Đây là nhận xét của ông Malcolm Frank, Giám đốc chiến lược công ty outsource Cognizant. Ông là đồng tác giả cuốn sách “What to Do When Machines Do Everything” (tạm dịch: Làm gì khi máy móc làm hết mọi việc) về ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo lên nền kinh tế toàn cầu vài năm tiếp theo. Ông cho rằng Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là 3 con ngựa đua và sẽ đều về đích nhưng theo các cách khác nhau.
Các gã khổng lồ của thung lũng Silicon như Facebook, Amazon, Google và Tesla đang đầu tư hàng tỷ USD để khai phá sức mạnh máy tính nhằm thay thế nhiều công việc của con người. Máy tính đã bắt đầu hỗ trợ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, chưa kể đến cuộc đua xe tự lái trên đường phố.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang đặt cược lớn vào trí tuệ nhân tạo (AI). Các doanh nghiệp như Tencent, Baidu đều cạnh tranh với những công ty đến từ Mỹ để phát triển công dụng mới cho AI. Tỷ phú Jack Ma của Alibaba thậm chí còn cho rằng sau này, các CEO cũng sẽ biến mất.
Tuy vậy, khác với Mỹ, động lực lớn nhất để tiến vào thế giới mới lại đến từ chính phủ. Chính phủ tài trợ lớn trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia và đang áp dụng cách tiếp cận tương tự xoay quanh AI. Mới đây, chính phủ Trung Quốc đặt ra kế hoạch đầy tham vọng cho ngành công nghiệp AI trị giá 150 tỷ USD và muốn nước này trở thành “trung tâm sáng tạo AI” vào năm 2030.
Hầu hết các tỷ phú công nghệ như Bill Gates (Microsoft), Steve Job (Apple), Larry Ellison (Oracle), Michael Dell (Dell), Jeff Bezos (Amazon), Larry Page (Google), Mark Zuckerberg (Facebook)... đều là những người xuất phát từ công nghệ, giỏi kinh doanh, giỏi lãnh đạo.
Riêng Jack Ma lại không nằm trong số đó, Jack Ma xuất phát từ giáo viên tiếng Anh, không biết phần mềm, không biết CNTT, không biết công nghệ, không biết tài chính. Thế mà Jack Ma lại là chủ của công ty về dịch vụ điện tử dùng CNTT làm nền tảng, có giá trị công ty lên đến 352 tỷ USD.
Jack Ma vừa có tuyên bố gây sốc: "20 năm nữa, Alibaba sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới". Để thấy hết ý nghĩa của câu nói, bạn hãy hình dung rằng: theo Jack Ma đến năm 2036, các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Alibaba, Anh (đã ra khỏi châu Âu), Ấn Độ...
Vậy thì điều đặc biệt gì đã giúp Jack Ma vượt qua các rào cản để trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á, đứng thứ 14 trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới, ông chủ của một công ty đang ngày càng lớn mạnh với sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, dám đặt khát vọng đưa công ty của mình trở thành một nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.
Theo tôi yếu tố quan trọng nhất chính là Jack Ma có triết lý sống, triết lý kinh doanh, triết lý lãnh đạo xuất sắc, vượt trội, đi trước thời đại cộng với tinh thần lạc quan, năng lực hành động kiên định, theo đuổi mục tiêu đến cùng, không bao giờ bỏ cuộc.
" alt=""/>Sếp FPT lý giải tại sao Alibaba của Trung Quốc sẽ là nền kinh tế số 5 thế giới