>Android khơi mào cuộc chiến tranh giữa các smartphone
>Android “đóng đinh” ngôi vương smartphone
Theo Reuters, cho đến thời điểm hiện tại, robot chỉ chuyên trách việc cấp phát chứng nhận việc một cá nhân từng có tiền án, tiền sự hay từng sử dụng ma túy không. Những loại giấy tờ chứng nhận này là bắt buộc tại Nga để hoàn thiện các thủ tục pháp lý khác nhau.
Hãng sản xuất Promobot cho hay, nữ thư ký robot được thiết kế sao cho có vẻ ngoài giống một phụ nữ Nga. Các đặc điểm khuôn mặt do trí thông minh nhân tạo dựng nên, dựa vào phân tích diện mạo của hàng nghìn phụ nữ.
![]() |
Ảnh: Reuters |
Nữ thư ký robot có thể thực hiện hơn 600 biểu cảm trên mặt nhờ cử động đôi mắt, lông mày, môi và các cơ cơ học nằm dưới lớp da nhân tạo. Cỗ máy hình người này cũng có thể hỏi và trả lời các câu hỏi chung chung.
![]() |
Ảnh: Reuters |
Ông Leonid Gromov, trưởng văn phòng tiếp dân ở Perm nói, ngoài việc kết nối với một máy quét và một máy in, nữ thư ký robot còn có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu tài liệu và đảm trách hoàn toàn nhiệm vụ của một nhân viên tại đây.
Nhà chức trách địa phương hy vọng, việc sử dụng robot như vậy sẽ giúp giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu dân và đưa hối lộ tại cơ quan công quyền.
Tuấn Anh
Tạm rời bỏ New York để trốn chạy dịch bệnh, một số gia đình giàu có nhất ở Mỹ vẫn chi hàng chục nghìn USD để giữ chỗ cho con cái họ tại các trường hàng đầu trong thành phố.
" alt=""/>Nga dùng nữ thư ký robot chống tham nhũngTheo báo cáo của Accenture và Girls Who Code, có tới hơn 50% phụ nữ làm trong ngành công nghệ được khảo sát từ bỏ công việc của mình trước tuổi 35. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với các ngành khác.
Những số liệu trên cho thấy trong lĩnh vực công nghệ, tình trạng bất bình đẳng về giới vẫn diễn ra khá trầm trọng. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty có sự đa dạng về lực lượng lao động sẽ hoạt động sáng tạo và hiệu quả hơn.
Có nhiều rào cản đối với phụ nữ khi tham gia vào lĩnh vực công nghệ như ít có cơ hội thăng tiến so với đồng nghiệp nam hay tác động của văn hóa làm thêm giờ,...
Xuất thân từ một kỹ sư phần mềm, bà Nguyễn Trần Ngọc Linh - Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu (Tổng Công ty Viễn thông Viettel) cho rằng, rào cản của phụ nữ khi tham gia vào lĩnh vực công nghệ còn đến từ sự thiếu tin tưởng của cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp nam giới.
“Đây cũng là lý do tôi quyết định mang WiD về Việt Nam để lan tỏa thông điệp về việc trao quyền, trao cơ hội nhiều hơn cho những người phụ nữ làm công nghệ, giúp họ tự tin hơn trong con đường nghiên cứu chuyên sâu của mình”, bà Nguyễn Trần Ngọc Linh chia sẻ.
Tại hội thảo Women in Data Science 2023, các chuyên gia đã đưa ra nhiều định hướng giúp các bạn nữ nắm bắt được những xu hướng mới trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình; đồng thời cổ vũ, khơi gợi và tiếp thêm niềm tin cho họ trong việc theo đuổi ngành khoa học dữ liệu.
Cuối chương trình là lễ trao giải cho các đội thi Việt Nam tham dự WiDS Datathon 2023 - cuộc thi thường niên do WiDS tổ chức. Năm nay, WiDS Datathon 2023 thu hút hơn 600 đội tham gia.
Trong số này, đội thi đến từ trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội với 4 thành viên gồm: Trần Thuỳ Dương (SN 2003), Trần Văn Đức (SN 2002), Nguyễn Thái Bình (SN 2000) và Trần Thùy Dung (SN 2003) đã xếp hạng 13, lọt top 2% thế giới.