Ngay sau khi cơ quan chị Thúy Hằng có một người được xác định dương tính với Covid-19, cả cơ quan trở thành F1, F2, F3… Tất cả F1 được đưa đi cách ly tập trung, trong khi F2, F3 thì tự cách ly tại nhà.Trong thời gian cách ly tại nhà, chị Hằng nghe các đồng nghiệp kể lại rằng, các ‘group’ dân cư trên mạng xã hội bắt đầu ‘sục sôi’ điều tra thân nhân của toàn bộ gia đình người bị cách ly.
‘Thôi thì đủ các thông tin được đưa lên mạng kèm theo đủ kiểu bình luận không liên quan gì đến việc chống dịch như: tên, tuổi, nơi làm việc, chức danh, hoạt động chuyên môn, thậm chí cả ảnh trao quyết định nhận chức, hành tung đi lại, gặp gỡ của người bị nghi nhiễm…’.
Chị kể, chẳng cần biết người tự cách ly là F mấy, đã tiếp xúc với người bị nhiễm ở mức độ nào, nhiều cư dân sống xung quanh chỉ cần nghe nói ‘làm ở chỗ này, chỗ kia có người bị nhiễm’ là ngay lập tức liệt họ vào ‘danh sách đen’ cần tránh xa.
Thậm chí, kể cả những F1, F2, F3 đã được xác định là âm tính, cũng bị hàng xóm nhìn nhận là ‘đã mang virus trong người và toàn bộ người thân sẽ bị tránh như tránh tà’.
‘Mình được nghe kể có nhà hàng xóm còn lấy giẻ nhét kín vào lỗ trống ở cửa của nhà một F2’.
Hay như chuyện của em dâu chị Hằng, từ Tết tới giờ chưa gặp chị Hằng lần nào, nhưng khi biết nơi làm việc của chị có người bị nhiễm, 'cơ quan phun thuốc mù mịt chỗ em ngồi, rồi cho em nghỉ ở nhà luôn’.
‘Kể cả bạn sống ở khu cao cấp hay ổ chuột thì cũng gặp phải cảnh hàng xóm láng giềng xì xào, bàn tán, chỉ trỏ ngoài cổng’, chị Hằng nói tiếp.
Chị kể, hàng xóm bạn chị - người phải đi cách ly tập trung - thậm chí còn dò hỏi xem ‘nhà nó hay để xe chỗ nào trong hầm để còn tránh’.
 |
Người dân Sơn Lôi quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi lệnh cách ly toàn xã được gỡ bỏ hôm 4/3. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Sau khi chị này được xác định âm tính, được về nhà, hàng xóm còn nói khéo ‘nên vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ, vì đằng nào ở sạch thì cũng sướng hơn’.
Giống như chị Hằng, chị Vinh - một F2 bất đắc dĩ - cũng chia sẻ, có đôi yêu nhau, cô người yêu vì lo lắng về dịch tới mức hoảng loạn, ngày ngày nhắn cho anh hàng trăm tin, dặn anh phải thế này, phải thế kia. Không được đi ra chỗ này, không được gặp ai... làm anh bực bội phát cáu. Thế là cãi nhau, rồi chia tay, đến giờ vẫn chưa thể cứu vãn.
Khác với chị Hằng, tuy không thuộc diện F nào cả, nhưng vì đặc thù công việc là phóng viên nên chị Trâm có về xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc một lần để tác nghiệp.
Thời điểm chị Trâm về, Sơn Lôi đã được gỡ cách ly, tuyên bố an toàn, nhưng vì cẩn thận, khi về đến khu chung cư, chị cũng có ý thức hạn chế đi lại và thông báo với hàng xóm không cho trẻ con sang nhà chơi.
‘Sau nhiều ngày đóng kín cửa trong nhà, hôm ấy mình có việc ra ngoài hành lang một chút, có đeo khẩu trang cẩn thận. Đang đứng đợi thang máy thì anh hàng xóm nhìn thấy mình, vội vàng gọi con vào nhà ngay. Bác hàng xóm đang đứng đợi thang cùng mình, thấy anh kia nháy, cũng chạy vào nhà lấy khẩu trang ra đeo luôn’, chị kể.
