


Ngoài ra, trường đưa ra mức điểm dự khuyết từ 24,5 đến 25. Nếu số học sinh đỗ chính thức nhập học không đủ, trường sẽ xét tới các em ở diện này, theo mức từ cao xuống thấp.
Xổ số khiến nhiều người đổi đời nhưng cũng mang lại những rủi ro, nguy hiểm. Ảnh: Time.
“Tôi thà không trúng xổ số còn hơn”
Hầu hết người trúng xổ số đều rơi vào tình trạng bối rối, không xác định được mục tiêu sử dụng số tiền lớn “từ trên trời rơi xuống”. Nhiều người thì lo lắng vì sợ đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm phát hiện. Họ cảm thấy gánh nặng khi cất giấu khoản tiền khổng lồ bên mình.
Một số khác trở nên dè chừng, cảnh giác cao độ, không dám “vung tay” chi tiêu quá lớn hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt vì sợ người khác dòm ngó, nghi ngờ.
“Rất nhiều người trong số họ gặp phải chuyện không vui vì sóng gió ập tới. Có người tự sát, người thì chạy theo các giá trị vật chất. Nhiều trường hợp khác thì gặp lục đục với gia đình, ly hôn hoặc trở nên điên loạn”, Don McNay, tác giả cuốn Life Lessons from the Lottery, cho hay.
![]() |
Nhiều người thắng giải đã mắc phải “lời nguyền xổ số” và gặp kết cục bi thảm. |
Jane Park (17 tuổi), người từng thắng 1 triệu euro trong giải Euromillions, cho biết sự căng thẳng khi trúng số đã hủy hoại cuộc đời cô.
“Tôi cảm thấy nặng nề vì có quá nhiều tiền khi còn trẻ. Mọi người bắt đầu đổ dồn sự chú ý vào tôi và ước có được số tiền như tôi. Tôi nghĩ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu tôi không chiến thắng”, cô gái 17 tuổi nói.
Phung phí vận may, mất phương hướng cuộc đời
Theo Time, với những người không có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng tiền thưởng, họ rất dễ phung phí vận may của mình vào những thứ vô bổ. Tổ chức Giáo dục Tài chính Mỹ chỉ ra rằng khoảng 70% những người đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn có nguy cơ mất trắng trong vòng vài năm.
Jack Whittaker (sống tại bang Virginia, Mỹ) đã trở thành triệu phú khi trúng 315 triệu USD vào năm 2002. Bốn năm sau đó, ông tuyên bố phá sản, đồng thời mất đi 2 người thân yêu nhất là con gái và cháu gái vì sử dụng ma túy quá liều.
Ngoài ra, Whittaker cũng bị cướp 545.000 USD khi đang ngồi trong xe hơi của mình lúc rời khỏi câu lạc bộ thoát y. Ông đã đổ lỗi cho tất cả bi kịch này là do thắng xổ số, theo ABC News.
“Cháu gái tôi đã chết vì tiền. Vợ tôi ước rằng bà ấy đã xé tấm vé ngay từ khi nghe tin trúng giải, tôi cũng vậy. Tôi ghét bản thân mình hiện tại”, Whittaker bày tỏ.
![]() |
Lời nguyền của xổ số khiến cuộc sống của nhiều người chiến thắng tồi tệ hơn thay vì cải thiện họ. Ảnh: ABC News. |
Abraham Shakespeare bị sát hại vào năm 2009 sau khi anh trúng giải độc đắc trị giá 30 triệu USD. Kẻ sát nhân đã bắn vào ngực Shakespeare hai phát và chôn anh dưới một tấm bê tông ở sau sân nhà. Anh trai của Shakespeare, Robert Brown, nói với BBC News rằng Shakespeare luôn hối hận vì đã trúng xổ số.
Một trường hợp khác là Sandra Hayes - tác giả của cuốn sách How Winning the Lottery Changed My Life - đã phải chia số tiền 224 triệu USD cho hàng chục đồng nghiệp của mình. Điều này khiến cô thất vọng về những người thân thiết nhất với cô.
“Tôi đã phải chịu đựng lòng tham của mọi người khi họ cố gắng moi thông tin về số tiền tôi đang có. Trông họ chẳng khác gì ma cà rồng đang cố gắng hút cạn tiền của tôi", Hayes chia sẻ.
