Không cúng giỗ cho người đã khuất, người dân tộc Nùng ở Bắc Giang lại tiến hành làm cỗ, báo hiếu cho cha, mẹ khi họ đang có mặt trên cõi đời.
" alt=""/>Bí kíp ăn tôm hùm sang chảnh, không sót thịtChia sẻ vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính Lê Hồng Phong nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa trong giai đoạn mới được xây dựng nhằm triển khai thực hiện các quan điểm, Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chấn hưng, phát triển văn hóa xây dựng con người Việt Nam.
“Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa khi được ban hành sẽ góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách của văn hóa trong thời kỳ mới. Đồng thời, chương trình nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ, phát triển văn hóa bền vững”, ông Phong nhấn mạnh.
Ông Lê Hồng Phong cho rằng, vì văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, quan điểm tiếp cận đầu tiên khi thiết kế chương trình là ưu tiên những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để đầu tư, tránh dàn trải, cào bằng.
Bộ VHTT&DL đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tham vấn, xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa; đánh giá tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, các đề án, dự án giai đoạn trước để có cơ sở cho những chương trình tiếp theo, đề xuất các nội dung đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm. Trên tinh thần đó, chương trình được thiết kế với tổng số 10 nội dung thành phần.
“Hiện giờ, việc triển khai nhiệm vụ này dừng ở bước xin chủ trương đầu tư; tổng hợp những nội dung, nhu cầu có tính cấp thiết từ các Bộ, ngành Trung ương, địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước để thẩm định chủ trương đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá trước khi trình Quốc hội”, ông Phong nói.
Về nội dung chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, ông Lê Hồng Phong cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT&DL và Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ và khẩn trương tiến hành các công việc cụ thể. Đến nay, toàn bộ thủ tục liên quan đến vấn đề tiền giải thưởng đã hoàn thành.
Vẫn làm các thủ tục để hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo"
Trả lời câu hỏi của báo chí về lộ trình hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo, Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá Lê Thị Thu Hiền cho biết, liên tục từ tháng 10/2022 đến nay, đơn vị đã và đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để thông qua con đường ngoại giao văn hoá, tập hợp hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc của ấn vàng Hoàng đế chi bảo; đồng thời đàm phán, thương lượng để triển khai các bước tiếp theo đưa ấn vàng hồi hương.
“Chúng tôi vừa hoàn thành các thủ tục pháp lý, trong đó có hai giấy tờ quan trọng gồm giấy xuất khẩu cổ vật ra khỏi Pháp và giấy xuất khẩu cổ vật ra khỏi Châu Âu. Thông qua đại diện phía Việt Nam và luật sư Hãng Million, các hồ sơ pháp lý về ấn vàng cũng như những nội dung liên quan đang được tích cực hoàn thiện trước khi bàn giao cho Việt Nam. Từ đó, có cơ sở cho chúng ta hoàn thành quá trình hồi hương hiện vật.
Dự kiến cuối tháng 10, các thủ tục liên quan cho việc hồi hương ấn vàng sẽ hoàn tất để phía Pháp có thể bàn giao lại cho Việt Nam”, bà Hiền cho hay.
Góc nhìn đặc biệt về những vị danh nhân đất Việt
Toả sáng đất trời Nam không chỉ là những hình ảnh tĩnh lặng mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật nhiếp ảnh và biên niên sử, đưa người đọc trở lại những năm tháng hào hùng của các danh nhân Việt Nam. Để có được những bức ảnh mang tính biểu tượng, tác giả đã đầu tư công sức, thời gian, thậm chí viết kịch bản chi tiết cho từng bức chân dung, thể hiện sự trân trọng đặc biệt đối với mỗi nhân vật, với tư cách là một nghệ sĩ và một nhà báo.
Trong cuốn sách, NSND Hoàng Kim Đáng chia sẻ góc nhìn khác biệt về các danh nhân. Những người theo ông đóng góp lớn lao cho văn hóa và khoa học nước nhà nhưng cuộc sống ngắn ngủi của họ khiến nhiều dự án lớn chưa thể hoàn thành.
