấy rõ trong thập kỷ vừa qua.
Nói cách khác, nếu như laptop truyền thống hiện vẫn có một vài tính năng mà iPad chưa thể bắt kịp, thì đây chỉ là vấn đề thời gian. Cũng trong khoảng thời gian đó, nhiều tính năng của nó như công nghệ màn hình ProMotion hay TrueTone sẽ đi trước laptop cả quãng đường dài.
Tất nhiên, vẫn có những người yêu cầu một cỗ máy mạnh mẽ thực sự để làm việc chuyên nghiệp. Do đó, PC sẽ không chết. Nhưng với phần lớn người dùng phổ thông, họ cần một cỗ máy để duyệt web, xem YouTube hay soạn thảo văn bản, những sản phẩm như iPad xứng đáng để họ bỏ tiền ra. Nó sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến.
Nhiều lợi thế
Rõ ràng iPad vẫn cần một vài bước nữa để theo kịp laptop. Nó có thể chưa phải lựa chọn lý tưởng cho người dùng thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ưu điểm của nó – giá, sự cơ động, cấu hình mạnh – là điều không thể phủ nhận.
Theo thời gian, khoảng cách về chất lượng phần mềm trên iPad và laptop truyền thống sẽ bị phá bỏ, giống như cách họ phá bỏ khoảng cách về cấu hình phần cứng. Khi đó, không có lý do gì để người dùng từ chối một sản phẩm như iPad.
Theo Zing
" alt=""/>iPad thay thế laptop: Chỉ là chuyện sớm muộn