
Vũ Thị Lan Chi - Chủ tịch CLB Diễn án Khoa Luật cho biết, khi tham gia tổ chức, Chi đã được trau dồi thêm rất nhiều kĩ năng như: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; kỹ năng viết; kỹ năng trình bày vấn đề; đặc biệt kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa.
"Em mong sẽ có các cuộc thi diễn án với quy mô lớn hơn nữa, đem lại sân chơi bổ ích nhất cho sinh viên ngành luật, cũng như giúp cho các học sinh mong muốn theo đuổi ngành nghề này thêm động lực" - Chi nói.
Tại cuộc thi năm nay, tình huống giả định được các bản sinh viên xây dựng vô cùng sát với thực tế khi vụ án được xây dựng dựa tại một vùng quê nghèo, nơi mà những mâu thuẫn hàng ngày trong cuộc sống có thể trở thành một vụ án hình sự có liên quan tới rượu. Trải qua hơn 3 giờ đồng hồ tranh luận đầy sôi nổi theo đúng hình thức của một phiên tòa trong thực tế, đội thi trong vai các kiểm sát viên đã là người thắng cuộc.
Triển vọng nghề nghiệp cao nhưng nhiều thách thức
Là trưởng ban cố vấn của cuộc thi diễn án, Tiến sĩ Lê Lan Chi đã - Phó Chủ nhiệm phụ trách bộ môn Tư pháp Hình sự khoa Luật của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, cuộc thi diễn án và các phiên tòa giả định giúp các em hình thành được ý thức thức và đạo đức nghề nghiệp của những người sẽ hành nghề luật trong tương lai.
Việc này vô cùng quan trọng bởi nghề luật vô cùng vinh quang nhưng cũng không kém phần thách thức, là ngành đặc thù có sức hút riêng biệt. Trong xã hội hiện đại, một cử nhân Luật có cơ hội trở thành một thẩm phán, một luật sư, một công tố viên hay thậm chí là các cơ hội ngoài nhà nước.
Nhưng để trở thành một người theo nghề Luật có thể góp phần xây dựng đất nước, các sinh viên cần có sự đam mê, có ý thức đối với việc bảo vệ công lý, công bằng xã hội, chính trực, bản lĩnh. Để có được tố chất đó cần trải qua một quá trình rèn luyện và học tập lâu dài, mà giảng đường đại học – nơi đào tạo cử nhân Luật chính là môi trường đặt những viên gạch đầu tiên để định hình những tố chất đó.
"Là cơ sở đào tạo lâu đời và uy tín ở Việt Nam, khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội có đặc điểm riêng, thể hiện rõ định hướng nghiên cứu, khuyến khích tư duy khai phóng, sáng tạo, phản biện của sinh viên" - Tiến sĩ Lê Lan Chi cho biết.
Việt Dũng
" alt=""/>Nghề Luật: Nhiều cơ hội nhưng yêu cầu cao![]() |
Có tới 80% trẻ em và 23% người lớn không hoạt động thể chất thường xuyên |
Cụ thể, các chuyên gia sức khỏe của WHO cho rằng trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc màn hình các thiết bị điện tử hơn một giờ mỗi ngày và càng ít tiếp xúc càng tốt. Còn với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiếp xúc này nên cấm tuyệt đối.
Ngoài ra, phụ huynh của những trẻ dưới 2 tuổi cần biết lựa chọn "chương trình chất lượng" đầy đủ giá trị giáo dục và cha mẹ nên xem cùng con để giúp trẻ hiểu những gì chúng xem.
Tuy tổ chức sức khỏe của Liên Hợp Quốc không nêu chi tiết những tác hại tiềm ẩn của tình trạng lạm dụng thiết bị điện tử, nhưng cơ quan này khẳng định những khuyến cáo trên rất cần thiết để giải quyết tình trạng ngồi quá nhiều hoặc ở lỳ một chỗ của trẻ em hiện nay.
WHO cảnh báo thêm, việc không đáp ứng các khuyến nghị về hoạt động thể chất hiện nay là nguyên nhân gây ra hơn 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới ở tất cả các nhóm tuổi. Theo số liệu thống kê, có tới 80% trẻ em và 23% người lớn không hoạt động thể chất thường xuyên.
Những chỉ dẫn mới được công bố cũng tương tự với lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ. Theo đó, Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những trẻ dưới 18 tháng tuổi cần tránh tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử.
![]() |
Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên hoạt động ít nhất 180 phút một ngày với các hoạt động phù hợp |
Tiến sĩ Fiona Bull, chuyên gia quản lý chương trình phòng ngừa các bệnh không truyền nhiễm của WHO cho biết tình trạng lạm dụng quá mức các thiết bị điện tử ở trẻ nhỏ đang ở mức báo động. Và việc hạn chế thời gian không cần thiết này sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp ngăn ngừa béo phì và các bệnh liên quan khác ở trẻ nhỏ.
Ngoài các cảnh báo về thời gian tiếp xúc thiết bị điện tử ở trẻ nhỏ, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc khuyến nghị trẻ nhỏ nên hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày và ngủ nhiều.
Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thêm, từ khi sinh ra đến 5 tuổi là “giai đoạn phát triển nhanh” về thể chất và tinh thần, đây là thời điểm cần điều chỉnh lối sống gia đình để "tăng cường sức khỏe" cho trẻ. Nếu thói quen hoạt động thể chất và giấc ngủ lành mạnh hình thành sớm, nó sẽ duy trì đến tận tuổi trưởng thành.
“Lời khuyên là thời gian ngồi một chỗ hay dùng các thiết bị điện tử của trẻ nên chuyển sang các hoạt động thể chất cải thiện sức khỏe và những giấc ngủ chất lượng. Đặc biệt, các hoạt động tương tác với cha mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển sớm của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động như đọc sách, kể chuyện, giải đố và ca hát để tăng khả năng tương tác”, tiến sĩ Juana Willumsen, chuyên gia phòng chống béo phì của WHO cho biết.
Ngoài ra, trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên hoạt động ít nhất 180 phút một ngày với các hoạt động phù hợp như đi bộ, bò, chạy, nhảy, giữ thăng bằng, leo trèo, cưỡi đồ chơi có bánh xe, đạp xe và nhảy dây.
Trà Mi
- Bạn cùng lớp nghịch dại nên mới đây, một học sinh lớp 4 ở Hà Nội đã bị bút chì đâm xuyên mông khi ngồi xuống ghế.
" alt=""/>WHO đưa ra khuyến cáo chính thức về thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ nhỏChiều 24/7, dù thời tiết nắng nóng, nhưng rất đông các bạn trẻ háo hức góp mặt và không quên mang theo những tấm biển mang thông điệp “ôm miễn phí” được chuẩn bị từ trước. Dù mới đầu có chút lạ lẫm, e ngại vì ôm những người xa lạ, nhưng chỉ sau ít phút các bạn trẻ đã trao cho nhau những cái ôm thoải mái trong những tiếng cười vui.
Sau khi ôm nhau, các bạn trẻ đã trải đi khắp phố phường, cầm theo những tấm biển Freehugs được chuẩn bị từ trước và trao đi những cái ôm cho những người xa lạ.
"Ngày hội Ôm Quốc tế International FreeHugs Day" nhằm mục đích khuyến khích mọi người bày tỏ yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau thông qua những cái ôm tự do.
Chương trình năm nay được được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP.HCM như một cơ hội để kết nối các bạn trẻ khắp đất nước.
Những thông điệp ôm “miễn phí” |
Sau những phút ban đầu lạ lẫm, e ngại, các bạn trẻ đã trao cho những người xa lạ những cái ôm đầy yêu thương. |
Có cả những cái ôm cho bạn khác giới. |
Mọi người trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. |
Sau những cái ôm đơn lẻ, các bạn trẻ còn tạo nên những vòng tròn ôm tập thể rộn tiếng cười. |
Thanh Hùng
" alt=""/>Giới trẻ Hà thành háo hức ôm nhau giữa trời nóng nực