Clip trích đoạn phim về Chải và Pu trong 'Đi giữa trời rực rỡ' tập 10 (nguồn: SK Pictures)











Thu Hà Ceri và Long Vũ tương tác hài hước:
Quỳnh An
Ảnh, clip: FBNV

Clip trích đoạn phim về Chải và Pu trong 'Đi giữa trời rực rỡ' tập 10 (nguồn: SK Pictures)
Thu Hà Ceri và Long Vũ tương tác hài hước:
Quỳnh An
Ảnh, clip: FBNV
Bà tôi mất hồi tháng 6 năm ngoái ở tuổi 94. Bà ra đi trong ngày đầu tiên trời ở quê tôi đổ mưa sau một thời gian dài nắng nóng, khô hạn.
Thế nên mỗi khi mưa, những kỷ niệm về bà, về chuyện tình thuần khiết, chân thành, hy sinh của ông bà lại ùa về trong tôi. 70 năm trước, ông bà yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đó là lần ông đến nhà học nghề với bố của bà. Thời trai trẻ, ông tôi là người ưu tú, có nhiều tố chất nên được bố của bà chọn làm học trò, truyền nghề.
Ngay từ những lần gặp mặt đầu tiên, ông đã phải lòng người con gái dịu hiền, đảm đang, siêng năng của thầy mình. Bà tôi cũng thừa nhận, bà đã yêu ông ngay cái nhìn đầu tiên khi 2 người lần đầu gặp mặt.
Ông bà đến với nhau bằng tình yêu thuần khiết nhất. Cả một đời, bà luôn đứng sau chồng, dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho ông.
Bà luôn dành những đồ dùng tốt nhất, món ngon nhất cho ông. Còn mình, bà sơ sài, giản đơn đến mức “sao cũng được”. Bà yêu ông đến độ đi đâu xa cũng mong ngóng sớm về với ông.
![]() |
Ông bà tôi lúc còn bên nhau. Cả hai là niềm vui và lẽ sống của nhau. |
Thậm chí, khi già, phải vào bệnh viện trị bệnh, bà cũng đòi nhanh về với ông. Sau này, khi lẫn, bà quên hết mọi thứ, quên cả tên con cháu. Người duy nhất bà nhớ được là ông.
Ông thì khác. Dẫu yêu thương bà hết mực nhưng ông luôn cố giấu tình cảm ấy trong lòng. Thi thoảng, ông vẫn hay lạnh lùng rồi mắng yêu bà.
Thế nhưng những lúc bà ốm đau, ông lại phiền muộn, rơi nước mắt vì lo lắng. Mỗi lần như thế, ông thường động viên: “Cố lên mà sống cho có bà có ông, bà nhé”. Vừa nói, ông vừa rơi nước mắt khiến ai thấy cũng thương.
Đi đâu về, ông cũng cố gắng mua cho bà món quà gì đó, đôi khi chỉ giản đơn là tấm vải, cây lược, món ăn bà thích... Khi phải vào bệnh viện chữa bệnh, ông cũng lo bà không ai trông nom rồi luôn miệng hỏi thăm.
“Người đi không khổ bằng người ở lại”
Thương vợ , suốt chừng ấy năm, ông nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc bà còn hơn chăm lo cho bản thân mình. Có lẽ vì thế mà khi bà bệnh, nằm viện, chỉ có ông khuyên, đưa thuốc, đút cơm, bà mới chịu ăn, chịu uống.
Tôi nhớ lần bà bệnh nặng trước khi từ giã cõi đời. Bà cứ từ chối thuốc, không chịu cho bác sĩ tiêm, thậm chí gạt máy thở ra. Chỉ khi chúng tôi nói: “Bà phải uống thuốc cho khoẻ để về với ông” bà mới đồng ý. Thế mới thấy, bà thương yêu ông đến chừng nào.
Thế rồi bà cũng ra đi, bỏ lại ông một mình. Những năm cuối đời, bà đau bệnh suốt. Và, ông luôn là người ở cạnh bên bà. Ngày bà ra đi, con cháu không ai kịp giã từ, chỉ có ông bên cạnh, được nói lời tạm biệt với bà.
![]() |
Ông bà trong dịp mừng thọ của mình. |
Được tin, tôi từ Hà Nội về quê trong nỗi đau vô hạn. Về đến nhà, tôi vào phòng bà. Đến lúc này, tôi còn không tin bà đã ra đi. Tôi nhìn mặt bà lần cuối. Nỗi đau mất người thân bóp ngẹt tim tôi khiến tôi ước mình có thể ngất đi ngay lúc ấy.
Tôi sang phòng tìm ông. Ông ôm chầm lấy tôi bằng đôi tay run run, đôi chân đứng không vững. Rồi ông òa khóc, nói: “Bà mất bà rồi cháu ạ”.