“Các danh nhân Việt tôi khắc họa trong cuốn sách này hầu hết đều qua đời khi chưa đến 70 tuổi, phí quá!” - câu nói thể hiện sự tiếc nuối của ông, cũng là lời nhắc nhở về giá trị của những năm tháng đã qua.
NSNA Hoàng Kim Đáng khởi động dự án ở tuổi 83 và hoàn thành ở tuổi 85. Khi cuốn sách còn dang dở, ông gặp bạo bệnh phải nằm viện suốt tháng 7/2024, nhưng sau khi ra viện, ông tiếp tục làm sách với tinh thần chiến binh.
Một dấu ấn đáng nhớ trong tác phẩm là những bức ảnh và tư liệu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. “Tôi biết Trịnh từ lâu, nhưng phải đến 40 năm sau mới công bố bút tích cũng như một số câu chuyện lạ của đời ông”, tác giả chia sẻ.
Khi Trịnh Công Sơn qua đời, nhiều người nhận mình là bạn thân của ông, nhưng với NSNA Hoàng Kim Đáng, sự chân thành chỉ đến từ những người biết giữ gìn ký ức và tôn trọng giá trị tinh thần của người nhạc sĩ nổi tiếng.
"Còn sống còn in sách"
Với Hoàng Kim Đáng, nhiếp ảnh là nghệ thuật và sứ mệnh. Ông không ngừng sáng tạo, dù tuổi cao và nhiếp ảnh truyền thống ngày càng kém phổ biến. “Còn sống còn in sách” - ông nói, thể hiện ý chí kiên định trong việc tôn vinh và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc.
Trong thời đại nhiều người lựa chọn chụp ảnh bằng điện thoại và ít quan tâm đến nhiếp ảnh nghệ thuật, NSNA Hoàng Kim Đáng thẳng thắn chia sẻ, dù có người bảo ông “về hưu ăn hại", ông vẫn quyết tâm làm sách để khẳng định mình vẫn đang cống hiến.
Những tác phẩm như Toả sáng đất trời Namkhông chỉ là thành quả lao động mà còn là lời cam kết của ông với bản thân và thế hệ sau về tầm quan trọng của việc tôn vinh những người đã đóng góp cho đất nước. Sau khi về hưu, suốt 1/4 thế kỷ, ông đã hoàn thành 20 đầu sách và 4 triển lãm ảnh.
Sự kiện ra mắt sách tại Hà Nội của NSNA Hoàng Kim Đáng thu hút đông đảo đồng nghiệp và công chúng. Một triển lãm ảnh cũng được tổ chức, như một cách để tác giả giới thiệu những bức chân dung với mọi người, tạo cơ hội cho công chúng thấy góc nhìn mới lạ về các danh nhân Việt Nam qua ống kính của một nghệ sĩ tâm huyết.
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước đánh giá cao phong cách của NSNA, nhà báo Hoàng Kim Đáng trong Tỏa sáng đất trời Nam: “Anh có phong cách tròn trịa, đầy tình cảm và tâm huyết nghề nghiệp. Tôi đã học được nhiều từ anh. Gia đình các văn nghệ sĩ đều treo tác phẩm của anh một cách trang trọng, điều này chứng tỏ sự yêu quý của họ đối với Hoàng Kim Đáng.
Anh có khả năng chụp chân dung những người tài giỏi nhưng vẫn giữ được chất nông dân, chất lính, giản dị và chân phương. Anh nhặt nhạnh từng chi tiết nhỏ nhất để tạo nên nét riêng lạ, độc đáo, không giống ai. Các trang viết của anh chân thực, mỗi nhân vật đều có cái riêng và cuốn hút.
Đọc tác phẩm của anh, cảm nhận được sự chân thành, không chút giả dối. Thế hệ sau cần học hỏi cái thật, cái chân thành và sức sống trong từng tác phẩm của anh - một nghệ sĩ đáng yêu và đáng quý, một nhà báo, nhà văn thực thụ”.
Tinh thần “còn sống còn in sách” của NSNA Hoàng Kim Đáng là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng của một nghệ sĩ kiên cường, người dành cả cuộc đời để lưu giữ và tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc.
Ảnh: NVCC