Tại điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh) có một nam sinh đến muộn giờ làm bài hơn 15 phút và không được tham gia bài thi môn Ngữ văn.
![]() |
Thí sinh Phạm C.C. (nguyên là học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ) nức nở: “Tối hôm qua em sang ngủ trông nhà cho dì, sáng nay ngủ quên, đến 8h10 mới đến điểm thi. Em biết là đã bị muộn rồi nhưng không biết hôm sau có được cho thi lại hay không, nên đến hỏi các thầy cô ở Sở GD&ĐT”.
Vội vàng chạy đến theo con, mẹ em C. cho biết, vì nghĩ con trai mình thi buổi chiều nên không gọi cháu dậy.
Tại Sở GD&ĐT Nghệ An, các các bộ giải thích cho em C. việc cán bộ giám thị tại điểm thi đã làm đúng quy chế thi. Cán bộ sở cũng trấn an tinh thần, động viên thí sinh này.
![]() |
Điểm thi tại Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng |
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Nghệ An cho biết, Ngữ văn là một trong ba môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT quốc gia. Trường hợp thí sinh muộn không dự thi môn Ngữ văn đồng nghĩa với việc đạt điểm 0 và em không được xét công nhận tốt nghiệp THPT năm nay.
Ban chỉ đạo thi đã lưu ý các điểm thi nhắc nhở thí sinh và phụ huynh đến đúng giờ, không để xảy ra trường hợp lỡ thi đáng tiếc.
Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, sáng nay, toàn tỉnh có 68/31.713 thí sinh vắng thi môn Ngữ Văn. Có 1 thí sinh đưa điện thoại vào phòng thi, 1 thí sinh đến muộn giờ thi so với quy định. Không có Giám thị vi phạm quy chế thi, không có sự việc bất thường xảy ra.
Tại Hà Giang cũng xảy ra trường hợp tương tự: Một nữ sinh đến muộn đã không kịp tới dự thi.
Quốc Huy – Phạm Tâm - Linh Trang
Gia đình bị mất bò, nên thí sinh dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 là người đồng bào thiểu số ở huyện Đakrông (Quảng Trị) đã lên rừng tìm, quên luôn giờ thi.
" alt=""/>Nam sinh ở Nghệ An khóc nức nở vì dậy muộn, quá giờ thi THPT quốc gia 2019Trong năm qua, Adobe tập trung vào việc thêm các tính năng AI vào danh mục phần mềm dành cho các nhà sáng tạo chuyên nghiệp, bao gồm Photoshop và Illustrator. Công ty đã phát hành các công cụ sử dụng văn bản để tạo ra hình ảnh và hình minh họa, được dùng hàng tỷ lần cho đến nay.
Tuy nhiên, việc OpenAI trình diễn mô hình tạo video Sora đã làm dấy lên nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư rằng Adobe có thể bị phá vỡ bởi công nghệ mới. Adobe cho biết họ đang làm công nghệ tạo video và sẽ thảo luận thêm về nó vào cuối năm nay.
Adobe đang yêu cầu hơn 100 clip ngắn về các hành động và thể hiện cảm xúc của con người, cũng như các bức ảnh giải phẫu đơn giản của bàn chân, bàn tay hoặc mắt. Công ty cũng muốn có video về người "tương tác với các đồ vật" như điện thoại thông minh hoặc thiết bị tập thể dục. Nghệ sĩ không được cung cấp tài liệu vi phạm bản quyền, ảnh khỏa thân hoặc "nội dung xúc phạm" khác.
Trung bình mỗi phút video, Adobe trả khoảng 2,62 USD, dù cũng có thể lên tới 7,25 USD một phút.
Động thái của Adobe nhấn mạnh lượng dữ liệu khổng lồ cần để xây dựng các mô hình AI, làm nền tảng cho các sản phẩm sáng tạo nội dung phổ biến như ChatGPT. Đã có nhiều tranh luận và tranh cãi về nguồn dữ liệu đó. Trong một clip gây tranh cãi tháng trước, Giám đốc Công nghệ OpenAI Mira Murati cho biết không chắc liệu Sora có được đào tạo dựa trên các video của người dùng YouTube, Facebook hay Instagram hay không.
Adobe đã tìm cách tạo sự khác biệt cho các mô hình của mình bằng cách đào tạo chúng chủ yếu trên kho nội dung dành cho các nhà tiếp thị và đại lý sáng tạo. Trong trường hợp thư viện thiếu nội dung, công ty mua hình ảnh trực tiếp từ những người đóng góp. Nó cũng đề xuất trả tiền cho những người đóng góp để gửi một lượng lớn ảnh để đào tạo AI - như hình ảnh quả chuối hoặc cờ. Theo Bloomberg, họ nhận được từ 6 xu đến 16 xu cho mỗi hình ảnh.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Adobe mua video giá 3 USD/phút làm mô hình AITheo New York Post, Giáo sư Jean-Michel Claverie của Đại học Aix-Marseille, đồng tác giả nghiên cứu, đưa ra cảnh báo về việc thiếu các cập nhật quan trọng về virus “sống” trong băng vĩnh cửu sau các nghiên cứu ban đầu vào năm 2014 và 2015.
“Điều này dẫn tới giả thuyết sai lầm rằng những trường hợp như vậy rất hiếm xảy ra và virus ‘thây ma’ không phải là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng”, nhóm tác giả nhận định.
Để nghiên cứu những sinh vật đang thức tỉnh này, các nhà khoa học đã hồi sinh “virus thây ma” từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Loại lâu đời nhất - được đặt tên Pandoravirus yedoma có 48.500 năm tuổi. Đây là độ tuổi kỷ lục đối với một loại virus bị đóng băng quay trở lại trạng thái có khả năng lây nhiễm cho các sinh vật khác.
Virus trên phá vỡ kỷ lục trước đó của loại 30.000 năm tuổi được phát hiện ở Siberia vào năm 2013.
Chủng mới là một trong 13 loại virus được nêu trong nghiên cứu, mỗi loại sở hữu bộ gene riêng. Pandoravirus được phát hiện dưới đáy hồ ở Yakutia, Nga. Trong khi đó, những loại khác được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ lông voi ma mút đến ruột của một con sói Siberia.
Các nhà khoa học phát hiện, tất cả các virus “thây ma” đều có khả năng lây nhiễm và do đó là mối đe dọa sức khỏe. Họ cho rằng chúng ta có thể đối mặt với những đại dịch như Covid-19 trong tương lai khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy tiếp tục giải phóng các loại virus ngủ yên trong thời gian dài.
Virus mới có thể chỉ là phần nổi của tảng băng dịch tễ học vì có khả năng còn nhiều virus ngủ đông chưa được phát hiện.
Nhà virus học Eric Delwart, Đại học California (Mỹ) nói: “Nếu các tác giả đang phân lập virus sống từ lớp băng vĩnh cửu cổ đại, có khả năng những virus động vật có vú nhỏ hơn, đơn giản hơn cũng sẽ tồn tại trong tình trạng đông lạnh trong nhiều thời đại”.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định mức độ lây nhiễm của những virus chưa biết này khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, oxy và các yếu tố môi trường ngoài trời khác.
Đây không phải là sinh vật ngủ đông đầu tiên được đánh thức khỏi giấc ngủ băng giá. Vào tháng 6/2021, các nhà khoa học Nga đã hồi sinh những con giun "thây ma" bị đóng băng 24.000 năm ở Bắc Cực.