Trong vai có nhu cầu mua đất làm homestay nghỉ dưỡng, chúng tôi được một số môi giới dẫn đi xem một số mảnh đất tại huyện Vân Hồ, có vị trí đẹp bám mặt đường lớn, gần nút giao cao tốc và quốc lộ 6.
Hai trong số các lô đất môi giới dẫn đi xem ở xã Vân Hồ đều là đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm, nhưng có giá phát ra khá cao khi có vị trí sát đường lớn.
Mảnh đất diện tích hơn 1ha, bám mặt đường khoảng 100m được báo giá 120 triệu đồng một mét mặt đường. Mảnh đất này có giá khoảng trên 12 tỷ đồng.
Cũng với mức giá đó, mảnh đất chỉ khoảng 4.000m2, bám mặt đường 80m, có giá khoảng hơn 9 tỷ đồng.
Nằm tại xã Chiềng Khoa, mảnh đất trồng cây lâu năm diện tích 10ha đang được trồng chè được môi giới đánh giá 'không có mảnh nào đẹp hơn'. Mảnh đất này có vị trí rất gần nút giao số 5 cao tốc đang triển khai.
Môi giới phát giá bán mảnh đất này 25 tỷ đồng, tức 2,5 tỷ đồng/ha. Với giá bán này, mỗi mét vuông đất trồng cây lâu năm có giá 250.000 đồng.
Mảnh đất này đã ra sổ được 8ha, hạn sử dụng đến giữa năm 2064.
Tiếp tục tìm hiểu, tại xã Chiềng Yên, nơi có cao tốc đi qua, chúng tôi được ông Hà Văn Phúc, Chủ tịch xã Chiềng Yên cho biết, đường cao tốc qua 3 bản ở xã Chiềng Yên gồm: Pà Puộc, Suối Mực và Piềng Chà.
Theo ông Phúc, khu vực đường cao tốc trực tiếp đi qua cách trung tâm xã Chiềng Yên khoảng 2km; nhà đầu tư tìm đất chủ yếu tập trung ở một số khu vực như bản Nà Bai, Phụ Mẫu, bản Tuyết, khu suối nước nóng, thác Tà Nàng.
“1-2 năm gần đây, khi có thông tin về đường cao tốc, đã có những cá nhân, doanh nghiệp ở dưới xuôi đến săn lùng, tìm kiếm đất ở địa bàn xã. Thị trường bất động sảncó sự tăng giá, các hộ dân có đất có sổ tự giao dịch với nhau, chủ yếu là đất nương rẫy, đất thổ cư”, ông Phúc thông tin.
Cũng theo Chủ tịch xã Chiềng Yên, trước đây, bà con thường cho nhau mượn đất, như cho nhau mớ rau; thế nhưng khi có các thông tin quy hoạch làm đường, đất có giá trị hơn khi có người về hỏi mua, cũng phát sinh nhiều đơn tranh chấp đất đai.
“Bà con mua bán đất không qua xã, nhưng thông tin tôi nắm được, có những giao dịch mua đất đồi diện tích chỉ 1.000 - 2.000m2 với giá 1,2 - 1,7 tỷ đồng”, ông Phúc cho hay.
Số liệu từ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Vân Hồ cung cấp tới PV VietNamNetcho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện Vân Hồ đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hơn 50 trường hợp. Trong đó, nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm khác. Người nhận chuyển nhượng, ngoài người dân tại Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La) còn có nhiều người đến từ Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình… |
Đất trồng cây có được làm homestay nghỉ dưỡng?
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Hoàng Khiêm, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Hồ (Sơn La) cho biết: Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Mường Men là 3 xã trên địa bàn huyện có cao tốc. Việc mua bán, chuyển nhượng đấtở mức độ giao dịch bình thường, chưa có sự sôi động hay người nơi khác đổ xô về mua bán.
Ông Khiêm cho hay, cũng có một số nhà đầu tư về đầu tư theo hình thức dự án ở những nơi có danh lam thắng cảnh như thác nước, cao tốc.
Tuy nhiên, giá đất chưa có sự thay đổi. Thị trường chỉ sôi động thời điểm cuối năm 2021, sau đó lại chìm xuống đến tận bây giờ.