Tôi đã cố kìm nén nỗi đau, cố không khóc để ông bớt buồn. Nhưng khi nghe câu nói ấy của ông, nỗi đau trong tôi bung vỡ. Hai ông cháu ôm nhau khóc òa.
Ngày gia đình tiễn đưa bà, ông nhốt mình trong nhà và khóc như một đứa trẻ. Tôi chưa bao giờ thấy ông đau đớn, khóc nhiều đến thế. Ông từ chối ra ngoài, ông nhất quyết không đưa tiễn.
Tôi hỏi, ông nói rằng, người đi không khổ bằng người ở lại nên ông không muốn chia tay bà. Thương tiếc bà, ông không ăn uống, ngủ nghỉ suốt mấy ngày liền. Ông khóc nhiều đến khản cổ, mất cả tiếng.
Sau khi bà ra đi, ông lủi thủi một mình. Ông trầm lắng, ít cười nói. Mỗi lần lên phòng thờ, ông vẫn thường nhìn lên di ảnh của bà rồi khóc và nói: “Nhớ lắm, thương lắm nhưng bất lực bà ơi! Sao người đi không phải là tôi”.
Ở bên nhau tận 70 năm nhưng ông bà yêu nhau trọn vẹn đến những phút giây cuối cùng của đời người. Niềm vui của ông bà không phải là vật chất mà đơn giản là được bên nhau, cùng nhau nhìn con cái lớn lên và cùng nhau già đi.
Tình yêu, hôn nhân của ông bà tồn tại, phát triển theo quan điểm “hỏng thì tìm cách sửa, sai thì làm lại”. Thế nên, suốt 70 năm, mối tình ấy vẫn sâu đậm và khiến chúng tôi cảm phục, noi theo.
Đào Thị Linh
Đọc những lá thư tình ba gửi cho mẹ, tôi ngỡ ngàng trước chuyện tình siêu lãng mạn của hai người. Tình yêu ấy khiến tôi tin rằng trên đời có chuyện trọn kiếp chỉ yêu một người.
" alt=""/>Cụ ông 70 năm nấu ăn, giặt giũ cho vợ: Giá mà người chết trước là tôiNgười Nhện là một trong nhữngbiểu tượng siêu anh hùng ấn tượng nhất gắn với New York. Do vậy, hình ảnh NgườiNhện xuất hiện tại Quảng trường Thời Đại vào đêm giao thừa khiến các fan vô cùnghào hứng.
Bối cảnh của trích đoạn phim vừatung ra bắt đầu tại Quảng trường Thời Đại. Những kẻ thù của Người Nhện trongphần 2 gồm Electro, Rhino và Green Goblin dần xuất hiện, chiêu đãi người tham dựbuổi lễ những cảnh chiến đấu đẹp mắt và không kém sức tàn phá.
Vào đúng thời khắc giao thừa, saukhi quả cầu pha lê được thả xuống, 'Siêu anh hùng của Quảng trường Thời Đại2014' đã xuất hiện trong màn thả hoa giấy đầy màu sắc.
Tôi là một nhân viên PR của một công ty dược phẩm. Công việc cũng không quá bận rộn nhưng từ khi có con nhỏ, cả trăm việc không tên đổ lên đầu khiến tôi quên hết khái niệm chăm chút cho bản thân.
Mỗi sáng đi làm, tôi mặc vội cái quần jean, cái áo phông rồi chạy đến cơ quan để kịp giờ. Có khi vội quá, đầu còn chưa kịp chải, chân còn xỏ nhầm vào đôi giày của mẹ chồng. Đến công ty ngày nào cũng nhấp nhổm làm việc nhanh chóng để về lo cho con, lo việc nhà, lo chăm bố mẹ chồng.
Tôi được đánh giá là tuýp người phụ nữ truyền thống, sẵn sàng hi sinh để lo cho gia đình, con cái. Nhưng khổ nỗi, chồng tôi lại thờ ơ, gia trưởng không chịu giúp đỡ việc gì. Chồng tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty bảo hiểm. Công việc có thể nói là nhiều nhưng nhiều người đàn ông thành công mà tôi biết họ bận rộn nhưng vẫn luôn dành cho vợ con một khoảng thời gian không nhỏ.
Thậm chí, như sếp tôi, lịch trình hàng ngày dày đặc nhưng hầu như ngày nào anh cũng cố gắng về ăn cơm với vợ, cuối tuần nào cũng đưa con gái đi chơi. Càng nhìn vào gia đình người khác, tôi lại càng ấm ức khi chồng mình lúc nào cũng vô cảm. Ngày nào cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về, có ngày về sớm thì cắm mặt vào máy tính, rồi điện thoại.
