Chủ đề của mùa giải VGCC 2021 đầu tiên là “VinFast - Go Global”: Làm thế nào để VinFast - một doanh nghiệp Việt Nam non trẻ - có thể vươn lên đẳng cấp toàn cầu, tham gia xu thế “môi trường xanh” và chinh phục thị trường Mỹ với các dòng xe ô tô điện thông minh.
“Chủ đề của VGCC 2021 mang tới thông điệp đầy cảm hứng và khác biệt bởi sự kết hợp giữa một trường đại học và một doanh nghiệp đầy khát vọng đến từ Việt Nam. Đó là VinFast - thương hiệu ô tô mang sứ mệnh thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện thông minh toàn cầu. Đó là VinUni - một trường đại học non trẻ đã cho sinh viên toàn cầu cơ hội tham gia thử sức bài toán chinh phục thị trường Mỹ, một trong những thị trường cạnh tranh khắc nghiệt nhất thế giới. Những câu chuyện chưa có tiền lệ đã tạo nên sức hút lớn kích thích sự tò mò và khát vọng chinh phục của các đội thi” - GS. Rohit Verma, Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni chia sẻ về lý do chọn VinFast là chủ đề VGCC mùa giải đầu tiên.
![]() |
Dàn robot tại xưởng hàn thân vỏ, nhà máy ô tô VinFast (Cát Hải, Hải Phòng) |
Tại cuộc hội thảo giới thiệu về cuộc thi và chủ đề năm nay, ông Michael Lohscheller, CEO VinFast toàn cầu cũng cho biết: “Thế giới đang phải chịu hậu quả của biến đổi khí hậu và đây cũng là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Trong tương lai, ô tô điện sẽ đóng vai trò chìa khóa, góp phần hiệu quả giải quyết vấn đề này".
![]() |
GS. Rohit Verma, Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni và ông Michael Lohscheller, CEO VinFast toàn cầu chia sẻ với các bạn sinh viên về chủ đề của mùa giải đầu tiên “VinFast – Go Global” trong buổi Webinar giới thiệu về cuộc thi. |
Ngành công nghiệp ô tô điện đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của toàn cầu, mở ra sự phát triển cho hàng loạt các ngành công nghiệp - công nghệ phụ trợ, như ứng dụng Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, giúp nâng cao tiêu chuẩn sống và chất lượng trải nghiệm cho người dùng. Chủ đề VGCC năm 2021 đã được chính thức công bố và tiếp nhận các giải pháp từ ngày 4/10/2021. Trước đó, cuộc thi đã thu hút gần 2.000 sinh viên đến từ Việt Nam và các trường top đầu thế giới như Đại học Oxford (Anh), Đại học Duke (Mỹ), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Warwick (Anh)… quan tâm, đăng ký ngay sau 8 tuần phát động. Hiện Ban Tổ chức vẫn tiếp tục nhận đăng ký cho đến trước 11h59 (GMT+7) ngày 17/10/2021 tại website chính thức https://vinuni-globalcase.com/.
Top 10 đội thi có giải pháp xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn để bước tiếp vào vòng Chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 11/2021.
Ngoài tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 400 triệu đồng (tương đương 17.000 USD, trong đó Giải Nhất trị giá hơn 200 triệu đồng, tương đương 10.000 USD) - đội chiến thắng sẽ có cơ hội tham gia triển khai thực hiện giải pháp trực tiếp với VinFast ngay sau cuộc thi kết thúc.
Cuộc thi “Giải bài toán kinh doanh” là một ý tưởng được khởi tạo từ các đại học hàng đầu tại Hoa Kỳ, sau đó nhanh chóng gây ảnh hưởng tới giáo dục đại học toàn thế giới. Tham gia cuộc thi VGCC, thí sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu, tổng hợp và phân tích vấn đề và xa hơn nữa là tư duy giải quyết vấn đề và khả năng lãnh đạo. Những hoạt động “thực học - thực làm” này sẽ tạo nên sự khác biệt và sức hút mạnh mẽ của VGCC, đồng thời thể hiện triết lý đào tạo của VinUni giúp sinh viên được chuẩn bị sẵn sàng “thực chiến” khi tốt nghiệp./.
