Từng giọt thuốc hóa chất tí tách nhỏ xuống, len lỏi vào cơ thể của Ngọc Hân. Cô bé 5 tuổi có khuôn mặt bầu bĩnh, dễ mến nhưng mái đầu đã trọc tóc, để lộ nhiều vết sẹo dài và sâu, vô cùng đáng thương. Ở bệnh viện đông đúc, con chẳng còn sợ người lạ, chỉ mở to đôi mắt xoe tròn, lặng lẽ nhìn. |
Căn bệnh u não ập đến quá bất ngờ đối với đứa trẻ mới hơn 5 tuổi. |
Cha mẹ ly hôn, Ngọc Hân sớm thiếu vắng hơi ấm của cha khi mới 8 tháng tuổi. Một mình mẹ con, chị Trương Thị Phương Dung tần tảo làm lụng để nuôi 2 con thơ nhỏ dại. Nỗi đau mất con trai đầu do đuối nước luôn hằn in trong tâm trí, khiến chị lo lắng, sợ hãi, trông nom kỹ càng 2 đứa nhỏ từng bước đi.
Đáng tiếc, “trời xanh không thấu” cho tấm lòng của người mẹ. Cuối tháng 8 năm ngoái, khi dịch Covid-19 căng thẳng ở phía Nam, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nơi mẹ con chị mướn trọ cũng chẳng thể tránh bị ảnh hưởng. Đúng lúc này, con gái chị lại đổ bệnh.
Sau những lần Ngọc Hân kêu đau đầu, hay nôn ói, chị Dung đưa con đi khám ở huyện nhưng không ra bệnh. Đầu tháng 9, chị đưa con lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, bác sĩ nghi ngờ có khối u trong não, lập tức chuyển con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm, chị Dung đau đớn nhận kết quả con gái bị u não. Ngọc Hân phải trải qua những đợt phẫu thuật cắt bỏ khối u và đặt ống dẫn lưu. Có những lần bị nhiễm trùng hoặc tắc ống dẫn khiến dịch tràn lên não, đe dọa tính mạng, nhưng may mắn con đều qua khỏi.
 |
Hơn 6 tháng qua, Ngọc Hân đã rất kiên cường chống chọi với tử thần... |
 |
Tiếng khóc nức nở của con chỉ cất lên khi quá đau đớn hoặc nhớ anh trai. |
Cuối tháng 10, Ngọc Hân được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để hóa trị. Những lọ hóa chất bỏng rát rót vào cơ thể con, khiến mái tóc mềm rụng dần tơi tả, miệng lở loét, thiếu máu liên tục. Nhưng “chiến binh nhí” dũng cảm đã vượt qua được 4 đợt thuốc. Hiện tại, khi tiến hành toa thứ 5, con đã mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Ngọc Hân từ nhỏ đã phải thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, nên lúc này, dù ở bệnh viện, môi trường xa lạ nhưng cô bé không hề lạ lẫm. Con chỉ khóc khi đau đớn hoặc nhớ anh trai.
Chị Dung cho biết, mới đây, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định cho con xạ trị 31 tia. Tuy nhiên, trong quá trình mô phỏng mặt nạ để xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu, Ngọc Hân còn quá nhỏ nên không chịu hợp tác.
“Bác sĩ nói chi phí xạ trị ở Bệnh viện Ung bướu khoảng 60-70 triệu đồng. Nhưng nếu con không hợp tác thì tôi phải đưa con ra Huế, bệnh viện ngoài đó có thể gây mê xạ trị cho trẻ em. Tôi rất lo sợ, tiền không có, mà nếu ra Huế thì quá xa xôi…”, chị Dung giãi bày.
 |
Buổi mô phỏng mặt nạ xạ trị ngày 2/3 đã thất bại, chị Dung phải năn nỉ xin bác sĩ cho con gái thêm cơ hội. |
Đã gần 5 năm kể từ sau khi ly hôn, chị mướn trọ, ngày ngày bán cá viên chiên để nuôi 2 con nhỏ. Thu nhập còm cõi chắt bóp lắm mới đủ đóng trọ và ăn uống cho 3 mẹ con. Bởi vậy, khi con gái phát bệnh, chị chẳng có một đồng dành dụm, phải vay mượn khắp nơi, đồng thời nhờ bà con chòm xóm, trường học của con gom góp, chị mới có tiền để đưa con đi trị bệnh. Thế nhưng, ở quê ai cũng khó khăn, chẳng còn giúp thêm được nữa. Chị lại chẳng có gì đáng giá để thế chấp, nên cũng không thể vay.