Không chỉ phục vụ chồng, phục vụ con, tôi còn phải nai lưng ra chăm sóc bố mẹ chồng. Người ta bảo khác máu tanh lòng quả chẳng sai. Bố mẹ chồng tôi thấy con trai thờ ơ việc nhà, cháu nghịch ngợm còn tôi thì đầu bù tóc rối nhưng ông bà coi đó là chuyện đương nhiên, mặc tôi một mình xoay sở. Có lúc nhiều việc, quên việc nọ việc kia thì ông bà lại bêu riếu, trách móc tôi đủ điều.
Ở nhà chồng, bao giờ cũng dậy sớm nhất và đi ngủ muộn nhất. Ngày nào lên giường cũng trong tình trạng kiệt sức nhưng chồng tôi đâu có quan tâm hay an ủi tôi lấy một câu.
![]() |
Buồn chuyện chồng, chuyện gia đình nên đến cơ quan tôi hay tâm sự cùng một anh đồng nghiệp ngồi cạnh tôi.
Ban đầu, mục đích tôi kể chuyện để nghe nhận xét khách quan từ người ngoài cuộc đồng thời muốn nghe lời khuyên để biết cách cư xử cho hợp lý. Nhưng dần dà, chúng tôi thành những người bạn thân, chia sẻ với nhau những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Đồng nghiệp của tôi là chàng thanh niên phong độ, đã có gia đình nhưng vợ đi nghiên cứu sinh nước ngoài nên anh sống như người đàn ông độc thân đã hơn năm nay.
Chúng tôi cứ thân thiết, gần gũi như thế, đến một ngày anh bất ngờ thổ lộ anh thích tôi, muốn chia sẻ cùng tôi vui buồn, muốn chúng tôi tiến xa hơn nữa. Bản thân tôi chỉ coi anh như một người anh trai nên không có ý nghĩ sẽ có gì sâu đậm hơn thế. Tôi từ chối vội và từ hôm sau tự giữ khoảng cách để anh không hiểu lầm. Nhưng anh vẫn thế, vẫn dịu dàng, tỉ mỉ và chăm chút tôi mỗi khi tôi đến cơ quan.
Trong một buổi chiều vì bận việc nên về đón con muộn, tôi mải phóng xe nhanh và vô tình bị quệt xe ngã văng ra đường. Chân tôi trầy xước chảy máu, tay tôi tê cứng và cả người tôi run lên vì chưa hoàn hồn sau cú ngã. Tôi gọi điện cho chồng thì anh nói anh bận và bảo tôi tự gọi taxi hay nhờ bạn đưa về.
Lần đầu tiên từ khi lấy nhau tôi phải gọi chồng ra đón vì bị ngã nhưng nhận được thái độ thản nhiên đến phũ phàng, quá thất vọng, tôi ngồi giữa đường khóc như mưa. Nghĩ thế nào tôi nhấc máy lên gọi cho đồng nghiệp tôi. Ngay lập tức, anh có mặt, đưa tôi tới bệnh viện để sát trùng, băng bó vết thương và đưa tôi về nhà.
Sau lần "cứu cánh" ấy, tôi quá giận chồng tôi đến cả tuần lễ không nói chuyện. Chồng tôi về nhà thấy vợ giận cũng không xin lỗi hay an ủi vợ. Uất ức trước hành động vô tâm ấy, tôi quyết định đến với đồng nghiệp tôi để thỏa cơn giận. Đến với anh đồng nghiệp trẻ trung, dịu dàng, cuộc đời tôi như sang một trang mới.
Tôi tươi tắn hơn, hạnh phúc hơn, màu sắc hơn. Vì làm cùng cơ quan nên chúng tôi có nhiều thời gian gần nhau. Anh đưa tôi đi ăn, xem phim và đưa tôi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tôi như được sống lại thời yêu đương của tuổi trẻ mà bấy lâu cứ tưởng nó chỉ có trong phim.
Đi ra ngoài vui vẻ là thế nhưng mỗi khi về nhà, tôi lại nghĩ về mối quan hệ của chúng tôi. Tôi không muốn mình trở thành người phá vỡ hạnh phúc gia đình anh, không muốn có lỗi với con gái bé bỏng của tôi.
Tự ăn năn nhưng khi nghĩ về chồng, về gia đình chồng, về cuộc sống như địa ngục của tôi suốt 5 năm nay, tôi lại chỉ có niềm vui duy nhất là những giây phút vui vẻ ở bên anh. Tôi không biết việc tôi trả thù chồng lại khiến tôi rơi vào hoàn cảnh éo le thế này!
(Theo Công luận)
" alt=""/>Trả thù chồng vô tâm, tôi lao vào tình công sở