Thông tin tham khảo:Thu hồi các khoản nợ, không làm thất thoát vốn nhà nước
Theo báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình tài chính năm 2016 của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Bộ Tài chính cho biết các thông tin chi tiết về hiệu quả của các công ty con trực thuộc đơn vị này.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Vicem, Bộ Tài chính cho biết, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 1.361 tỷ đồng (bằng 94% so với năm 2015), lợi nhuận thực hiện đạt 303 tỷ đồng (tăng 106% so với năm 2015). Trong năm 2016, công ty đã thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn là 649 tỷ đồng chủ yếu liên quan đến phần vốn đầu tư tại công ty CP xi măng Hạ Long.
![]() |
Nhà máy xi măng Hải Phòng (Ảnh: Báo Xây dựng) |
Về tình hình nợ phải thu và nợ phải trả, tính đến thời điểm 31/12/2016, Công ty mẹ có số dư nợ phải thu là 1.922 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng tài sản/tổng giá trị tài sản). Trong đó, phải thu lợi nhuận, cổ tức được chia là 235 tỷ đồng; phải thu cho các công ty vay là 1.260 tỷ đồng, chiếm 66%/tổng nợ phải thu (trong đó: Cty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng vay 200 tỷ đồng, Tam Điệp vay 776 tỷ đồng, Cty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn vay 246 tỷ đồng). Do Vicem Hải Phòng và Tam Điệp có số lỗ luỹ kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản Công ty mẹ cho các công ty này vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm.
Bộ Tài chính cũng cho biết thông tin chi tiết về hiệu quả của các công ty con. Trong đó, với Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Bộ này cho biết đến cuối năm 2016, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng. Tuy nhiên, do số lỗ luỹ kế quá lớn (1.120 tỷ đồng) nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 68,86 tỷ đồng. Đặc biệt hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 28 lần, trong khi hệ số thanh toán nợ ngắn hạn chỉ là 0,55.
“Như vậy, công ty đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ - Vicem” – Bộ Tài chính nhận định.
Tình trạng khó khăn cũng diễn ra tại Công ty TNHH Một thành viên Xi măng Vicem Hải Phòng. Đến cuối năm 2016, đơn vị này lỗ luỹ kế 285 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết, công ty vẫn dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cho thấy sự mất cân đối về tài chính, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp (chỉ 0,64). Cơ quan này cũng cho biết, công ty không bảo toàn được vốn, khi khoản đầu tư của chủ sở hữu là 1.021 tỷ đồng nhưng hiện chỉ còn 638 tỷ đồng.
Sau khi nhận chuyển giao Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà, Vicem đã giúp đơn vị này thoát lỗ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, lỗ luỹ kế của công ty vẫn còn hơn 2.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm trên 1.500 tỷ đồng. Đặc biệt, con số nợ phải trả lên tới hơn 7.600 tỷ đồng.
“Công ty bị mất cân đối và mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, việc cân đối dòng tiền để trả nợ trong những năm tiếp theo sẽ gặp khó khăn” – Bộ Tài chính nhận định.
Các công ty xi măng khác của Vicem như Bút Sơn, Hoàng Mai, Bỉm Sơn... có hệ số nợ khả năng thanh toán chỉ từ 0,4-0,6 lần. Và cũng như những công ty sản xuất xi măng khác của Vicem, các đơn vị này đều sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, cho thấy sự mất cân đối về tài chính, khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Bộ Tài chính đánh giá hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của công ty mẹ còn thấp, chỉ đạt hơn 5%. Đến cuối năm 2016, công ty mẹ cho các công ty con vay 1.260 tỷ đồng, trong đó Tam Điệp vay 776 tỷ đồng, Bút Sơn vay 246 tỷ đồng, Hải Phòng vay 200 tỷ đồng.
