Theo nữ đầu bếp, ẩm thực rất vai trò quan trọng trên thế giới và mang tính chất ngoại giao nhất định, đặc biệt là đối với Việt Nam, bởi "khi chia sẻ về ẩm thực, bạn bè quốc tế sẽ hiểu hơn về con người bạn".
Cô cho rằng danh tiếng của đồ ăn Việt Nam ở Mỹ đến từ tính chất "đường phố", với những nguyên liệu giản dị, chân chất, song vẫn có thể được nâng tầm, đặc biệt là khi Việt - Mỹ gần đây nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
"Đây có thể là cơ hội để nâng cao mức độ nhận biết ẩm thực Việt tại Mỹ hiệu quả hơn", Hà nói.
Nhiều người chọn “an”…
Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay kéo dài 4 ngày nên nhiều gia đình lên kế hoạch nghỉ dưỡng du lịch. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ít người phân vân không biết nên đi hay ở.
Sau khi bài viết “Nghỉ lễ, lặng lẽ chọn 'an' hay liều lĩnh chọn 'toang'?” của tác giả Lâm Tuấn được đăng tải trên VietNamNet, không ít gia đình đã có những lựa chọn cho mình. Đa số độc giả đều đồng cảm với tác giả và chọn “an” cho bản thân, gia đình.
Đồng tình với quyết định hủy chuyến du lịch đến Phú Quốc trong dịp lễ 30/4 dù rất khó khăn, độc giả IAI nhận định, bản thân mỗi người còn nhiều thời gian để có cho mình những kỳ nghỉ an toàn, ý nghĩa hơn. Thậm chí, độc giả này còn rất lạc quan, nhẹ nhàng khi khẳng định, “cả năm, cả đời đi lúc nào chả được”.
Trong khi đó, bạn đọc Ha Min đã xác định chọn “an” cho gia đình. Ha Min quyết định tận hưởng kỳ nghỉ lễ dài ngày của mình tại nhà. Độc giả này cũng đã lên phương án cho những ngày ở nhà trở nên bận rộn, vui vẻ, hấp dẫn.
Đặc biệt, bạn đọc này còn xem đây là thời gian hiện thực hóa ước mơ “cùng các thành viên gia đình dậy sớm xem bản tin thời sự lúc 6h sáng với bữa sáng nhẹ nhàng và ly cà phê”. Ha Min nhận định, lựa chọn này là “kỳ nghỉ tuyệt vời”.
“Nhà mình cũng lựa chọn ở nhà. Mấy ngày nghỉ, sẽ tự cho phép ngủ nướng, tự nấu cho gia đình những món ăn mà mọi người muốn ăn; có thể làm bánh (dù không ngon như ngoài tiệm), cũng có thể cùng nhau dậy sớm, cùng xem bản tin thời sự lúc 6h sáng với bữa sáng nhẹ nhàng và ly cà phê, điều mà những ngày trước là mơ ước vì sáng nào cũng cập rập đưa con đi học sớm. Với tôi, đấy chính là kỳ nghỉ tuyệt vời rồi”, độc giả Ha Min chia sẻ.
Không chỉ quyết định “noi gương” tác giả Lâm Tuấn, độc giả Lan Lê còn đưa ra khuyến cáo cho những người vẫn đang phân vân, chưa biết chọn “an” hay “toang”. Một cách hài hước nhưng không kém phần nghiêm túc, Lan Lê nêu quan điểm: “Dừng ngay việc đi chơi ngày lễ lúc này là chuẩn xác, chứ đông như thế lỡ dính phát thì toi đấy”.
Độc giả Nguyễn Phương Hà lại cho rằng, những ngày lễ nên ở nhà, bởi đi du lịch vào dịp này không khác nào “hành xác”. Bạn đọc này lựa chọn cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình bằng nhận định đầy quả quyết: “Ở nhà ngày lễ là sướng nhất, không tội gì đi hành xác cả”.
...đất nước sẽ tránh “toang”
Tuy vậy, không ít gia đình vì những lý do khách quan, chủ quan vẫn chưa đưa ra được lựa chọn tối ưu cho mình. Chia sẻ về “hoàn cảnh” của mình, độc giả có tên Hà Nội Của Em “ngán ngẩm” cho biết: “Thế mà vợ tôi cứ đòi toang đấy, có chán không chứ”.
