Trong một tuyên bố mới đây, đại diện YouTube xác nhận đã gỡ bỏ các video này khỏi ứng dụng và thừa nhận “không có hệ thống nào hoàn hảo và đôi khi chúng tôi sơ ý bỏ qua các nội dung này”.
" alt=""/>YouTube tiếp tục cung cấp nội dung sai lệch với trẻ emCó lẽ, nhiều người thường đặt câu hỏi tại sao "con gái lại không chơi game giỏi bằng con trai". Điều này là đúng, tuy nhiên lại chỉ đúng với những tựa game chiến thuật, hành động hay có tính chất thi đấu mà thôi.
Lý giải cho vấn đề này, câu trả lời có lẽ không quá khó hiểu và đơn giản rằng phái đẹp thường không thích chơi những tựa game chiến thuật, hành động mà con trai thường chơi, đơn giản vì nó quá phức tạp và họ thường không có đủ kiên nhẫn để tìm hiểu nó, chính vì vậy nên họ thường nhanh chóng từ bỏ để chuyển sang một tựa game đơn giản hơn.
Qua các cuộc khảo sát, điều này đã ngày càng được chứng minh rõ ràng hơn khi đa phần nữ giới khi được hỏi sẽ nói họ thường chọn những game nhẹ nhàng, vui vẻ, không cần bỏ quá nhiều thời gian và ít bạo lực. Đây chính là đặc điểm chung của những tựa game casual.
Thích ngồi buôn chuyện hơn đi cày level
Một đặc điểm khác dễ thấy của các nữ game thủ, khi mà nhiều người có thể ngồi hàng giờ ngồi nói chuyện với bạn bè trong game mà không cần phải đi đánh quái, phụ bản hay nhiệm vụ. Trên thực tế, việc này đến từ việc các nữ game thủ thường có ít máu ăn thua hơn các nam gamer. Họ thường không chỉ coi game là một trò chơi, mà còn con nó như một mạng xã hội để có thể giao lưu, gặp gỡ và trò chuyện với những người chơi khác.
Trong khi đó, các nam game thủ, vốn là những người có máu ăn thua lại thường hùng hục đi luyện cấp, cày đồ đạc để tăng chiến lực cho nhân vật, và dĩ nhiên việc họ cố gắng cày kéo chính là để khi vào đấu trường có thể đánh bại đối thủ khác. Tuy nhiên, có thể đối với con gái thì họ lại chẳng cần phải cố gắng thắng người khác như vậy.
Thích trang phục đẹp, diêm dúa
Có thể, trái ngược đối với các game thủ nam thường chỉ quan tâm đến chỉ số sức mạnh của các trang bị, món đồ nào có chỉ số mạnh hơn là sử dụng thì điều con gái quan tâm lại là... nhân vật mặc món đồ này vào có đẹp hay không. Đây cũng là chuyện thường tình khi sở thích của nhiều game thủ nữ đến từ những thứ về mặt thẩm mỹ.
Thực chất, con gái nhiều người cũng rất ham chơi game như con trai, tuy nhiên, như đã nói ở trên, thay vì việc con trai thường thích những game hành động, chặt chém, đấu trí ăn thua thì con gái lại thường thích chơi những game casual, đơn giản. Ở trong các tựa game này, họ lại rất hay chăm chút, sửa sang cho "nhan sắc" cho nhân vật của mình, cũng giống như ngoài đời vậy.
Rất thích thả thính
Họ là nữ giới, chứng minh thư nhân dân ghi họ là nữ, những bức ảnh trên Facebook đẹp mê hồn ai nhìn vào cũng phải cảm thấy xao xuyến. Thế nhưng họ lại dùng chính nhan sắc của mình để "thả thính", lôi kéo những game thủ nam của chúng ta, những kẻ có cái tôi quá lớn cùng niềm tự hào về kỹ năng chơi game của họ, cùng với đó là sự huyễn hoặc bản thân về việc tìm được tình yêu đích thực qua game, đã khiến cho bản thân họ mờ mắt trước những cử chỉ ấm áp, những bức hình chỉnh sửa vài lần qua Camera 360 hay Photoshop, nhưng đều chỉ là bề ngoài mà thực chất là để lợi dụng những game thủ này.
Không xin đồ thì nhờ cày kéo rank, rồi rủ rê đi chơi, bao ăn uống,... Họ không khác gì những cô nàng vật chất mà chính game thủ nam chúng ta là những nạn nhân cả. Trong mắt họ, chơi game giỏi cũng chỉ là một khía cạnh cỏn con, đơn giản vì họ tin rằng ngay cả những kẻ giỏi nhất mà họ quen biết cũng chẳng thể nào thành công nhờ game, như những gosu lão luyện trên thế giới cả. Hệ quả, họ khiến rất nhiều anh chàng phải liêu xiêu, nhưng ai có nhiều tiền nhất sẽ chiến thắng. Chỉ vậy mà thôi.
