Đây là việc làm hoàn toàn có thể hiểu được, dù rằng tại thời điểm hiện nay chưa có người nào bị xác định là đã bị nhiễm độc thủy ngân. Tất nhiên, trừ khi chưa có điều kiện để di chuyển, sẽ không ai chờ đến khi mình bị nhiễm độc thì mới thực hiện công việc này.
Vì vậy, về tình, trước hết công ty Rạng Đông cần có động thái hỗ trợ người dân chi phí để họ tạm thời đến nơi ở mới.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có hai quy định trong bộ luật Dân sự liên quan đến vấn đề bồi thường trong vụ cháy đã xảy ra. Quy định thứ nhất là tại điều 601 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Quy định thứ hai là tại điều 602 về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Theo cả hai quy định này, người chịu trách nhiệm bồi thường là công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Tuy nhiên, để có thể yêu cầu bồi thường, đầu tiên cần phải có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về mức độ ô nhiễm môi trường. Tiếp đó người dân cần phải chứng minh thiệt hại mà họ đang phải gánh chịu do ảnh hưởng của vụ cháy.
Thiệt hại ở đây là thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại phải hợp lý. Ví dụ như chuyển nơi ở mới tới một nơi sang trọng, đắt đỏ sẽ khó được coi là hợp lý.
Hoặc chuyển trường học mới phải mất các khoản tiền không nằm trong danh mục được Nhà nước công nhận thì cũng sẽ không được chấp nhận…
Để có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại, gia đình chị cần thống kê chi phí rồi đề nghị công ty Rạng Đông thanh toán.
Trong trường hợp phía công ty không thanh toán hoặc chưa thanh toán để chờ kết luận chính thức, gia đình chị có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân để đề nghị Tòa án buộc công ty Rạng Đông bồi thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch giao cho Binh chủng Hoá học xử lý sự cố môi trường quanh nhà kho của công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
" alt=""/>Tư vấn pháp luật: Công ty Rạng Đông cháy, dân có thể đòi bồi thường?Trong đó, bị cáo Phan Thanh Hữu cầm đầu đường dây, với việc góp 40% số vốn và ba tàu thủy, vận chuyển gần 200 triệu lít xăng nhập lậu từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ, đối tượng đã thu lợi bất chính hơn 156,2 tỷ đồng.
Cụ thể, Phan Thanh Hữu cùng Đào Ngọc Viễn thỏa thuận góp vốn để nhập lậu xăng dầu với tổng số vốn hai đợt là 53,4 tỷ đồng. Trong đó, Hữu góp 40% số vốn, nhóm của Viễn góp 60% (Viễn góp 10%, ba người khác góp 50%), ăn chia theo tỉ lệ 4 - 6.
Sau khi đạt được các thoả thuận, các đối tượng phân công nhau, mỗi người phụ trách một phần công việc trong đường dây nhập lậu xăng dầu.
Ông trùm Hữu có trách nhiệm quản lý số tiền vốn, tìm khách hàng bán xăng nhập lậu và quan hệ với các lực lượng chức năng để đưa hối lộ phục vụ hoạt động buôn lậu; Viễn chịu trách nhiệm sử dụng tàu vận chuyển xăng từ Singapore về Việt Nam.
Sau khi xăng về tới Việt Nam, Hữu sẽ điều động tàu khác vận chuyển số xăng này cung cấp cho các đầu mối tiếp theo tại nhiều tỉnh thành để tiêu thụ.
Để vận chuyển xăng nhập lậu, Viễn sử dụng hai tàu biển đăng ký quốc tịch Panama gồm Pacific Ocean (3.000 tấn) và Western Sea (5.000 tấn) vào cảng Vopak (Singapore) lấy hàng rồi chở về Việt Nam. Tiếp đó, Hữu điều ba tàu thủy Nhật Minh 07, 08, 09 của mình đến nhận hàng, chở về nội địa bán cho khách.
Theo thỏa thuận, mỗi chuyến tàu Pacific Ocean, Viễn hưởng phí vận chuyển 1,6 tỷ đồng, Hữu hưởng 1 tỷ đồng (cho ba tàu Nhật Minh 07, 08, 09). Mỗi chuyến tàu Western Sea, Viễn hưởng 2,6 tỷ đồng, Hữu hưởng 1,8 tỷ đồng.
Từ 3/2020–2/2021, các đối tượng đã vận chuyển 48 chuyến với hơn 198 triệu lít xăng, tổng giá trị gần 2.600 tỷ đồng. Trong đó, Hữu hưởng lợi hơn 156,2 tỷ đồng.
Ngoài hợp tác với Hữu, Viễn còn góp vốn với một số đối tượng khác mua 2 tàu thủy vận chuyển xăng từ tàu Pacific Ocean đưa về tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ. Từ 2-4/2021, nhóm của Viễn đã buôn lậu 3 chuyến, vận chuyển trên 5,7 triệu lít xăng.
Tổng cộng, Viễn cùng các đồng phạm đã buôn lậu gần 204 triệu lít xăng với tổng giá trị hơn 2.690 tỷ đồng. Riêng cá nhân Viễn thu lợi bất chính trên 46,7 tỷ đồng.
Kết thúc phiên tòa ngày thứ 2, đại diện Viện KSND đã công bố 60 trang trên tổng số 142 trang của cáo trạng.
Huy Hoàng
" alt=""/>Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: Ông trùm thu lợi hơn 156 tỷ đồng![]() | ![]() |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS (Lô SX: 0001; NSX: 20/01/2023; HSD: 19/01/2026); Số ĐKSP: 11127/2020/ĐKSP; Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên. Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty Cổ phần BIGFA, địa chỉ: khu công nghiệp Lương Sơn, KM36-QL6, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Bảo An LUXURY, địa chỉ: thôn Cầu Giát, xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nơi lấy mẫu và chất cấm phát hiện: Nơi lấy mẫu: Nhà thuốc Nhật Tân, 115 Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chất cấm phát hiện là Sibutramine: 6,67 mg/g (3,04 mg/g) và Phenolphtalein: 6,89 mg/g (3,13 mg/viên).
" alt=""/>Phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm