Theo RT, phát biểu tại một cuộc họp ở Kremlin với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng, Tổng thống Putin nêu rõ hệ thống tên lửa Oreshnik là một trong những tiến bộ quân sự mới nhất của Nga, không phải là phiên bản hiện đại hóa của một loại vũ khí cũ của Liên Xô. Tên lửa Oreshnik là sự phát triển mới dựa trên công nghệ siêu thanh tiên tiến và vật liệu hiện đại.
Ông Putin tuyên bố: "Chưa có quốc gia nào trên thế giới có vũ khí như vậy... Các nước khác đang nghiên cứu phát triển tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống tên lửa này ít nhất trong 1-2 năm nữa. Trong khi đó, chúng ta hiện đã có nó, đó là một lợi thế quan trọng". Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh, hiện tên lửa Oreshnik không có đối thủ và không thể bị đánh chặn.
Người đứng đầu nước Nga nói: "Đó là kết quả của công trình được thực hiện trong điều kiện của nước Nga mới" và hệ thống này được tạo ra để đáp ứng nhu cầu quốc phòng đương đại.
Ông Putin xác nhận một số hệ thống Oreshnik đang được thử nghiệm tại Nga và quyết định bắt đầu sản xuất hàng loạt đã được đưa ra. Dự kiến sẽ có thêm nhiều hệ thống tên lửa được chuyển giao cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga trong những tháng tới.
Lần đầu tiên tên lửa Oreshnik được dùng trong chiến đấu là ngày 21/11, khi nó được sử dụng để tấn công một cơ sở quốc phòng của Ukraine tại Dnipro. Đó là Yuzhmash, một trong những cơ sở công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Ukraine, nơi sản xuất thiết bị tên lửa và các loại vũ khí khác.
Theo Tổng thống Putin, tên lửa Oreshnik được sử dụng để đáp trả cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ nước này bằng các loại vũ khí tầm xa do Mỹ và Anh chế tạo như tên lửa ATACMS và Storm Shadow.
Oreshnik được mô tả là vũ khí siêu thanh tầm trung được thiết kế để tấn công với độ chính xác cao. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các đầu đạn của tên lửa này đều bắn trúng mục tiêu trong lần triển khai ngày 21/11.
Theo hãng tin CNN, việc chọn lựa ông Ramaswamy và đặc biệt là “ông trùm công nghệ” Musk, người đứng đầu các công ty có những hợp đồng trị giá cao với chính phủ, làm lãnh đạo một bộ đặt ra câu hỏi tức thì về nguy cơ xung đột lợi ích. Hiện vẫn chưa rõ bộ mới sẽ “cung cấp lời khuyên và hướng dẫn từ bên ngoài chính phủ" cho chính quyền sắp tới của ông Trump sẽ hoạt động như thế nào.
Trong danh sách các kế hoạch kinh tế được công bố hồi tháng 9, ông Trump đề xuất thành lập một ủy ban chuyên trách tính hiệu quả của hoạt động chính phủ. Vào thời điểm đó, ông Trump tiết lộ, tỷ phú Musk đã đồng ý lãnh đạo ủy ban này nếu ông tái đắc cử vào Nhà Trắng.
Tuyên bố ngày 12/11 của ông Trump vào tối thứ Ba trích dẫn lời ông Musk nói, "điều này sẽ gây chấn động toàn hệ thống và bất kỳ ai liên quan đến sự lãng phí của chính phủ, vốn bao gồm rất nhiều người!".
Trong một thông điệp riêng rẽ trên mạng xã hội X, ông Ramaswamy đã nhắc lại khẩu hiệu bản thân thường sử dụng trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024 của mình để kêu gọi xóa bỏ các cơ quan liên bang: "Hãy đóng cửa chúng đi".
Ông Ramaswamy từng đối đầu ông Trump trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, nhưng đến tháng 1 năm nay đã lên tiếng ủng hộ cựu tổng thống đại diện đảng chạy đua vào Nhà Trắng. Chính khách này đã đưa việc cắt giảm lãng phí trong chi tiêu của chính phủ trở thành một nền tảng chính sách quan trọng cho chiến dịch tranh cử của mình, đồng thời hứa sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục, Ủy ban Quản lý hạt nhân và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) nếu thắng cử. Năm ngoái, ông Ramaswamy từng công bố một báo cáo phác thảo khuôn khổ pháp lý sẽ cho phép tổng thống xóa bỏ các cơ quan liên bang nhất định.