Ở khu nhà chị Trâm cũng có một gia đình được yêu cầu cách ly tại nhà vì mới bay từ Seoul, Hàn Quốc về nước. Qua ứng dụng liên lạc của khu dân cư, ngay sau khi gia đình này bị cách ly, toàn bộ tên tuổi, số phòng được ban quản lý thông báo công khai cho toàn bộ cư dân.
Ngay lập tức, các hội nhóm trên mạng xã hội của cư dân nhà chị Trâm sôi nổi bàn tán về gia đình nọ, dò hỏi xem họ đã đi đâu, làm gì những ngày qua. Hàng xóm nhà chị Trâm còn bảo ‘bây giờ mà công ty biết khu nhà chị có người bị cách ly, chắc công ty cho nghỉ ở nhà luôn’.
Chia sẻ về những trải nghiệm của mình, chị Trâm cho rằng, sự kỳ thị đang thực sự diễn ra trong tâm lý của nhiều người, đặc biệt là ở những khu vực có dịch. ‘Sau chuyến tác nghiệp của mình ở Sơn Lôi, vừa mới bước chân lên xe khách để về Hà Nội, xe chạy được vài mét thì phụ xe bình luận về 2 thanh niên còn đang đứng đợi xe: ‘Hai đứa kia ở Sơn Lôi ra đấy’'.
Một số người dân Sơn Lôi còn chia sẻ với chị Trâm rằng, vào thời điểm căng thẳng nhất ở đây, người ta không chỉ kỳ thị Sơn Lôi, mà chính người dân trong xã còn kỳ thị cả những người ở thôn Ái Văn – nơi có nhiều người bị lây nhiễm nhất xã. ‘Đi bán rau mà ở Ái Văn là người ta không mua’.
Chị bảo, chính sự kỳ thị của cộng đồng xung quanh sẽ khiến cho nhiều người e ngại, không dám khai báo khi có tiếp xúc với người đã nhiễm và nghi nhiễm bệnh, dễ dẫn tới tình trạng mất kiểm soát.
Tuy vậy, chị Trâm cũng chia sẻ, bên cạnh những kỳ thị ‘ngầm’, vẫn còn nhiều người dân thể hiện sự hiểu biết và bình tĩnh trong tình cảnh này.
‘Có những người đã lên hội dân cư hỏi thăm tình hình gia đình bị cách ly và sẵn sàng giúp đỡ trong việc mua bán lương thực, nhu yếu phẩm. Đó là cách hành xử tỉnh táo và nhân văn mà chúng ta nên làm trong thời điểm này’.
* Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên

Dịch Covid-19 ở Úc và việc mỗi người chỉ được mua hai lốc giấy vệ sinh
Khác với những tuần trước, số lượng ca nhiễm tăng cao khiến người dân Úc lo lắng về dịch bệnh Covid-19.
" alt=""/>Bi hài chuyện kỳ thị người cách ly: Tránh từ chỗ để xe tới nhét giẻ bịt Covid

 |
Cầu tre vạn bước Trà Sư - nơi trải nghiệm lý tưởng |
Trà Sư mùa bông tràm bung nở
Thời tiết năm nay nóng sớm nên bông tràm cũng đua nhau bung nở. Hoa có màu trắng tinh, từng cánh mỏng - dài kết với nhau thành từng chùm rung rinh như đang cười trong gió. Dù đang là mùa nở rộ nhưng hương thơm của bông tràm chỉ thoang thoảng khiến cho không khí dễ chịu hơn và du khách có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng thanh thoát của “vị Trà Sư”. Nhìn từ xa, từng chùm bông tràm trắng và li ti tựa như “hoa ưu đàm” mọc trên thảm rừng xanh bát ngát. Từng đợt hoa này tàn thì đợt khác lại bung nở khiến cảnh sắc đẹp lung linh như “vườn địa đàng” trong cổ tích.