Tuy nhiên, độc giả này vẫn cho thấy bản thân mình vẫn muốn chọn “an” bởi quyết định sẽ cho vợ đọc bài viết của tác giả Lâm Tuấn. Tương tự, gia đình độc giả Phương Hoàng cũng rơi vào hoàn cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.
Phương Hoàng chia sẻ: “Gia đình tôi chưa quyết, đọc bài này xong chắc phải bàn lại với vợ thôi, hủy thì tiếc mà đi thì nguy”. Ngoài ra, nhiều người vì tiếc nuối trước sự hấp dẫn của các tour du lịch, nghỉ dưỡng đã tự “AQ” bản thân bằng những “kế hoạch”, suy nghĩ: chỉ ở trong khách sạn, tránh nơi đông người…
“Liệu cứ đi rồi ở tại khách sạn đọc sách, xem phim được không nhỉ? Coi như là đi nghỉ, không ra chỗ đông người?”, độc giả Trần Tùng đặt câu hỏi. Tuy nhiên, không nhiều độc giả lựa chọn cách tự “AQ” bản thân để mạo hiểm chọn “toang”.
Đa số độc giả đều ngay lập tức dập tắt những ý nghĩ tự “AQ” ngay khi chúng mới manh nha và quyết định quay về với chữ “an”. Số đông độc giả đồng ý với quan điểm “Bác nào liều thì cứ đi đi, nhà em ở nhà, về quê cho an toàn, lúc nào hết dịch đi cũng chưa muộn” của bạn đọc mang tên Rồi Em Ra Đi.
Nhiều người đã quyết định lựa chọn cách hủy các chuyến du lịch của mình dịp lễ này. Thậm chí, không ít bạn đọc còn cho biết, bản thân, gia đình đều hiểu và chấp nhận sự thật trên một cách vui vẻ, nhẹ nhàng dù trước đó đã chuẩn bị, lên kế hoạch cho chuyến đi trong niềm hứng khởi.
Bởi, theo độc giả Mạnh Tuấn, trong tình thế dịch bệnh phức tạp, mỗi gia đình “hủy chuyến đi đi du lịch là để đảm bảo an toàn cho gia đình và xã hội”. Thậm chí, xa hơn, “nếu như mỗi người lựa chọn “an”, cả đất nước sẽ tránh “toang””, độc giả Vinh Le nêu quan điểm.
Nguyễn Sơn(tổng hợp)
Bạn có thể gửi ý kiến cho chúng tôi về: [email protected] hoặc dưới phần bình luận. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Hoãn, hủy một chuyến du lịch vốn đầy rẫy nguy cơ là một quyết định tưởng dễ mà không hề đơn giản. Nhưng chắc chắn, sự an toàn sẽ là 'kỳ nghỉ' có ý nghĩa lớn nhất, với mỗi gia đình.
" alt=""/>Chọn ở nhà, đất nước tránh toangKhoảng 150 triệu người bị đẩy khỏi tầng lớp trung lưu thế giới vào năm 2020. Ảnh: Nicolas Axelrod.
Trung Quốc, nơi sinh sống của 1/3 tầng lớp trung lưu trên thế giới, dường như đang phục hồi nhanh chóng từ đại dịch. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển khác phải đối mặt với triển vọng kinh tế giảm sút.
Do đó, những người thuộc tầng lớp trung lưu ở đây cũng phải đối diện tương lai bất ổn so với những năm trước.
Giấc mơ tậu xe bị trì hoãn
Hơn một thập kỷ qua, Ravi Kant Sharma (37 tuổi, sống ở thành phố Bahadurgarh, Ấn Độ) thắt lưng buộc bụng để tậu chiếc Maruti Suzuki Alto trị giá 6.000 USD. Đây là phương tiện đầu tiên mà nhiều người Ấn Độ mua khi họ chuyển từ môtô sang xe 4 bánh.
Năm 2020, anh tích cóp đủ tiền trả trước và có kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới bằng việc mua xe. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến mọi thứ đảo lộn.
Khi nền kinh tế Ấn Độ đóng băng, Sharma mất công việc kỹ sư ôtô. Anh tìm được việc mới nhưng ở thành phố khác, có mức lương thấp hơn.
“Tôi đã tiêu hết tiền tiết kiệm. Gia đình tôi đang gặp khó khăn trong việc trả góp các khoản vay hiện có”, Sharma nói.
![]() |
Ravi Kant Sharma cùng vợ và các con gái ở Bahadurgarh. Ảnh: Ruhani Kaur. |
Sharma thuộc tầng lớp trung lưu Ấn Độ, ước tính chiếm 1/3 dân số của đất nước. Đại dịch đã phơi bày điều mà Leela Fernandes, nhà khoa học chính trị, gọi là “sự mong manh về kinh tế xã hội” của tầng lớp này, mà bà ví như “bong bóng thị trường chứng khoán đang chực chờ vỡ tan”.
Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, sự suy thoái kinh tế vì Covid-19 khiến khoảng 21 triệu người làm công ăn lương bị mất việc làm từ tháng 4 đến 8/2020.
Kết quả là tầng lớp trung lưu của Ấn Độ giảm 32 triệu người vào năm 2020, chiếm 60% sự sụt giảm trên toàn thế giới, theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Sharma thuộc thế hệ thứ 3 trong gia đình học đại học. Anh làm việc chăm chỉ để chăm lo cho 2 con gái đang tuổi đến trường và vợ khỏi tác động kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên, thật khó để kế hoạch của anh tránh khỏi bị tàn phá.
“Cuộc sống của tôi đã tụt lại ít nhất 3 năm. Ước mơ cũng vượt quá tầm với”, Sharma nói.
Ăn trứng trừ bữa
Thận, lưỡi, gan. Francinete Alves (58 tuổi, sống tại thủ đô Brasilia, Brazil) không thích nội tạng, nhưng đó là những gì cô cân nhắc mua ở cửa hàng thịt giảm giá ở ngoại ô Brasilia. Ít nhất, bữa tối hôm đó không phải là món trứng tráng nữa.
Đối với Alves và con gái 24 tuổi, những ngày không có thịt dần trở nên quen thuộc. Brazil đang vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng mà không có dấu hiệu đạt đỉnh. Hậu quả kinh tế có thể nhìn thấy trong chế độ ăn uống của tầng lớp trung lưu nơi này.
Dữ liệu từ Conab, cơ quan nông nghiệp quốc gia, cho thấy cư dân của quốc gia xuất khẩu thịt bò số 1 thế giới đang tiêu thụ ít hơn. Theo bình quân đầu người, lượng tiêu thụ thịt bò giảm 5%, xuống còn 29,3 kg vào năm 2020, mức thấp nhất kể từ 1996. Đồng thời, lượng tiêu thụ trứng tăng 3,8%, đạt mức cao mới.
![]() |
Francinete Alves tại siêu thị ở Brasilia. Ảnh: Victor Moriyama. |
Alves may mắn vẫn giữ được công việc trợ lý văn phòng. Tuy nhiên, mức lương 5.000 reais/tháng (881 USD) của cô vượt quá mức đủ điều kiện nhận trợ cấp từ chính phủ trong đại dịch. Với thu nhập này, mẹ con Alves sống bấp bênh bởi giá lương thực không ngừng tăng vọt.
Alves lùng sục thông tin và bài đăng trên mạng xã hội để tìm nơi bán hàng giảm giá, đồng thời cố gắng tìm lý do để không mua thịt. Tuy nhiên, tại chợ rau củ, giá của mọi thứ từ táo đến cà chua đều leo thang chóng mặt.
“Trước đây, 20 reais là đủ mua nhiều thứ”, cô nói khi mắt đảo qua những bắp ngô không thể mua được.
Cuộc sống đảo lộn
Tháng 1/2020, Mosima Kganyane (26 tuổi, sống ở thành phố Johannesburg, Nam Phi) phấn khích vì tìm được công việc toàn thời gian đầu tiên. Cô thuê căn hộ với giá 3.600 rand/tháng (244 USD), cách nơi làm việc vài dãy nhà để tiết kiệm chi phí đi lại.
Đến đầu tháng 3, Nam Phi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên và áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt góp phần vào sự sụt giảm kinh tế lớn nhất của đất nước trong một thế kỷ.
Tháng 7, khi công ty có nguy cơ phá sản, Kganyane bị cho thôi việc. Cô chịu chung số phận với 1,4 triệu người Nam Phi đột ngột mất việc vào năm ngoái, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức kỷ lục 32,5%.
