Pin chiếm khoảng 40% giá thành của một chiếc xe điện và pin SIB rẻ hơn nếu được ứng dụng có thể hạ giá xe điện xuống rất nhiều.
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc JAC tuyên bố họ đang xuất xưởng một chiếc xe điện cỡ nhỏ thuộc thương hiệu Yiwei được trang bị pin SIB của hãng Hina Battery.
JMEV, một công ty khác của Trung Quốc, cũng đã công bố triển khai loại xe điện mới được cung cấp bởi SIB của Farasis Energy.
Các nhà sản xuất đang nỗ lực cố gắng tăng mật độ năng lượng của SIB, từ 140 đến 160Wh/kg lên 160 đến 180Wh/kg. Ngoài giá cả, SIB còn có những ưu điểm khác là hoạt động tốt trong thời tiết lạnh và được đánh giá cao về độ an toàn.
Các gã khổng lồ sản xuất pin như CATL của Trung Quốc, Northvolt của Thụy Điển và Faradion trụ sở tại Sheffield (Anh) đều được cho là đang phát triển các phiên bản pin SIB.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành hãng xe Renault của Pháp, Luca De Meo, gần đây kêu gọi các nhà sản xuất châu Âu xem xét hydro như một giải pháp thay thế cho xe điện.
Luca De Meo ủng hộ hydro như một hướng đi cho các nhà sản xuất ô tô để đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải. Ông cho rằng thị trường xe điện hiện do Trung Quốc thống trị và các nhà sản xuất ô tô châu Âu nên hướng tới các loại nhiên liệu vận tải "xanh" khác, bao gồm cả hydro.
Theo VTCNews
Chị Hoàng Huyền (28 tuổi, quê Hà Nam) cũng tìm mua nhà tập thể từ 6 tháng nay nhưng đến giờ vẫn chưa chốt được căn nào.
Thường xuyên vào nhóm mua bán nhà tập thể trên mạng, chị ngạc nhiên bởi không chỉ các căn tập thể ở nội đô giá mới cao, mà cả những căn tập thể cũ ở xa, đã xuống cấp nghiêm trọng giá cũng không rẻ.
Như khu tập thể ở Sài Đồng, Long Biên, có căn sau khi được sửa sang giá lên tới 950 triệu đồng. Diện tích sổ đỏ 18m2, diện tích sử dụng 30m2, tức khoảng 52 triệu đồng/m2.
Có những căn nhỏ hẹp chỉ 10-15m2, giá 400-600 triệu đồng. Mức giá 40-50 triệu/m2 ngang ngửa với chung cư ở các khu vực xa trung tâm.
“Những căn này nhìn cũ, nội thất cũng không có gì, tôi thấy họ rao mấy tháng không bán được, nhưng các bài đăng càng về sau lại càng thấy giá chênh lên, tăng thêm mấy chục triệu cho đến cả trăm triệu đồng”, chị Huyền cho biết.
Cần lưu ý gì khi mua tập thể cũ?
Theo môi giới Hoàng Văn Huy, giá nhà đất, chung cư tăng phi mã suốt hơn một năm qua nên nhiều gia đình trẻ, tài chính eo hẹp nhưng có nhu cầu ở thực đã chuyển hướng tìm mua nhà tập thể. Nhà tập thể cũ tại Hà Nội có lợi thế là vị trí đẹp, thường nằm gần các trường học, bệnh viện, giao thông thuận lợi, nhiều tiện ích xung quanh…
Nhiều người thường nghĩ nhà tập thể có tuổi đời mấy chục năm, cũ hỏng xuống cấp giá sẽ rẻ. Trên thực tế, không ít căn nằm ở vị trí đắc địa hoặc tầng 1 có thể kinh doanh, giá bán lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 nếu tính theo diện tích sổ đỏ. Tuy nhiên, các căn tập thể hầu hết đều đã được cơi nới nên diện tích sử dụng thường rộng hơn rất nhiều diện tích trên sổ.
Các chuyên gia bất động sản lưu ý, việc sở hữu một căn hộ tập thể cũ có thể đáp ứng nhu cầu ở thực trong bối cảnh giá nhà tăng cao, nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng và đánh giá kỹ lưỡng khi mua. Người mua cần chú trọng xem xét chất lượng căn hộ, mức độ an toàn khi ở cũng như chi phí cải tạo có thể phát sinh.
Nhà tập thể cũ thường đã sử dụng lâu năm, có thể xuống cấp ở một số hạng mục như tường, hệ thống điện nước, sàn nhà, mái nhà, ảnh hưởng đến sự an toàn. Mặt khác, sau khi mua, có thể cần cải tạo để nâng cấp không gian nên hãy tính toán ngân sách phù hợp để tránh phát sinh nhiều chi phí.
Các căn hộ thường được cơi nới gấp đôi, gấp ba diện tích thực, không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố an toàn khi ở, mà phần diện tích cơi nới này còn không được xem xét bồi thường nếu khu nhà phải phá dỡ, xây dựng lại. Vì thế, người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc trước khi “xuống tiền”.
Theo tìm hiểu, quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty LDG được đưa ra sau khi TAND tỉnh Đồng Nai xem xét đơn yêu cầu từ Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát (Công ty Phúc Thuận Phát), trụ sở tại P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TPHCM.
Theo cáo bạch tài chính hợp nhất quý 1/2024, Công ty LDG còn nợ Công ty Phúc Thuận Phát 16,6 tỷ đồng.
Thành lập năm 2010 với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, Công ty LDG được biết đến là doanh nghiệp bất động sản có tiếng tại khu vực phía Nam. Năm 2015, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM.
Giai đoạn 2011 - 2018, sau nhiều lần tăng vốn, đến năm 2019, Công ty LDG có vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng, đồng thời là chủ đầu tư, đơn vị phát triển 6 dự án chung cư tại TPHCM và Bình Dương.
Ngoài ra, Công ty LDG còn phát triển 2 khu đô thị là Khu dân cư Tân Thịnh (tên thương mại là Viva Park) tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và Khu đô thị Thành Đô tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ.
Tại dự án Viva Park, tháng 5/2023, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” liên quan đến việc xây dựng 500 căn nhà trái phép.
Sau đó, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 5 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ một số phòng ban của huyện Trảng Bom. Riêng Công ty LDG đã có hai cá nhân bị khởi tố, bắt tạm giam là ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT công ty và ông Nguyễn Quốc Vy Liêm - nguyên Phó Tổng giám đốc công ty.