“Chúng tôi chưa thấy có giao dịch nào mua vài héc-ta. Mua bán tự do cũng khá rủi ro vì rất có thể mua xong lại không làm được gì, có khi lại đi làm nông dân”, ông Khiêm nói.
Đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm khác có được làm homestay nghỉ dưỡng?
Ông Khiêm cho biết: “Chúng tôi quản lý theo luật, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chỗ nào có thể làm homestay, dịch vụ thương mại phải theo quy hoạch, chương trình dự án. Không phải cứ mua là triển khai, xin là cho, không phải như thế. Phải đúng quy định. Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch”.
Theo ông Khiêm, kế hoạch, quy hoạch được công khai, đưa lên trang thông tin của huyện, gửi về các xã. Khi người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã phù hợp thì không có lý do từ chối.
“Nếu không phù hợp, không đúng với kế hoạch, quy hoạch, kể cả áp lực từ trên xuống chúng tôi cũng chịu. Không có chuyện tự nhiên mua đất rồi xin làm homestay nghỉ dưỡng. Cũng có chỗ tự phát làm, ủy ban các xã sẽ xử lý vi phạm”, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Hồ khẳng định.
Vậy, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây sang làm homestay nghỉ dưỡng như thế nào, có khó không?
Trả lời câu hỏi của PV, ông Khiêm cho biết, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo luật định.
“Nhà đầu tư sẽ lập dự án, tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt cho phép chuyển đổi mục đích… đủ điều kiện là được chứ không khó”, ông Khiêm nói.
Cũng theo vị này, hiện huyện Vân Hồ cũng lập quy hoạch mới, có chính sách thu hút nhà đầu tư.
“Khi các nhà đầu tư đến, chúng tôi sẽ giới thiệu quy hoạch, nhà đầu tư đăng ký lập dự án. Có một số nhà đầu tư lớn như Sungroup đang nghiên cứu toàn bộ khu vực theo quy hoạch khu du lịch quốc gia, đề xuất khoảng 2.000ha. Hay nhà đầu tư Tập đoàn Tuần Châu cũng đang nghiên cứu, đề xuất lập dự án nghỉ dưỡng, du lịch”, ông Khiêm thông tin thêm.
Đón đọc bài tiếp: Đất đồi chè, vườn cây Mộc Châu tăng gấp 6 'ăn theo' cao tốc, toan tính chuyển đổi làm homestay
Nhóm Phóng viên
Điều dưỡng trưởng của Khoa Nội tiết, Đặng Thị Nga, chia sẻ cả đốt ngón chân của bệnh nhân bị hoại tử bốc mùi, chăm sóc vết thương thông thường không hiệu quả. Các điều dưỡng có ngày phải thay băng cho bệnh nhân nhiều lần vì dịch tiết ra nhiều.
Với vết thương của bệnh nhân sau khi tình trạng nhiễm trùng cấp tính được kiểm soát, bác sỹ tháo bỏ ngón chân để bảo tồn các ngón còn lại. Sau gần 1 tháng tích cực điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện với chỉ số bạch cầu về bình thường, chỉ số đường huyết được kiểm soát.
Mỗi tháng tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận và điều trị rất nhiều ca mắc đái tháo đường có biến chứng bàn chân. Đặc biệt, nhiều trường hợp tự ý ngâm chân bằng nước nóng hoặc các loại cỏ cây không rõ nguồn gốc hoặc tự ý điều trị kháng sinh, dẫn đến nhiễm trùng nặng.
Bệnh nhân vẫn chủ quan không đi khám ở bệnh viện do nghĩ vết thương nhỏ có thể tự lành. Trong khi bàn chân, ngón chân là bộ phận tiếp xúc nhiều với bụi nền đường và nước bẩn, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tình trạng hoại tử lan rộng có thể xảy ra, thậm chí phải cắt cụt chi, đe dọa đến tính mạng.
GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, cho biết hiện có khoảng 5,7% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường, tương đương hơn 5 triệu người. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng bàn chân với các yếu tố thuận lợi như nhiễm trùng, mạch máu hay biến chứng thần kinh.
Theo thống kê, nguy cơ loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường là 15%, cứ mỗi 30 giây lại có một người bị cắt cụt chi do đái tháo đường.
Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị tổn thương loét chân, thường xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái. Các vết loét thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân.
Đến lúc này, mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không có kết quả. Vì vậy, các bệnh nhân đái tháo đường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.
Chị Trang chăm con trai sốt xuất huyết tại bệnh viện đã 8 ngày nay
Chị Thế Thị Thu Trang ở Đan Phượng, Hà Nội, chia sẻ, cách đây 8 ngày, cậu con trai lớn 6 tuổi đột ngột sốt cao 40-41 độ C, nôn. Gia đình cho uống hạ sốt, thân nhiệt chỉ giảm được một lúc rồi tăng trở lại. Khi đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng thăm khám, bé được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết.
Sau 3 ngày nằm viện, thấy tiểu cầu của con hạ thấp, chị xin chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Hiện tại, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng bé vẫn mệt nhiều, không ăn được, dưới da còn nhiều chấm xuất huyết.
Sau đó, bố chị Trang và con trai út 4 tuổi của chị cũng phát hiện mắc sốt xuất huyết, đang theo dõi tại nhà.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, độ tuổi trẻ mắc sốt xuất rất đa dạng, nhỏ nhất là trẻ sơ sinh vài ngày tuổi, mắc bệnh do mẹ truyền sang hoặc bị muỗi đốt.
Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện khởi phát giống nhiều bệnh nhiễm trùng hay nhiễm virus khác nên một số trường hợp ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm sốt virus.
Khi thấy con sốt, nhiều phụ huynh tự cho con hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, TS Lâm cảnh báo, cha mẹ tuyệt đối không dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết.
"Chúng tôi đã gặp nhiều phụ huynh sau khi dùng paracetamol để hạ sốt cho con nhưng không đỡ nên đã chuyển sang dùng ibuprofen, hậu quả trẻ phải nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hoá rất nặng”, bác sĩ Lâm cảnh báo.
TS Nguyễn Văn Lâm cảnh báo, tuyệt đối không dùng ibuprofen và aspirin để hạ sốt khi sốt xuất huyết
Aspirin và ibuprofen có tác dụng hạ sốt sâu, kéo dài nhưng có nhiều tác dụng phụ, ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến bệnh nhân tăng nguy cơ chảy máu. Aspirin còn có tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.
Khi bệnh nhân uống 2 thuốc này, ở thể nhẹ có thể chỉ xuất huyết dưới da, thể nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu răng, chảy máu cam thậm chí nôn ói ra máu, chảy máu ồ ạt.
Loại thuốc hạ sốt an toàn nhất khi trẻ mắc sốt xuất huyết là paracetamol, liều ở trẻ em 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ.
Song song với hạ sốt, phụ huynh cần để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng để có sức khỏe chống lại virus.
Theo TS Lâm, trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao 2-3 ngày đầu, có thể kèm theo ban xuất huyết, đau bụng, nôn ói, kém ăn, tiểu ít… các trường hợp nặng có thể xuất huyết tiêu hoá, rối loạn ý thức.
Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát con để khi có biểu hiện bất thường đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho trẻ nhập viện hoặc theo dõi tại nhà.
Với sốt xuất huyết, nguy hiểm nhất là giai đoạn ngày thứ 3-6, trong 4 ngày này, trẻ có thể gặp tình trạng sốc do mất dịch hoặc thừa dịch.
"Ngày thứ 3-4, trẻ mắc sốt xuất huyết có nguy cơ mất dịch nên cần bù dịch. Tuy nhiên, việc bù dịch cần có chỉ định của bác sĩ. Từ ngày thứ 5-6 là giai đoạn tái hấp thu và hồi phục, nếu bù dịch không đúng có thể gây tràn dịch đa màng, nguy hiểm tới tính mạng”, TS Lâm lưu ý.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua đã ghi nhận thêm 228 ca sốt xuất huyết, tăng 76 trường hợp so với tuần trước. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có hơn 1.800 trường hợp mắc, dù giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng đến nay đã có 2 trường hợp tử vong.
Thúy Hạnh
Hà Nội ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết trong vòng 2 tuần qua. Bệnh nhân sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
" alt=""/>Bác sĩ cảnh báo loại thuốc hạ sốt tuyệt đối không dùng khi sốt xuất huyết