Không có thu nhập để trang trải tiền thuê nhà và hóa đơn điện nước, Kganyane nộp phạt 271 USD để phá vỡ hợp đồng thuê nhà rồi chuyển về sống với bố mẹ.
![]() |
Mosima Kganyane trước căn phòng cho thuê mà cô xây ở sân sau ngôi nhà của gia đình tại Johannesburg. Ảnh: Guillem Sartorio. |
Một nghiên cứu năm 2018 của Viện Kinh tế Phát triển Thế giới, trực thuộc Đại học Liên Hợp Quốc, cho thấy chỉ 1 trong 4 người Nam Phi có thể được coi là một phần của tầng lớp trung lưu ổn định hoặc tầng lớp thượng lưu. Số còn lại được phân loại là nghèo kinh niên hoặc tạm thời, hay tầng lớp trung lưu dễ bị tổn thương.
Kganyane đã làm việc không mệt mỏi để tồn tại. Hiện cô làm việc cho công ty dịch vụ tài chính theo hợp đồng tạm thời. Cô gái cũng kiếm thêm thu nhập từ việc bán thảm, đồ nội thất và trứng.
Kganyane cũng dành 1.000 USD tiền tiết kiệm để xây phòng ở phía sau nhà để có thể cho thuê.
“Covid-19 đã dạy tôi không được phép thư giãn. Tôi cần chiến đấu để tồn tại vì không biết ngày mai sẽ ra sao”, Kganyane nói.
Khi nào khách du lịch trở lại?
Trước đại dịch Covid-19, Yada Pornpetrumpa (52 tuổi, sống ở Bangkok, Thái Lan) kiếm được 50% lợi nhuận từ mọi thứ cô bán được ở quầy đồ ăn vặt và nước ép trái cây trên đường Khaosan, nơi vốn nhộn nhịp khách du lịch ba lô nước ngoài thích tiệc tùng đêm khuya.
Khi du lịch quốc tế dừng lại, khiến hơn 3/4 khách hàng mất đi, Yada kiếm sống nhờ khoản hỗ trợ từ chính phủ và những xiên thịt viên, nước trái cây ít ỏi mà cô bán được trong đêm.
Thu nhập hàng ngày của Yada là 700 baht/ngày (22,42 USD), giảm hơn 90% kể từ khi Covid‑19 bùng phát.
![]() |
Yada Pornpetrumpa bán đồ ăn vặt trên đường Khaosan ở Bangkok. Ảnh: Nicolas Axelrod. |
Cuộc sống của Yada, người thuộc tầng lớp trung lưu Thái Lan, bắt đầu lao đao vào năm ngoái, khi cô vỡ nợ thế chấp căn nhà ở ngoại ô Bangkok, cùng khoản vay mua ôtô.
Hiện cô sống với con gái 31 tuổi, 5 con chó và 12 con mèo trong ngôi nhà thuê mà người chủ đồng ý gia hạn chiết khấu cho đến khi việc kinh doanh của cô được cải thiện.
Yada quyết định bỏ dùng một trong 2 chiếc điện thoại di động và cắt Internet tại nhà.
Để nuôi sống bản thân và con gái, Yada tự trồng rau. Là lãnh đạo của nhóm vận động chính phủ thay mặt cho những chủ cửa hàng trên đường Khaosan, cô đôi khi được tặng bữa ăn miễn phí từ người khác.
Yada nói rằng nhờ đại dịch, cô thay đổi quan điểm về những thứ quan trọng trong cuộc sống.
“Có xe hơi hay ngôi nhà chỉ là thứ mà xã hội nói rằng chúng ta nên coi trọng, nhưng điều đó không xác định được tầng lớp trung lưu. Giờ tôi không có tài sản gì, nhưng tôi thấy bình yên trong tâm hồn”, Yada nói.
Theo Zing
Là ông trùm bất động sản nổi tiếng và có 2 cô con gái siêu mẫu cũng đầy quyền lực, nhưng tỷ phú Mỹ Mohamed Hadid luôn khiến dư luận dậy sóng bởi các scandal tình - tiền - kiện tụng.
" alt=""/>Tầng lớp trung lưu trên thế giới đang biến mất