Từng đoàn du khách phấn khích chạy xe vòng quanh trên con đường rợp mát bóng tràm, say mê ngắm từng đàn chim cò nhảy nhót chuyền cành, phượt trên những thảm bèo nhung xanh mướt hay tản bộ trên cây cầu tre xuyên rừng được hít thở không khí trong lành là những trải nghiệm thật tuyệt vời.
Leo đồi và đi xuyên hang động
Ngọn đồi Tức Dụp chưa bao giờ hết nổi tiếng bởi những giá trị tinh thần còn truyền mãi đến mai sau. Nếu như trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Tức Dụp là căn cứ địa cách mạng nổi tiếng, lá chắn thành đồng, thì trong thời bình, đặc biệt là những năm gần đây “Ngọn đồi 2 triệu đô la” là điểm đến của những du khách yêu lịch sử. Du khách đến đây vừa được thả hồn vào những âm hưởng của núi rừng Thiên Cấm Sơn làm dịu bớt căng thẳng, vừa được tìm về những dấu vết của năm tháng hào hùng tạc ghi trên từng viên đá.
 |
Lữ đoàn Tăng thiết giáp 416 đến tham quan khu du lịch Tức Dụp |
Công viên “màu hoa đỏ” rực rỡ khoe sắc bốn mùa, khu bảo tồn động vật quý hiếm đặc trưng ở vùng Bảy Núi, Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đặc biệt là hệ thống hang động trong lòng núi được nâng cấp và tái hiện bối cảnh của quá khứ oai hùng.
Tạo nên một sức sống mới ở Di tích lịch sử quốc gia không chỉ là sứ mệnh, nhiệm vụ mà còn là lời thề nguyện của nhà đầu tư đối với các anh linh chiến sĩ cách mạng. “Hồn dân tộc” sẽ được các du khách tìm thấy khi đi xuyên qua hàng km chuỗi hang động: Hang C6 (có hội trường C6 với sức chứa hơn 150 người), Hang Quân y, Hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh ủy, Hang của Ban Chỉ huy quân sự, Hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y và Hang Tiên Nữ. Mỗi hang có một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen muôn hình vạn trạng.
Thách thức và cơ hội
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp nào bị nhiễm virus Corona, các khu du lịch vẫn hoạt động bình thường và tất cả đều đảm bảo công tác phòng chống dịch theo đúng quy định. Từ năm 2020, lượng du khách đến An Giang có thể vượt qua cột mốc 10 triệu lượt người mỗi năm. Đây là mục tiêu hoàn toàn có cơ sở dựa vào những đặc thù của thiên nhiên ưu đãi, những quyết sách của lãnh đạo tỉnh, sự tham mưu có tầm nhìn của các Sở ngành để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho những nhà đầu tư tâm huyết thực hiện.
 |
Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (áo xanh) trao đổi về chiến lược phát triển du lịch của An Giang với ông Lê Thanh Thuấn - Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai - nhà đầu tư chủ lực của tỉnh và khu vực |
Tại An Giang, còn khoảng 2 tháng nữa sẽ bước vào cao điểm thu hút khách về dự lễ hội Vía Bà ở Núi Sam. Cũng như mọi năm, từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán, lượng du khách đã dập dìu đổ về Châu Đốc, sau đó di chuyển đến các địa danh khác như Rừng Tràm Trà Sư, Đồi Tức Dụp hay lên Núi Cấm… tham quan. Do vậy, các ngành chức năng của địa phương này và doanh nghiệp du lịch đều chuẩn bị thật tốt công việc hậu cần, sẵn sàng ứng phó kịp thời.
“Chúng tôi liên tục làm mới thêm nhiều hạng mục ở các khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư, Đồi Tức Dụp và chuỗi khách sạn - nhà hàng chuẩn đẳng cấp, đồng thời rất chú trọng việc đón tiếp du khách niềm nở, ân cần, không tỏ ra kỳ thị hay thờ ơ với khách, nhất là khách quốc tế” - đại diện công ty Cổ phần Du lịch An Giang cho biết.
Thanh Nhung
" alt=""/>Sống an nhiên nơi ‘thiên đường xanh’ Trà Sư