Chị Dung nhẩm tính, hơn 6 tháng đưa con đi khám và chữa bệnh, thêm cả tiền đi lại, ăn uống, 2 mẹ con chị đã chi phí hết hơn 100 triệu đồng. Trong đó phần lớn là tiền vay mượn của người thân quen. Giờ đây bỗng chốc cần số tiền lên tới 60-70 triệu đồng, chị không biết làm sao mới lo xuể.
“Mấy bữa nay, mẹ đẻ của tôi đang nằm chạy thận cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà bị bệnh thận lâu rồi, nhưng không có tiền chữa, phải uống thuốc lá để cầm cự, bị ngất xỉu mới đi cấp cứu. Ông bà nội của bé cũng nghèo, còn đang phải chăm con trai mới 10 tuổi của tôi. Tôi nhẵn túi rồi, biết lấy gì cứu con bây giờ. Xin cứu con tôi với!”, người mẹ khổ sở bật khóc.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trương Thị Phương Dung; Địa chỉ: Tổ 7, ấp Mỹ Lược, xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Điện thoại: 0989808524.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.060 (Bé Võ Nguyễn Ngọc Hân)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081." alt=""/>Con gái nhỏ cần 60 triệu đồng xạ trị, mẹ đơn thân trắng tay cầu cứu
Sở Xây dựng TP.HCM vừa trình UBND Thành phố phê duyệt bộ tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng và hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 ngay tại công trình. Việc phân loại công trình được phép xây dựng và hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM được thực hiện trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Xây dựng cũng như phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
 |
Một số công trình xây dựng thuộc các khu vực đạt "mức bình thường mới" sẽ được thi công trở lại. |
Trước đó, ngày 15/9, Sở Xây dựng TP.HCM lấy ý kiến chuyên môn và ngay trong ngày đã nhận được sự thống nhất của Sở Y tế về bộ tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng nói trên.
Theo tiêu chí, các công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM được phân thành hai loại, gồm: Công trình xây dựng thuộc các khu vực đạt “mức bình thường mới”; và công trình thuộc các khu vực “nguy cơ rất cao”, “nguy cơ cao”, “nguy cơ”.
Công trình xây dựng được phép thi công thuộc các khu vực đạt “mức bình thường mới” gồm:
Công trình xây dựng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của Thành phố; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp; công trình phục vụ quốc phòng, an ninh đã triển khai thi công;
Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật ngoài đô thị, cách xa điểm dân cư tập trung;
Công trình xây dựng sắp hoàn thành khi đưa vào khai thác sử dụng có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội; công trình đang thi công xây dựng bắt buộc phải tiếp tục triển khai để đảm bảo kỹ thuật công trình, an toàn tính mạng cộng đồng hoặc ảnh hưởng, gây mất an toàn cho công trình liền kề;
Công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; công trình sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị trong phạm vi mặt bằng của doanh nghiệp.
Đối với các công trình thuộc khu vực “nguy cơ rất cao”, “nguy cơ cao” và “nguy cơ” phải tạm dừng hoạt động thi công tại công trình, trừ những công trình xây dựng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và công trình xây dựng khẩn cấp theo yêu cầu của Thành phố.
Nhằm đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình được phép thi công, Sở Xây dựng TP.HCM đưa ra một số quy định như: Toàn bộ lao động trực tiếp tại công trình phải có “Thẻ xanh Covid”; chủ đầu tư và nhà thầu phải có phương án phòng, chống dịch tại công trình, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp để lây lan dịch bệnh tại công trình…

Không phải ô thông gió, đây mới là nơi dễ lây lan Covid-19 nhất ở chung cư
Từ những ca nhiễm Covid-19 trong chung cư, không ít cư dân lo lắng virus phát tán theo hệ thống thông gió. Tuy vậy, có những nơi khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng cư dân thường dễ bỏ qua.
" alt=""/>Những công trình xây dựng nào ở TP.HCM sẽ được thi công trở lại?