
Mỗi ngày làm việc, Hiệp nhận được 1.000 - 1.200 rúp (khoảng 300.000 đến 600.000 đồng), khá cao so với những nghề khác. Tuy nhiên, đây là công việc rất vất vả, đi làm lúc 7h sáng, có khi đến 20h mới về nhà. Đôi lúc, nam sinh này phải vác cuộn vật liệu nặng 50 - 60 kg trèo lên thang. Làm việc với ga lửa, đốt chảy vật liệu để trải lên mái dễ bị bỏng vì đồ bảo hộ sơ sài.
Ban đầu, hơn 10 sinh viên Việt Nam cùng làm việc với Hiệp, nhưng vì công việc vất vả, họ bỏ dần. "Sau mỗi buổi lao động như vậy, mình về phòng chỉ kịp ăn uống qua loa rồi ngủ luôn, sáng hôm sau lại chuẩn bị đồ ăn rồi đi làm", Bá Hiệp chia sẻ.

|
Chợ người Việt tại Nga là nơi Ngọc Anh làm thêm khi dịp hè. Ảnh: Ngọc Anh. |
Cũng là du học sinh tại Nga, nhưng Phan Ngọc Anh lại thích công việc tại khu chợ người Việt. "Nói là buôn bán cho oai, thực ra mình hay tiếp xúc với các cô chú ở chợ người Việt. Họ bán hàng bận rộn nên nhờ mình đi nhập hàng giúp và trả thù lao", Ngọc Anh nói.
Có những ngày mùa đông, chàng sinh viên phải ôm thùng hàng chạy dưới tuyết lạnh âm 30 độ C để kịp giao cho khách. Nam sinh phải nắm rõ lịch tàu hoặc xe bus để đi một vòng cho tiện.
Thu nhập một mùa có khi chỉ đủ mua chiếc đồng hồ hoặc làm một năm đủ tiền thay chiếc điện thoại mới, tuy nhiên Ngọc Anh thích công việc này vì được sống gần gũi với cộng đồng người Việt.
Làm nông trại tại xứ sở chuột túi
Theo chia sẻ của Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide (Australia), những bạn trẻ muốn có thu nhập cao thường chọn “làm farm”: Thu hoạch hoa quả thuê trên các nông trại.

|
Quang cảnh một nông trại ở bang Nam Úc. Ảnh: Ngọc Vinh. |
Nếu chăm chỉ làm khoảng một tháng, bạn có thể kiếm được trên 4.000 AUD, đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt cho khoảng 4 đến 5 tháng sau đó. Tuy nhiên, một tháng trời làm việc quần quật trên nông trại trong điều kiện thời tiết 40 độ C là thách thức không nhỏ với những người chỉ quen cầm sách, bút.
Du học sinh làm công việc này phải ra đường từ 4h sáng, cả ngày phơi mặt ngoài trời trên các luống dâu tây, nho, táo. Không muốn phải đi xa, nhiều bạn dọn đồ đạc đến trọ ngay tại nông trại.
Vinh cho biết, nhìn chung, du học sinh Việt Nam thường được các công ty chọn vì ưu điểm thật thà, lại có đầu óc làm việc khoa học, cẩn thận. Tuy nhiên, nhược điểm là sức khỏe có hạn, không thể làm việc liên tục như người bản xứ.
Lương cao cũng lắm chuyện bi hài
Lương một ngày đủ tiền ăn cho cả tuần, nhưng Nguyễn Bá Hiệp gặp không ít sự cố trong quá trình làm việc. 9X bức xúc nhớ lại: "Tháng 6 và 7, họ trả lương bình thường, nhưng tháng 8, khi mình chuẩn bị nghỉ để đi học, họ chỉ trả rất ít". Không có cách nào đòi lại được, nhóm của Hiệp đành rút kinh nghiệm, yêu cầu công ty trả lương theo ngày.
Công việc vất vả và nhiều rủi ro, niềm vui lớn nhất với Hiệp là đến ngày về thăm gia đình, tiền tiết kiệm đủ trả vé máy bay.
Với công việc làm nông trại tại xứ sở chuột túi, Ngọc Vinh cho biết, đôi khi cũng có những "lời qua tiếng lại" giữa sinh viên và chủ lao động. Chuyện nhầm lẫn tiền lương hay việc mất công vượt hàng trăm km đến nơi chỉ làm 3 - 4 tiếng rồi về là điều đã xảy ra.
Còn với Phan Ngọc Anh, mỗi lần mua được lô đồ điện tử là chạy như ma đuổi cho kịp xe bus để đi giao hàng. Nhiều hôm về muộn không còn xe, tiền công không đủ trả taxi.
Cũng có khi gặp khách hàng vui tính, chàng sinh viên lại được trả công bằng bữa ăn. "Như thế vui lắm, cơm 'nhà' khác cơm sinh viên, có nhiều món nữa. Bữa ăn có đông người cũng vui hơn là ăn một mình trong phòng trọ", Ngọc Anh chia sẻ.
Nhờ biết cân đối thời gian học và làm thêm, Ngọc Anh vẫn tốt nghiệp loại khá Đại học Tổng hợp Irkutsk, đồng thời việc đi làm cũng giúp cậu có thêm rất nhiều hiểu biết về xã hội, luật lệ, cách kê khai giấy tờ, giá cả các mặt hàng tại Nga.
(Theo Ngọc Tân/ Zing)
" alt=""/>Du học sinh hái nho, làm thợ xây nơi xứ người
Được quảng cáo rầm rộ là nằm trên phố Đê La Thành, với tầm nhìn view Công viên Thủ Lệ, nhưng thực tế, Hong Kong Tower lại ẩn mình trong con ngõ nhỏ với bề rộng chỉ chừng 4 m.
Chung cư cao cấp trong ngõ |
Dự án chưa rõ ràng về pháp lý khiến quyền lợi khách hàng không được đảm bảo |
Là dự án đình đám một thời, nhưng để tìm đường vào được dự án cũng khá khó khăn khi Hong Kong Tower nằm sâu trong con ngõ nhỏ, khuất sau tòa nhà văn phòng Icon 4. Con ngõ nhỏ hẹp, chỉ một chiếc ô tô 4 chỗ đi vào là kín như bưng, xe máy đi ngược chiều phải nép mình nhường đường cho chiếc ô tô.
Thực tế này khiến chúng tôi ngạc nhiên tự hỏi, với hàng trăm căn hộ, cư dân lên đến cả nghìn người thì giao thông ở đây sẽ ra sao khi ô tô không thể di chuyển hai chiều?
Mặt khác, đầu con ngõ dẫn vào dự án đang là điểm tập kết xe buýt quy mô lớn, hầu như bít kín toàn bộ lối vào. Với quy mô 2 tháp cao 27 tầng và 24 tầng, gồm hàng trăm căn hộ bị nhốt kín trong con ngõ nhỏ, có thể nói, giao thông là một bài toán chưa thể có lời giải với Hong Kong Tower.
Mặc dù nằm sâu trong ngõ nhỏ, nhưng theo đại diện đơn vị bán hàng, mức giá của Hong Kong Tower đang dao động từ 37 - 41 triệu đồng/m2. Các giao dịch thứ cấp cho thấy dự án này đang đạt đỉnh ở mức 47 triệu đồng/m2. Mức giá được cho là cao, ngay cả các ông lớn, những nhà tạo lập thị trường ngồi “chiếu trên” cũng còn e dè khi đưa ra cho các dự án của mình.
Pháp lý chưa ổn
Không chỉ lọt trong ngõ nhỏ và có giá cao, Hong Kong Tower còn đang khiến nhiều người lo lắng về mặt pháp lý.
Được biết, lô đất thực hiện dự án thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật xây dựng (TDC), nhưng đại diện bán hàng và vào tên hợp đồng hiện tại lại là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đô thị Kang Long (Kang Long).
 |
Chung cư Hong Kong Tower nằm sâu trong con ngõ nhỏ, chật chội |
Trong vai một người cần mua nhà và đang cân nhắc lựa chọn Hong Kong Tower, phóng viên Đầu tư Bất động sản đã được nhân viên bán hàng của Kang Long cho biết, lô đất xây dựng dự án là thuộc quyền sử dụng của TDC, sau đó, phía TDC và Kang Long hợp tác để xây dựng theo tỷ lệ ăn chia là 80 (Kang Long)/20 (TDC), phía TDC phải chịu đóng tiền thuế đất. Tuy nhiên, do TDC khó khăn về tài chính, phía Kang Long đã phải đóng toàn bộ tiền thuế đất 1 lần là 84 tỷ đồng cho cơ quan chức năng, giờ đây, phía Kang Long là đơn vị sở hữu 100% dự án.
Vấn đề nảy sinh là đến nay, quá trình xin chuyển nhượng dự án giữa TDC và Kang Long chưa được cơ quan chức năng phê duyệt. Đại diện bán hàng phía Kang Long cũng cho biết, đã làm thủ tục xin chuyển đổi chủ sở hữu cho dự án từ đầu năm nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng chấp nhận.
Trao đổi với phóng viên, bà Thảo, Trưởng Ban Quản lý dự án của TDC cũng thừa nhận: “Do chúng tôi chưa thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nên việc chuyển nhượng dự án chưa được cơ quan chức năng phê duyệt”.
Như vậy, trên danh nghĩa, TDC vẫn là chủ của dự án, nên việc Kang Long đứng tên trong hợp đồng mua bán căn hộ là chưa chính danh. Chẳng hạn, nếu cơ quan chức năng không đồng ý với việc chuyển nhượng dự án, thì tất cả các khách hàng mua căn hộ ở Hong Kong Tower sẽ không được bảo vệ quyền lợi.
Đã có nhiều dự án mà cư dân phải đợi nhiều năm vẫn chưa hoàn thiện được thủ tục pháp lý, không thể nhận sổ đỏ vì sự lằng nhằng giữa chủ đất và đơn vị phát triển dự án. Với Hong Kong Tower, khi pháp lý dự án chưa rõ ràng, thì rủi ro vẫn treo lơ lửng trên đầu hàng trăm khách hàng.
Theo Đầu tư Bất động sản

Quy hoạch chung cư trong ngõ nhỏ: Siết lại quy trình cấp phép xây dựng
Tại các ngõ nhỏ ở Hà Nội, việc chung cư nối đuôi nhau mọc dày đặc đang bức tử quy hoạch, dồn gánh nặng lên hạ tầng.
" alt=""/>Hong Kong Tower, những băn khoăn về pháp lý

-Nhiều cư dân tại khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn đang lo lắng trước việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Ngoại giao đoàn có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là ở nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.Khu đô thị Ngoại giao đoàn do Tổng Cty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô 62,8ha nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu Đoàn ngoại giao cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu ở cho người nước ngoài tại Hà Nội…
Dự án nổi tiếng là khu đô thị có mật độ xây dựng thấp, 30-33%, còn lại 70% là khu công viên cây xanh, hồ điều hòa, công trình công cộng…
Thế nhưng sau 7 năm điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu ngoại giao đoàn vào năm 2010, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định tiếp tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu ngoại giao đoàn.
 |
Bảng điều chỉnh chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc KĐT Ngoại giao đoàn. |
Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu.
Như ô đất ký hiệu CC2 có diện tích khoảng 9.549m2 trước đây được phê duyệt có chức năng công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5% nay được điều chỉnh với mật độ xây dựng tăng lên 40%.
Ô đất ký hiệu CC3-4 có diện tích 4.044m2, trước đây có chức năng đất công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%, tầng cao trung bình là 5 tầng thì nay được được chuyển đổi sang mục đích sử dụng là đất công cộng đô thị (công cộng, dịch vụ thương mại văn phòng), nâng mật độ xây dựng lên 35% với tầng cao công trình là 15 tầng + 3 tầng hầm.
Hay ô đất CC5 trước đây có diện tích 8.664m2 được quy hoạch là đất công cộng, dịch vụ, thương mại với mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình là 7 tầng thì nay được điều chỉnh thành lô đất có ký hiệu HH1, chức năng là đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, nhà ở) với mật độ xây dựng nâng lên 41%, tầng cao công trình 27 tầng + 3 tầng hầm với dân số khoảng 1.505 người…
Ô đất ĐMKT1 có chức năng đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế điện) không xác định tầng cao mật độ nhưng nay điều chỉnh thành đất công cộng với mật độ 40%, tầng cao trung bình 12 tầng+ 2 tầng hầm.
Hồng Khanh

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch tăng dân số khu đô thị Vân Canh của HUD
UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Vân Canh
" alt=""/>Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị ngoại giao đoàn