“Do Vicem Hải Phòng và Tam Điệp có số lỗ luỹ kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản Công ty mẹ cho các công ty này vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm”, Bộ Tài chính nhận định.
Trong văn bản, cơ quan này đề nghị Vicem có biện pháp kiểm soát, thu hồi các khoản nợ cho các công ty con vay để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn, tiền, tài sản nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát việc cho vay của công ty mẹ và chỉ đạo Vicem có biện pháp thu hồi nợ. Chỉ đạo Vicem có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Hud, Công ty xi măng Hạ Long và Sông Thao đốc thúc doanh nghiệp xây dựng phương án đảm bảo nguồn tiền trả nợ các khoản vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, ADB, khoản vay Quỹ tích lũy trả nợ Bộ Tài chính.
“Giải quyết tồn tại phải từng bước”
Trước đó, vào đầu năm 2017, kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng cho biết, Vicem và 20 công ty trực thuộc vướng nhiều sai phạm, thua lỗ nghìn tỷ trong quá trình kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, việc chi trả thù lao cho ban lãnh đạo tại nhiều công ty con cũng không phù hợp quy định. Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra, làm rõ và báo cáo về Văn phòng Chính phủ trong tháng 3. Tuy nhiên, thông tin này hiện chưa được công bố rộng rãi.
Tháng 9 vừa qua, Vicem cũng có sự thay đổi nhân sự khi ông Trần Việt Thắng thôi chức Tổng giám đốc Vicem. Ông Bùi Hồng Minh, Phó tổng giám đốc tổng công ty sau đó đã được bổ nhiệm vào “ghế nóng” này thay ông Thắng.
Trao đổi về các vấn đề tại Vicem hiện nay, ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc tổng công ty cho biết, về tổng thể, Vicem vẫn có lãi, riêng có 3 công ty vẫn lỗ.
“Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long được Tổng Cty Sông Đà chuyển về theo chỉ đạo của Chính phủ để tái cấu trúc. Trong tái cấu trúc của Hạ Long là doanh nghiêp tự tái cấu trúc để trả nợ cho nhà nước vì nhà nước có vốn và có bảo lãnh cho vay. Đến nay, xi măng Hạ Long đã đứng vững (đứng vững tại hiện tại) còn lỗ luỹ kế vẫn còn tồn tại và phải tái cấu trúc nhiều năm thì mới trả nợ cho nhà nước. Năm 2016 là năm doanh nghiệp đầu tiên trả được nợ còn những năm trước đó, nhà nước phải bảo lãnh. Khi về Vicem, Viecm đã kiến nghị với chính phủ làm rõ vấn đề này” – ông Minh nói.
Còn về Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, vị này cho biết: Đây cũng là lỗ tồn tại từ trước đây. Xi măng Tam Điệp chuyển về Vicem từ năm 2005. Tỉnh Ninh Bình khi chuyển về vốn chủ sở hữu không có. Trước kia đi vay có sự bảo lãnh của nhà nước, lúc đó, Vicem mỗi kỳ trả nợ là phải trả nợ thay nhưng không cân đối đủ để trả nợ nên lỗ vẫn tồn tại đến giờ này.
“Sau khi có kết luận thanh tra tài chính đã lên phương án tái cấu trúc tổng công ty và các đơn vị thành viên. Vấn đề bây giờ phải làm việc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, 2 tháng nay tình hình đã có khởi sắc. Thứ 2 là tái cấu trúc, cổ phần hoá. Vừa rồi đang báo cáo chính phủ, đánh giá giá trị đầu tư tăng gấp đôi tổng tài sản. Quý II/2018 sẽ trình phương án cổ phần hoá. Giải quyết tồn tại phải từng bước không phải ngày một ngày hai” – ông Minh cho hay.
Hồng Khanh
Ông Bùi Hồng Minh vừa được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thay cho ông Trần Việt Thắng đã bị cho thôi chức trước đó.
