
 |
Ngày 17/9/2009, Tập đoàn Viettel của Việt Nam đặt bút ký kết đầu tư vào Haiti - quốc gia tại vùng biển Caribe thuộc những nước nghèo nhất thế giới - với liên doanh viễn thông trực thuộc Ngân hàng Trung ương Haiti mang tên Teleco. Chỉ sau đó vài tháng, 3 ngày trước khi Viettel chính thức ký hợp đồng thành lập liên doanh, Haiti xảy ra trận động đất rất lớn, cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người. Không ai nghĩ Viettel quyết định ở lại khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đều nhanh chóng rời khỏi đất nước này.
Và rồi 1 năm sau đó, công ty liên doanh với tên gọi National Telecom S.A, tên thương hiệu là Natcom chính thức khai trương dịch vụ sau khi đã xây dựng mạng lưới cáp quang phủ 90% dân số Haiti. Đến nay, nhà mạng đến từ Việt Nam đã đem đến cho người dân Haiti dịch vụ viễn thông có chất lượng tốt nhất với giá rẻ hơn tới 80%. Từ một đất nước bị thiệt hại nặng nề, Haiti thành quốc gia có hạ tầng cấp quang lớn nhất khu vực Caribe.
Đó là điều mà những người Haiti giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ tới. Sự phát triển của ngành viễn thông Haiti được thúc đẩy bởi Natcom, kéo theo sự thay đổi rất lớn trong phát triển kinh tế tại quốc gia này.
 |
Sự công nhận những đóng góp của Natcom cho đất nước Haiti được đánh dấu bằng sự kiện Natcom trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tại Haiti giành giải quốc tế, giải thưởng Steve Award 9 2015 ở hạng mục chương trình xã hội của năm trên các lĩnh vực giáo dục, du lịch, sức khỏe, Chính phủ điện tử.
Ngay sau đó, năm 2016, Natcom thử nghiệm mạng 4G thành công và đưa vào sử dụng ở một số vị trí trung tâm trên toàn quốc. Đây là một bước ngoặt giúp thị trường viễn thông của Haiti bắt kịp xu hướng chung của thế giới, giúp người dân tiếp cận thông tin và tri thức một cách nhanh hơn.
Năm 2020, Natcom lần đầu tiên vinh dự được Thủ tướng Joseph Jouthe thay mặt chính phủ Haiti tặng bằng khen cao quý nhất cấp nhà nước “Honneur & Mérite” ghi nhận sự đóng góp cho cộng đồng và tiến bộ công nghệ cho ngành viễn thông của Haiti.
Năm 2021, đánh dấu 10 năm chính thức khai trương dịch vụ ở Haiti, Natcom đạt con số 3 triệu khách hàng, trong đó gần 45% là khách hàng sử dụng 4G. Đó là tiền đề để Natcom tiếp tục phát triển với định hướng trở thành một công ty công nghệ, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ giải pháp, chuyển đổi số cho doanh nghiệp và người dân Haiti.
Tổng kết lại hành trình 10 năm của Natcom tại Haiti, ông Lê Văn Đại – Tổng giám đốc xúc động khi nhớ lại từng kỷ niệm “vô tiền khoáng hậu” mà không có mấy người được trải nghiệm trong đời.
“Tại Haiti, chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, biểu tình…. Để vượt qua những điều đó, con người Natcom phải thực sự bản lĩnh hay nói đúng hơn, bản lĩnh đã trở thành một văn hóa”.
“Trong trận động đất xảy ra gần đây nhất, đa số người dân Haiti rất lo lắng và sợ hãi, cảnh tượng trận động đất 11 năm trước lại ập về trong tâm trí họ, đặc biệt là những người dân ở vùng tâm chấn”, ông Đại kể lại.
3 tiếng sau khi động đất, ông Đại triệu tập tất cả nhân viên Natcom, bao gồm cả người Việt Nam và người Haiti để thành lập đội phản ứng nhanh đi xuống vùng động đất ứng cứu mạng lưới.
“Trách nhiệm của chúng ta bây giờ là trách nhiệm với đất nước, với người dân Haiti. Chúng ta phải cứu mạng lưới để đảm bảo thông tin thông suốt trong thời điểm này. Hãy đối mặt và vượt qua thử thách”, sau chia sẻ của ông Đại, những nhân viên người Việt đã sẵn sàng lên đường ngay dù vẫn còn dư chấn. Điều bất ngờ là chỉ sau 1 tiếng, các nhân viên Haiti cũng vượt qua được nỗi ám ảnh và xin đi cùng.
“Khi anh em đang cứu cáp thì núi lở, họ chạy ra ngoài rồi sau đó tiếp tục lao vào với mục tiêu cứu mạng lưới thật nhanh. Tôi rất xúc động với tinh thần đấy. Sau 24 giờ, mạng lưới của Natcom đã cơ bản được khôi phục hoàn toàn”, ông Đại kể lại.
Trong quá trình điều hành Natcom, ông Đại cũng nhận thấy, văn hóa và môi trường kinh doanh tại Haiti tạo ra rất nhiều rào cản tâm lý, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
“Khó cái gì thì phải đối mặt, tập trung làm dứt điểm cái đó, qua đó tạo ra niềm tin” là chiến lược mà ông Đại áp dụng với người Natcom nói chung để giải quyết những nút thắt của phát triển. “Khi quyết tâm đối mặt, tất cả cùng tìm cách làm và cùng vượt qua, khó khăn sẽ dần biến mất”, ông Đại nhận xét. Với chiến lược này, những người Natcom đã dần vượt qua nhiều khó khăn trước đây, bình tâm tìm cơ hội và trưởng thành trong một thập kỷ kinh doanh tại Haiti.
Giờ đây, trong mắt người dân Haiti, hình ảnh về Natcom là nhà mạng có chất lượng Internet hàng đầu với giá rẻ nhất. Với các bộ ban ngành trong bộ máy Chính phủ, Natcom là nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến kênh truyền, Internet hàng đầu. Phần lớn hoạt động của các cơ quan nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ của Natcom cho kết nối nội bộ.
Đối tác liên doanh BRH (Ngân hàng Trung ương Haiti) đánh giá Natcom là thương vụ hợp tác thành công nhất trong việc chuyển từ quốc hữu hóa sang tư nhân hóa tại Haiti.
Vượt qua được nhiều khó khăn của thời kỳ đầu kinh doanh, những người Natcom không ngừng vươn lên, phát triển. Họ nhận thức rất rõ việc cần phải thay đổi để đáp ứng với tình hình mới. Ông Lê Văn Đại cho biết: “Những bài học thành công trong quá khứ giờ cũng không còn áp dụng được nữa, đặc biệt là trong xu thế chuyển đổi số trên toàn cầu. Natcom phải thay đổi mạnh mẽ”.
Cũng vì thế, khẩu hiệu “lột xác sau 10 năm dấn thân ở Haiti” với định hướng chuyển đổi Natcom từ một công ty viễn thông truyền thống thành một công ty công nghệ đầy đủ, cung cấp các dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin viễn thông, được xác định là hướng đi chiến lược. Đi kèm với đó, Natcom thực hiện tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh các ứng dụng thông tin trong quản trị nội bộ, số hóa các quy trình, tăng năng suất, tối ưu chi phí.
Cùng với những thay đổi về quản trị, công nghệ, Natcom cũng xây dựng hình ảnh mới: Một công ty công nghệ trẻ trung, năng động, hiện đại, kinh doanh gắn liền trách nhiệm xã hội. Từ năm 2018, Natcom đã chuyển nhận diện thương hiệu từ màu xanh sang màu cam trên nền trắng, tích cực tổ chức các sự kiện cho giới trẻ như giải bóng đá sinh viên, marathon, quảng cáo qua các TVC trẻ trung và đẩy mạnh trên nên tảng mạng xã hội, OTT.
Bên cạnh đó, Natcom đã và đang trở thành đối tác tin cậy của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Haiti trong việc tư vấn, cung cấp hạ tầng, xây dựng giải pháp số. Natcom đã cung cấp nhiều giải pháp cho các doanh nghiệp đặc biệt là khối SME. Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp tại quốc gia này đã coi Natcom là nhà tư vấn uy tín về chuyển đổi công nghệ và cung cấp các dịch vụ số ở Haiti.
“Tiếp tục đưa công nghệ số hiện đại nhất của thế giới đến Haiti, đó sẽ cuộc cách mạng lần thứ 2 mà Natcom sẽ tạo ra ở Haiti – cách mạng công nghệ số”, ông Lê Văn Đại cho biết.
Nguyễn Nam
" alt=""/>Một thập kỷ dấn thân của Viettel và chiến lược ‘đối mặt với thử thách’ để làm cách mạng số ở Haiti
, Vỏ Sò (langson.voso.vn) để phục vụ việc mua và bán thông qua cửa hàng số, định vị địa chỉ số, xác định nguồn gốc sản phẩm, dùng công nghệ số để kết nối người bán và người mua, phát triển tài khoản thanh toán điện tử.</p><p>Phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn trong năm 2021 được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 20/7 đến 20/9, triển khai tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan, Tràng Định, Bắc Sơn; Giai đoạn 2 từ 20/9 đến 20/11, triển khai ở các huyện, thành phố còn lại. Lạng Sơn đặt mục tiêu hết năm nay, 50% số hộ trong toàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.</p><table class=)
 |
Đến ngày 15/9, số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số đã tăng 48 lần so với thời điểm ra quân phát triển kinh tế số. |
Theo số liệu được Sở TT&TT Lạng Sơn đưa ra tại hội nghị trực tuyến 3 cấp về tập huấn triển khai phát triển kinh tế số mới đây, đến ngày 15/9, tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan, đã có 48.706 hộ gia đình có cửa hàng số, tăng 48 lần so với thời điểm ra quân; 24.808 hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, tăng 82 lần so với thời điểm ra quân.
Trên các cửa hàng số, đến nay đã bán 4.300 mặt hàng nông sản của người dân địa phương và tổng số đơn hàng đạt được là 6.995. Nhờ đó, doanh thu của các hộ tăng tới 145 lần.
Có được kết quả này, theo Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Khắc Lịch, là do tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chiến lược “vết dầu loang”, “đầu tàu” và đặc biệt là tổ chức đào tạo, hình thành các Tổ công nghệ cộng đồng – lực lượng nòng cốt để phát triển kinh tế số.
Trong gần 2 tháng qua, tại 5 huyện đã xây dựng được lực lượng đầu tàu gồm 2.409 hộ gia đình có hàng hóa, nông sản bán được nhiều; đào tạo được lực lượng nòng cốt gồm 3.119 người, với gần 1.000 Tổ công nghệ cộng đồng. Mỗi tổ này có 3 người gồm trưởng thôn và 2 người biết công nghệ, say mê với cái mới.
Tuy nhiên, đại diện Sở TT&TT cũng chỉ rõ một trong những hạn chế của giai đoạn 1 là cấp ủy, chính quyền một số nơi còn chưa thực sự sâu sát trong chỉ đạo và tổ chức triển khai nên kết quả chỉ tiêu đầu tàu, tài khoản thanh toán điện tử của một số đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra.
Mở rộng phát triển kinh tế số trên toàn tỉnh
Trong giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 20/9, Lạng Sơn tiếp tục mở rộng phát triển kinh tế số tại thành phố Lạng Sơn và các huyện Cao Lộc, Đình Lập, Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Gia, với mục tiêu 50% hộ gia đình có cửa hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử, 10% số hộ gia đình đầu tàu.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Khắc Lịch đã lưu ý các huyện, xã cần tiếp tục gắn phát triển kinh tế số với các chiến lược “Vết dầu loang”, “Đầu tàu”, “Nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng”.
“Mỗi thôn, bản, khối phố cần tổ chức được lực lượng nòng cốt là Tổ công nghệ cộng đồng gồm trưởng thôn, bản và tối thiểu 2 nhân sự được tập huấn, đào tạo đầy đủ để triển khai trực tiếp phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, mua và bán”, ông Lịch nhấn mạnh.
 |
Lạng Sơn mở rộng phát triển kinh tế số trên toàn tỉnh từ ngày 20/9. (Ảnh minh họa) |
Cũng tại hội nghị tập huấn được kết nối tới 200 xã, phường, thị trấn tại Lạng Sơn, đại diện Sở TT&TT đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai phát triển kinh tế số giai đoạn 2 nắm rõ các chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế số cấp huyện; phối hợp với 2 doanh nghiệp là Bưu điện tỉnh và Viettel Post Lạng Sơn tổ chức tập huấn tập trung cho các lực lượng nòng cốt.
UBND các huyện, thành phố cũng cần sớm giao chỉ tiêu cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, trong đó có 4 chỉ tiêu bắt buộc gồm: 50% hộ gia đình có cửa hàng số, 50% hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, có 10% số hộ gia đình đầu tàu và phát triên lực lượng nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng.
Với các UBND xã, phường, thị trấn, cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế số, Sở TT&TT cũng đề nghị: Căn cứ tình hình thực tiễn của từng đơn vị cấp xã, các hợp tác xã, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định giao chỉ tiêu cụ thể cho các thôn, bản, khối phố và các hợp tác xã.
Bưu điện tỉnh và chi nhánh Viettel Post Lạng Sơn được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố để tập huấn, hướng dẫn sử dụng cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho lực lượng nòng cốt; bố trí nhân lực hỗ trợ kịp thời hộ gia đình có vướng mắc trong quá trình đưa sản phẩm lên cửa hàng số. Đồng thời, phát triển người mua hàng hóa trên cửa hàng số đến các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
Vân Anh

Lạng Sơn phát triển doanh nghiệp công nghệ số phục vụ chuyển đổi số địa phương
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Lạng Sơn phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 2.000 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp công nghệ số đủ năng lực phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT phục vụ chương trình chuyển đổi số.
" alt=""/>Lạng Sơn phát triển nhanh kinh tế số nhờ triển khai mô hình Tổ công nghệ cộng đồng