Giữa thập niên 1960, nhằm đẩy mạnh sự phát triển trong lĩnh vực ô tô, Daihatsu bắt đầu xuất khẩu xe mang thương hiệu chữ D tới với châu Âu và thị trường đầu tiên được nhắm đến chính là Anh quốc. Thế nhưng, con đường kinh doanh của hãng tại thị trường khó tính này không hề suôn sẻ như dự tính.
Năm 1967, lần đầu tiên Daihatsu “bén duyên” với Toyota, sự kiện sẽ thay đổi lịch sử của hãng về sau này. Trong thời điểm chính phủ Nhật Bản rục rịch có ý định mở cửa và phát triển thị trường nội địa, Toyota đã tự biến mình trở thành cổ đông lớn của Daihatsu với thương vụ mua 16,8% cổ phần nhà sản xuất ô tô tới từ Osaka.
10 năm sau, Daihatsu cho ra mắt mẫu xe du lịch hạng nhẹ mang tên Charade với mức tiêu thụ nhiên liệu thấp và khả năng vận hành cực kỳ đáng tin cậy, cùng mức giá khá bình dân. Đây chính là cú hích mạnh cho doanh số của Daihatsu, thúc đẩy sự phát triển thần tốc về mảng ô tô của nhà sản xuất này. Năm 1978, Daihatsu Charade thậm chí còn được Tạp chí ô tô Motor Fan của Nhật vinh danh là mẫu xe của năm.
Sau thành công vang dội này, tới năm 1980, Daihatsu đạt cột mốc quan trọng trong lịch sử với 3 triệu chiếc ô tô cỡ nhỏ được chế tạo và nửa triệu chiếc ô tô đã xuất khẩu ra thế giới. Điều này tạo một tinh thần tự tin cao độ cho Daihatsu tiếp tục xúc tiến phát triển ra các thị trường quốc tế sau một màn chào sân người tiêu dùng châu Âu không mấy thành công.
Bị Toyota thâu tóm, Daihatsu lụi tàn dần khỏi các thị trường
Năm 1988, Daihatsu lần đầu tiên “đổ bộ” thị trường Mỹ đầy thách thức với 2 mẫu xe cực kỳ hấp dẫn là chiếc Charade đã gây tiếng vang lớn và mẫu SUV hạng A Rocky. Thế nhưng vận đen về xuất khẩu vẫn đeo bám Daihatsu khi công việc kinh doanh của hãng tại Mỹ cực kỳ ảm đạm và không được khách hàng địa phương chào đón.
Chỉ 4 năm sau, tháng 2/1992, Daihatsu ngừng phân phối bán lẻ tại thị trường Mỹ và ngừng sản xuất các loại xe dành cho thị trường này, đồng nghĩa rằng hãng rút lui hoàn toàn khỏi quốc gia tiêu thụ nhiều ô tô nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ.
Cùng trong thời điểm này, khó khăn tài chính càng chồng chất lên vai Daihatsu khi kinh tế Nhật Bản rơi vào khó khăn. Nhiệm vụ cấp bách cần phải có nguồn lực để phát triển các mẫu xe mới buộc lòng Daihatsu phải bán cổ phần cho Toyota. Tới năm 1995, Toyota đã sở hữu tới 33,4% cổ phần của công ty. Chỉ 3 năm sau, Toyota nâng tổng số cổ phần mà họ sở hữu lên quá bán, 51.2% và trở thành “chủ nhân” mới của Daihatsu.
Đáng buồn hơn, việc liên tục bán lượng lớn cổ phiếu ra ngoài cũng không giúp Daihatsu cải thiện hơn tình hình, buộc hãng phải rút khỏi hàng loạt các thị trường nước ngoài tiềm năng. Năm 2000, Daihatsu rút khỏi thị trường Australia và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011, doanh số của Daihatsu tại châu Âu chứng kiến tình trạng sụt giảm liên tục. Theo tờ Gauk Motor, số xe Daihatsu bán ra ở châu Âu từ 58.000 chiếc vào năm 2007 giảm xuống chỉ còn 12.000 chiếc vào năm 2011. Cộng với việc đồng Yên vào thời điểm bấy giờ liên tục tăng giá, các công ty xuất khẩu khó có thể kiếm lợi nhuận nhiều như trước. Tất cả các yếu tố này đã buộc Daihatsu phải tuyên bố, sẽ rút khỏi thị trường châu Âu kể từ ngày 31/1/2013. Cùng trong năm 2013, New Zealand tuyên bố ngừng nhập khẩu xe thương hiệu Daihatsu.
Năm 2016, tập đoàn Toyota chính thức mua lại toàn bộ cổ phần và sở hữu hoàn toàn nhà sản xuất ô tô Daihatsu, chính thức kết thúc hơn 100 năm chặng đường phát triển độc lập của hãng xe giàu truyền thống của Nhật Bản.