Ngây ngô, dễ bị lừa
Con gái thường là những người chơi game theo sở thích, thấy hay, thấy đông là chơi chứ không "hardcore" như các game thủ nam. Có thể, khi chơi bất cứ một tựa game nào, các gamer nam thường lên diễn đàn, trang chủ của trò chơi đó để tìm hiểu kĩ các tính năng trong game thì lại có rất ít nữ game thủ làm điều này. Thậm chí, có khi họ còn không biết trang chủ, diễn đàn hay cách download của chính tựa game mà mình chơi.
Cũng vì thường không chịu tìm hiểu kĩ các tính năng trong game nên các game thủ nữ lại thường là những người hay bị lừa trong game, cả có ác ý hay chỉ là đùa chơi. Ví dụ như vấn đề giao dịch ảo, không hiếm game thủ nữ thường bị lừa vì không hiểu cách giao dịch như thế nào, và vì sao mình đã đưa tiền vào ô giao dịch rồi mà lại không nhận được đồ từ người kia...
Có thể, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi lại có những game thủ tỏ ra khá ngây ngô, không hiểu rõ về cả những thao tác cơ bản trong game như cách mặc trang bị, hay cách sử dụng những item cơ bản như bình máu, thổ địa phù... Rất có thể đó chính là những game thủ nữ.
Theo GameK
" alt=""/>Bật mí bí kíp giúp game thủ nhận diện các chị em chơi game chỉ trong vòng 2 nốt nhạcThông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu chất vấn Thủ tướng Chính phủ: việc xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính về thực trạng, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân… đã được nêu rất cụ thể tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT. Các giải pháp được Chính phủ triển khai thực hiện nhiều năm nay chưa thực sự hiệu quả, tiến độ còn quá chậm. Nay trước áp lực cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xin Thủ tướng cho biết quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ có giải pháp nào mang tính đột phá, tạo ra một cuộc cách mạng, một cơn lốc ứng dụng khoa học công nghệ, CNTT mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện trong toàn hệ thống? (giống như dân ta đón nhận Internet, sử dụng Google, Facebook…). Khi nào thì ta xây dựng được Chính phủ điện tử thực sự.
Về chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ trả lời: CNTT là một ngành, lĩnh vực trọng tâm đang phát triển rất nhanh, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm đẩy mạnh phát triển, ứng dụng trong đó có Việt Nam. Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó có phần đóng góp quan trọng, mang tính mở đường của ngành CNTT, viễn thông.
Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Một trong các chủ trương lớn được Chính phủ tập trung chỉ đạo là xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ cải cách hành chính.
Nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả và công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong khi thực hiện các thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a về Chính phủ điện tử bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện với một số kết quả đạt được. Cụ thể, năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193.
Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan; có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trừ một số bộ, cơ quan đặc thù.
Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được ban hành tại các Quyết định 846/QĐ-TTg ngày 9/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2779/VPCP-KGVX ngày 22/4/2016 của Văn phòng Chính phủ; nhiều dịch vụ công mức độ 3, 4 có số lượng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết rất lớn, ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ (cấp hộ chiếu và khai báo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ GD&ĐT 270.000 hồ sơ; Bộ Giao thông Vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinh doanh vận tải)…; Hà Nội: 225.173 hồ sơ; Lâm Đồng: 110.625 hồ sơ; Cà Mau: 95.018 hồ sơ; Thái Nguyên: 91.201 hồ sơ; Hà Nam: 81.929 hồ sơ:…).
Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, đặc biệt trong năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng CNTT, tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, các bộ, ngành, địa phương, cùng với việc tích cực triển khai các Nghị quyết số 19 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Nghị quyết số 35 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, các kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu. Theo thống kê, đến nay tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a mới đạt 61,9%. Một số nhiệm vụ của bộ, ngành đã quá thời hạn nhưng chưa thực hiện xong, nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập các hệ thống thông tin nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, hay việc cấp phép qua mạng điện tử mới bước đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể…
Đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai Chính phủ điện tử
Cũng trong trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho hay, trước áp lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai một số giải pháp cụ thể. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT (các chính sách về đầu tư, ưu đãi về thuế, thuê sản phẩm và dịch vụ CNTT, tạo thị trường cho sản phẩm CNTT trong nước…).
" alt=""/>Các bộ, ngành, địa phương ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử trước 9/2018