Quản lý tiền thưởng
Tuy nhiên, tiến sĩ Daniel Cesarini - đồng tác giả của nghiên cứu về cuộc sống của những người thắng giải độc đắc sau 5-22 năm - cho rằng nếu biết cách quản lý chi tiêu của mình, họ vẫn giữ được tài sản trong hơn một thập kỷ sau khi lãnh thưởng.
“Chúng tôi nhận thấy những người thắng giải lớn ít tiêu hao tiền bạc hơn người chỉ giành được một số tiền nhỏ. Họ thường cắt giảm công việc nhưng khá hiếm trường hợp bỏ việc hoàn toàn”, Cesarini nói.
Các nhà nghiên cứu cũng đo lường sự hài lòng trong cuộc sống bằng cách khảo sát những người tham gia về mức độ hạnh phúc của họ. Kết quả nhận được hầu như cho rằng việc trúng số không thay đổi trạng thái tâm lý nói chung.
![]() |
Không biết cách kiểm soát chi tiêu có thể khiến người trúng giải lâm vào con đường nợ nần. Ảnh: One Lottery. |
Offwood đã làm việc với một vài người trúng giải cao nhất của Lotto NZ, Powerball - những chương trình xổ số nổi tiếng ở New Zealand, Mỹ - để giúp họ đối mặt với áp lực chiến thắng và đưa ra lời khuyên về cách đầu tư thông minh.
“Nếu giành được 10 triệu USD, bạn có thể chia nhỏ số tiền ở nhiều quỹ khác nhau để tránh hoảng loạn khi giữ quá nhiều tiền trong người”, Craig Offwood nói với The New Zealand Herald.
Để giúp những người chiến thắng vượt qua thời kỳ mất phương hướng ban đầu, nhiều chương trình xổ số còn cung cấp sách hướng dẫn những việc cần làm sau khi lãnh giải thưởng.
Một người đàn ông ở Virginia đã mua 25 tờ vé giống hệt nhau cho cùng một lần quay xổ số Pick 4 và mỗi vé đã mang về cho anh ta 5.000 đô la Mỹ (116 triệu đồng).
" alt=""/>Người trúng xổ số lo sợ tương lai, dè chừng người quenGiang Thanh hiện là giảng viên Đại học Clemson (South Carolina, Mỹ), nhưng hành trình để đi đến miền tri thức này không hề dễ dàng.
“Vốn ngoại ngữ của cô bé 10 tuổi sang Mỹ chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Sống, giao tiếp đã là một việc khó, học tập và hòa nhập càng khó hơn”, Giang Thanh cho biết.
![]() |
Giang Thanh sang Mỹ học tập và mưu sinh từ khi mới 10 tuổi. |
Giang Thanh sinh năm 1983 tại Bến Tre và lớn lên tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình trí thức.
Ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Giang Thanh, nữ sinh của trường Thủ Khoa Huân (Mỹ Tho) đã ý thức được bản thân sẽ noi theo bốn đời làm giáo viên của gia đình. Cô luôn tâm niệm phải học giỏi, phải luôn thử thách chính mình, biến mình thành phiên bản hoàn hảo hơn của bản thân.
Sang Mỹ tiếp tục con đường học hành, đó là điều mà Giang Thanh cùng ba mẹ nghĩ đến để giúp Giang Thanh đạt mơ ước. Tuy nhiên, quyết định này phụ thuộc hoàn toàn vào cô bé ham học và cá tính như Giang Thanh.
“Thanh rất sợ khi nghĩ đến việc phải rời xa vòng tay mẹ và gia đình để đến một nơi xa lạ. Nhưng trong sự lo sợ ấy lại có sự háo hức vì mình sắp được khám phá một chân trời mới, giúp mình thực hiện được ước mơ hoài bão vươn cao, vươn xa. Vì thế, Giang Thanh quyết định xin ba mẹ cho đi học ở Mỹ”.
Thế là cô bé 10 tuổi bắt đầu cuộc hành trình của mình đến một chân trời mới lạ. Những ngày đầu tiên khi xa Việt Nam, Giang Thanh không thể ngờ được rằng bản thân mình lại nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương nhiều đến thế.