Dẫu vậy, kể từ khi sáp nhập vào Toyota năm 2016 cho tới nay, Daihatsu vẫn cực kỳ năng nổ đóng góp nhiều sản phẩm ô tô cỡ nhỏ, tiết kiệm và mang tính thực dụng cao, rất được người tiêu dùng chào đón dưới thương hiệu Toyota. Hãng cũng tiên phong, là lá cờ đầu của Toyota trong việc xúc tiến và phát triển các thị trường mới giàu cơ hội.
Tại Nhật Bản, trong số các loại xe mini hạng nhẹ phổ biến, hay còn gọi là xe Kei, Daihatsu đứng đầu với thị phần 33%, tiếp theo là Suzuki với 31% và Honda Motor với 18%. Toyota cho biết, Daihatsu đã sản xuất 1,1 triệu xe trong 10 tháng đầu năm 2023, gần 40% trong số đó đến từ các nhà máy ở nước ngoài. Hãng cũng đã bán được khoảng 660.000 xe trên toàn thế giới trong cùng kỳ và chiếm 7% doanh số bán hàng của Toyota.
Tuy nhiên, tương lai của Daihatsu đang bên bờ khủng hoảng khi những bê bối gian lận thủ tục thử nghiệm an toàn và chất lượng xe lớn nhất trong lịch sử vừa bị đưa ra ánh sáng. Đến ngày 20/12, Daihatsu buộc phải ngừng giao xe trên toàn bộ thị trường toàn cầu với 64 mẫu và 3 động cơ, trong đó, 22 mẫu mang thương hiệu Toyota. Nhiều tên xe rất quen thuộc với người dùng Việt Nam như Toyota Vios, Toyota Yaris, Toyota Veloz Cross, Toyota Wigo, Toyota Raize, Toyota Avanza... Sự việc ảnh hưởng nặng nề tới 8.316 nhà cung cấp, đạt doanh thu hàng năm 2,21 nghìn tỷ yên (15,5 tỷ USD) từ Daihatsu. Đáng tiếc rằng, đây không phải lần đầu Daihatsu vi phạm. Các vụ việc tương tự của công ty này đã xảy ra từ năm 1989 và gia tăng từ năm 2014.
Hiện, Daihatsu đang bị Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch thực hiện thanh tra với quy mô lớn và đứng trước nguy cơ bị Chính phủ Nhật Bản thu hồi lại giấy chứng nhận sản xuất.
Hùng Dũng(Tổng hợp)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Lịch sử buồn của Daihatsu: Huy hoàng rồi lụi tàn và bê bối gian lận an toàn xeNhưng cuộc đời vốn chẳng ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao. Khoảng 3 tháng trước, công ty vợ chồng em bị phá sản. Thông tin khiến cả nhà tôi bất ngờ. Vợ chồng em còn nợ người ta hàng chục tỷ đồng. Ngôi biệt thự của vợ chồng cũng phải bán để trả nợ, 2 đứa nhỏ gửi về quê cho vợ chồng tôi nuôi giúp.
Ngày em xảy ra chuyện, em gọi điện thông báo với tôi rồi chỉ nhờ tôi nuôi giúp 2 đứa nhỏ, tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện tiền nong hay nhờ vay giúp để có tiền trả nợ.
Từ trước đến nay, em tôi vẫn vậy, vẫn độc lập, tự chủ, chưa bao giờ nhờ vả gia đình về mặt kinh tế. Em nói vợ chồng em cố xoay để trả nợ, bán nhà cửa đi rồi ra ngoài thuê tạm. Hai vợ chồng khó khăn thế nào cũng được nhưng chỉ thương bọn nhỏ đang ăn sung mặc sướng phải ra đường thì tội quá.
Vợ chồng tôi trước giờ vẫn hòa thuận, chuyện gì của hai bên nội ngoại đều nói cho nhau hết. Tôi kể chuyện lại với chồng và anh cũng vui vẻ đón nhận các cháu. Hai cháu rất tự giác, chăm chỉ làm việc nhà, lại còn giúp tôi trông con.
Nhưng từ ngày các cháu về ở cùng, mẹ chồng tôi lần nào lên nhà chơi cũng nói ra nói vào. Dù rất khó chịu nhưng tôi không dám nói ra.
Một hôm, chồng tôi nói sẽ đi công tác ở tỉnh 2 tháng. Anh không yên tâm khi tôi ở nhà một mình với bọn trẻ nên nhờ mẹ chồng lên ở cùng.
Mẹ chồng lên ở lại thường xuyên sai vặt 2 cháu của tôi. Trong khi đó, đứa lớn con tôi học lớp 5, đứa nhỏ học lớp 1, 2 cháu đứa thì 10 tuổi, đứa 8 tuổi nhưng bà không sai con tôi việc gì.
Hai cháu tôi ngoan ngoãn, không dám nói gì, chỉ làm theo răm rắp. Có khi bà vừa sai việc, vừa nói xéo, chỉ trích bố mẹ các cháu là lừa đảo, ăn gian làm dối gì đó nên mới xảy chuyện. Bà trách móc như kiểu chúng về ăn bám làm khổ con trai bà.