" alt=""/>Xi măng Hải Phòng không bảo tồn vốn Tam Điệp mất gần hết vốnTop 5 xe bán chạy nhất phân khúc xe đa dụng tháng vừa qua tiếp tục chứng kiến sự bứt tốc của Hyundai SantaFe để độc chiếm vị trí số 1 tháng thứ hai liên tiếp. Trong tháng này, Ford Everest đã "mất hút" và nhường lại vị trí trong top 5 cho đối thủ Toyota Fortuner.
Ba cái tên còn lại trong top 5 là những mẫu xe quen thuộc thường xuyên có mặt là Toyota Corolla Cross, KIA Seltos, và Mazda CX-5. Tuy nhiên, có sự xáo trộn nhẹ ở vị trí của những mẫu xe này trong top.
Dưới đây là 5 mẫu xe đa dụng bán chạy nhất tháng 6/2021:
1. Hyundai SantaFe: 1.313 chiếc
![]() |
Hyundai SantaFe là mẫu xe đa dụng duy nhất đạt doanh số trên 1.000 chiếc trong tháng 6. |
Tháng 6/2021 tiếp tục chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của mẫu SUV 7 chỗ nhà Hyundai khi SantaFe đạt doanh số ấn tượng 1.313 chiếc, tăng nhẹ 2% so với tháng 5 (với 1.288 chiếc). Cộng dồn doanh số trong 6 tháng đầu năm 2021, Hyundai SantaFe đạt 5.448 chiếc.
Để có doanh số tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh thị trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như hiện nay là do trong tháng 5 vừa qua, TC Motor đã tung ra mẫu SantaFe 2021 mới với nhiều thay đổi trong thiết kế và công nghệ an toàn.
Hyundai SantaFe hiện được TC Motor lắp ráp trong nước với 2 lựa chọn động cơ: 2.2L diesel và 2.5L máy xăng, cho ra tất cả 6 phiên bản, đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Giá bán niêm yết của Hyundai SantaFe đang dao động từ từ 1,03-1,34 tỷ đồng.
2. Toyota Corolla Cross: 985 chiếc
![]() |
Toyota Corolla Cross có doanh số tăng trưởng dương trong tháng 6 |
Trong khi tháng 5/2021, Toyota Corolla Cross đạt doanh số 765 chiếc, xếp thứ 3 trong top 5 xe đa dụng bán chạy nhất thì tháng 6 vừa qua, mẫu xe này đạt doanh số 985 chiếc, tăng tới 28,7%. Cộng dồn 6 tháng đầu năm, Toyota Corolla Cross bán được 5.439 chiếc.
Toyota Corolla Cross hiện là mẫu xe mới thành công nhất của Toyota Việt Nam khi liên tục duy trì lượng bán tốt, trong khi các mẫu Rush, Avanza hay Wigo đều bán chậm. Giá xe Toyota Corolla Cross mới nhất dao động từ 720-918 triệu đồng cho 3 phiên bản, với mỗi phiên bản là 2 lựa chọn màu sắc khác nhau. Tất cả đều được nhập khẩu từ Thái Lan.
3. KIA Seltos: 971 chiếc
![]() |
KIA Seltos bị tụt một bậc trong bảng xếp hạng xe đa dụng bán chạy nhất tháng. |
Tháng 6 chứng kiến sự sụt giảm về doanh số khá nhanh của mẫu xe Hàn Quốc. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Seltos chỉ bán ra dưới 1.000 chiếc/tháng. Với 971 chiếc bán ra trong tháng 6, KIA Seltos giảm 10,1% so với tháng trước. Thậm chí còn bị Toyota Corolla Cross vượt mặt.
Tuy nhiên, tổng doanh số nửa đầu năm 2021 của KIA Seltos đạt 7.209 chiếc, vẫn xếp số 1 trong phân khúc SUV/Crossover tại Việt Nam.