Những háo hức buổi ban đầu khi cất bước lên đường dường như bị nỗi nhớ nhung và cô đơn vùi lấp, khiến cô bé khóc ròng mỗi đêm. Muôn vàn cảm xúc lẫn lộn, lo lắng, hối tiếc, rồi lại tự nhủ bản thân hãy can đảm lên… cứ thế hòa thành một cảm xúc khó tả.
Rồi bắt đầu đến việc đi học. Lúc đó, vốn ngoại ngữ của Giang Thanh rất ít, chỉ có thể giao tiếp đơn giản. Việc hòa nhập vào cuộc sống, vào trường lớp, bạn bè cũng trở thành gánh nặng tâm lý cho cô bé.
“Giang Thanh phải cố gắng bằng 300% các học sinh khác”, cô nói. Và để hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ, ngoài việc đi học, Giang Thanh thường xuyên đến thư viện, chơi thể thao, tenis… để có thêm nhiều bạn mới rồi học hỏi từ họ.
Điều mà Giang Thanh cảm nhận rõ ràng nhất khi bước đầu hòa nhập cuộc sống chính là “sốc văn hóa”. Trong suốt một năm ở trong tình trạng này, cô bé Giang Thanh mới quen dần và ổn định tinh thần để tiếp tục học tập.
Giang Thanh cũng cho rằng, ngoài những gian khó thì bản thân cô cũng khá may mắn khi trong quãng thời gian học tiểu học cô đã gặp được nhiều giáo viên tốt và những người bạn tốt, được giúp đỡ và động viên rất nhiều để cô vững vàng hơn.
Muốn muốn trở thành một người con khiến quê hương Việt Nam tự hào
![]() |
Giang Thanh thành thạo 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật, Việt. |
Bước vào trung học, đại học, vốn tiếng Anh của Giang Thanh đã tiến bộ hơn rất nhiều, cô bắt đầu đi làm thêm để kiếm thu nhập, trang trải cuộc sống, nhưng vẫn đặt việc học lên hàng đầu.
Khi có trong tay tấm bằng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp NC State University tại Raleigh (Mỹ), Giang Thanh đã tự học, mày mò một mình để sau đó một thời gian, cô thành thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Việt.
Nói về vốn ngoại ngữ này, Giang Thanh cho biết, cô không coi đó là việc học, mà đó là một sở thích trong cuộc sống vì cô thích tiếp thu những nền văn hoá mới.
“Ngôn ngữ chính là một phần quan trọng trong văn hoá của mỗi đất nước. Và Thanh cũng có một số người bạn đến từ các đất nước đó, họ cũng rất thích Việt Nam và cũng giúp đỡ Thanh rất nhiều. Nên Thanh đã quyết định học những ngôn ngữ này”, Á hậu cho biết.
Cô cũng tiết lộ thêm, động lực để cô sống và học tập chính là mong muốn cuộc sống của mình tốt hơn, đồng thời muốn trở thành một người con khiến quê hương Việt Nam tự hào.
Tốt nghiệp đại học vào năm 2014, Giang Thanh trở thành giảng viên Đại học Clemson, dành trọn tâm sức của mình để tiếp nối uớc mơ cho các bạn du học sinh đến từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Sáu năm qua, cô luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm kiến thức và không ngừng học hỏi.
Du học từ năm 10 tuổi, Giang Thanh tự hào là “người đi trước” đầy kinh nghiệm, hiểu những khó khăn của du học sinh để giúp đỡ các em một cách tốt nhất, dễ dàng và hiệu quả nhất. Cô cũng tự hào rằng, gia sản lớn nhất mà cô có lúc này chính là sự thành công của các du học sinh mà cô đã giúp đỡ tại Mỹ.
Giang Thanh hiện là giảng viên đại học Đại học Clemson (Mỹ) chuyên ngành Nông nghiệp. Năm 2002 cô đoạt giải Hoa khôi học đường tại Mỹ. Năm 2003, tại trường Đại học Nông nghiệp NC State University, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi thể thao. Năm 2016, Giang Thanh giành danh hiệu Á hậu Việt Nam toàn cầu. Năm 2019, cô giành danh hiệu Hoa khôi du lịch tại Bali. |
Sinh ra ở Bến Tre và lớn lên ở Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình bốn đời làm giáo viên, Giang Thanh cũng kế thừa truyền thống đó, bắt đầu con đường học tập của mình từ rất sớm.
" alt=""/>Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt thành thạo 4 thứ tiếng, du học từ năm 10 tuổi