Trẻ nhỏ vốn dễ tổn thương nhưng chúng không nói ra. Được thể, bà càng lấn tới. Trong bữa cơm, mỗi khi các cháu định gắp món gì là mẹ chồng tôi lại chặn lại và trách đã ở nhờ còn đòi ăn ngon. Tôi xót xa lắm nên từ sau đó tôi toàn chủ động gắp cho các cháu.
Có lần, bà hàng xóm sang chơi mang cho đĩa mít. Mẹ chồng tôi gọi cả con tôi và các cháu đến ăn. Nhưng khi cháu vừa đưa miếng mít lên miệng, mẹ chồng tôi lườm nguýt khiến con bé sợ hãi, đưa vội cho con tôi ăn rồi chạy đi chơi.
Tôi tức giận, nhưng vì có khách nên tôi đành nhịn. Một lúc sau, tôi nói thẳng với mẹ đừng tỏ thái độ ác ý, ghét bỏ các cháu nữa. Các cháu còn nhỏ, nào đã hiểu hết chuyện, mà cũng đâu có gây tội gì. Chúng cũng chẳng ăn nhờ gì cả, căn nhà này cũng có tiền của bố mẹ chúng xây dựng nên.
Mẹ chồng thấy tôi như vậy tỏ ra giận dỗi rồi bỏ về nhà. Chồng tôi gọi điện không thấy bà liền thắc mắc. Tôi kể hết mọi chuyện anh cũng chẳng trách tôi. Anh chỉ bảo để yên cửa nhà thì tôi nên xin lỗi bà và nói rằng vì con nóng tính quá.
Tôi làm theo ý anh nhưng mẹ chồng tôi như được nước làm tới. Bà bảo chỉ quay lại nhà tôi khi không thấy hai đứa nhỏ ấy nữa.
Tôi không thể nhịn thêm nên nói thẳng với chồng rằng anh về mà giải quyết. Tôi không thể bỏ cháu lúc khó khăn như vậy được. Lúc vợ chồng tôi khó thì em gái chẳng tính toán thiệt hơn để giúp vậy mà bây giờ chẳng lẽ lại đuổi con của em đi?
Tôi vẫn quyết định sẽ giữ 2 cháu lại ít nhất là trong thời gian vợ chồng em tôi ổn định cuộc sống, còn chuyện mẹ chồng thì tôi sẽ chờ chồng về nói chuyện lại với bà, chứ bây giờ tôi cũng không biết phải làm sao?
Độc giả giấu tên
Khi tìm tới ngôi nhà Nhỏ nhất Vương quốc Anh này, du khách thường bị ấn tượng bởi bầu không khí rất đặc biệt bên trong.
Ngôi nhà nhỏ được xây dựng vào thế kỷ 16 và vẫn được sử dụng cho đến năm 1900, khi người cuối cùng buộc phải rời đi theo lệnh của hội đồng thành phố. Về không gian, ngôi nhà chỉ có chiều sâu 3,2m, rộng 1,8m. Trần nhà chỉ cao 3m tính từ sàn nhà lên đến đỉnh mái ngói.
Đáng chú ý, nó vẫn được tách thành 2 tầng. Tầng 1 dành cho khu vực sinh hoạt với chỗ để than và bếp lửa, vòi nước được giấu sau chân cầu thang. Tầng trên là 1 phòng ngủ chật chội với một ngách nhỏ để chứa đồ.
![]() |
Mỗi năm ngôi nhà thu hút khoảng 55.000 du khách ghé qua. |
Người cuối cùng sống trong ngôi nhà là một ngư dân địa phương tên là Robert - sau khi nhận lại từ một cặp vợ chồng già sống ở đó.
Quay House vẫn bỏ hoang kể từ khi chủ nhân cuối cùng của nó rời đi hơn 1 thế kỷ trước, nhưng nội thất bên trong vẫn được bảo tồn để mang đến cái nhìn về cuộc sống của một ngư dân xứ Wales khi xưa.
![]() |
Nội thất bên trong ngôi nhà là từ hơn 100 năm trước. |
![]() |
Có một cầu thang nhỏ để đi lên tầng 2 ngôi nhà. |
Du khách tới khám phá ngôi nhà nhỏ thường được chào đón bởi một phụ nữ trong trang phục truyền thống xứ Wales. Du khách có thể khám phá tầng một, nhưng tầng hai đã trở nên quá cũ kỹ, nên khách chỉ có thể thò đầu lên phòng ngủ nơi có những trang thiết bị cơ bản.
Hiện ngôi nhà nhỏ nhất ở Anh vẫn tồn tại và thu hút hàng khoảng 55.000 khách du lịch ghé qua mỗi năm.
![]() |
Phòng ngủ trên tầng 2 được bố trí gọn gàng với giường và một tủ chứa đồ. |
Đăng Dương(Theo Atlas Obscura)
Điện chập chờn, Internet yếu, Grace Riley và Ryan Sullivan vẫn hài lòng với cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ di động của mình.
" alt=""/>Ngôi nhà nhỏ nhất nước Anh thu hút chục nghìn du khách mỗi năm