Ngay sau khi ra mắt vào đầu tháng 8/2020, KIA Seltos đã gây một làn gió mới bởi ngoại hình năng động và nhiều trang bị tiện nghi, phù hợp với các khách hàng trẻ. Mẫu xe này ngay lập tức trở nên “hot” và liên tục đứng ở những vị trí cao trong top 5 mẫu SUV/Crossover bán chạy nhất. Đồng thời, soán ngôi “vua” phân khúc SUV cỡ nhỏ của Hyundai Kona.
Kia Seltos được THACO lắp ráp trong nước và đưa ra thị trường 4 phiên bản là Deluxe 1.4Turbo, Luxury 1.4Turbo, Premium 1.4Turbo và Premium 1.6 với giá bán từ 599 triệu đến 719 triệu đồng.
4. Mazda CX-5: 630 chiếc
![]() |
Mazda CX-5 vẫn giữ vững vị trí thứ 4 trong phân khúc xe đa dụng. |
Với tình hình chung của hầu hết các mẫu xe tháng vừa qua, Mazda CX-5 cũng bị giảm nhẹ về doanh số. Tháng 6/2021, Mazda CX-5 bán ra 630 chiếc, giảm 49 chiếc so với tháng 5 (tương đương giảm 7,2%). Cộng dồn doanh số 6 tháng đầu năm, Mazda CX-5 đạt 4.795 chiếc.
Hiện, Mazda CX-5 được THACO lắp ráp trong nước và giới thiệu ra thị trường tới 6 phiên bản, sử dụng loại động cơ 2.0L và 2.5L kết hợp hộp số tự động 6 cấp. Giá bán của Mazda CX-5 dao động từ 829 triệu đến 1,04 tỷ đồng.
5. Toyota Fortuner: 482 chiếc
![]() |
Xe đa dụng tháng 6: SantaFe 'vô đối', Fortuner lần đầu lọt top 5 |
Toyota Fortuner có lẽ là cái tên "lạ" nhất khi đây mới là lần đầu tiên trong năm 2021 "thánh lật" có mặt trong top 5 mẫu xe đa dụng bán chạy nhất tháng. Công bằng mà nói, để lọt vào top này không phải do Fortuner có kết quả bán hàng xuất sắc mà là do doanh số của hầu hết các đối thủ trong phân khúc bị tụt thê thảm bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tháng 6/2021, doanh số của Fortuner chỉ đạt 482 chiếc, giảm 9,4% so với tháng trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm, mẫu SUV 7 chỗ của Toyota bán được 3.050 chiếc.
Toyota Fortuner hiện được đưa ra thị trường tới 7 phiên bản bao gồm 3 bản máy dầu 2.4 lít, 2 bản máy xăng 2.8 lít lắp ráp trong nước và 2 bản máy xăng 2.7 lít nhập khẩu từ Thái Lan. Giá bán của mẫu xe này dao động từ 995 triệu đến 1,426 tỷ đồng.
Ngoài các mẫu xe có mặt trong top 5, doanh số của một số cái tên khác trong phân khúc SUV/Crossover tháng 6/2021 như sau: Hyundai Tucson: 476 chiếc; Hyundai Kona:435 chiếc; Suzuki XL7: 428 chiếc; Honda CR-V: 395 chiếc; Ford Everest: 392 chiếc; KIA Sorento: 350 chiếc; Mazda CX-8: 288 chiếc;...
Hoàng Hiệp
Bạn nghĩ sao về 5 mẫu xe bán chạy nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy – Báo VietNamNet theo địa chỉ email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Tháng 5/2021 chứng kiến sự bứt tốc thần kỳ của Hyundai SantaFe khi doanh số bán ra của mẫu xe này vượt qua các đối thủ như Kia Seltos, Toyota Corolla Cross để vươn lên dẫn đầu phân khúc xe đa dụng.
" alt=""/>Xe đa dụng tháng 6/2021: Everest 'mất hút', Fortuner lần đầu vào top 5