Chỉ trong tuần đầu tiên làm việc từ xa, David và nhóm được cấp trên giới thiệu cho một nền tảng giám sát kỹ thuật số tên là Sneek. Cứ khoảng một phút, chương trình này sẽ chụp một bức ảnh trực tiếp của David và đồng nghiệp thông qua webcam máy tính và cập nhật trên một màn hình chung mà mọi người trong nhóm đều có thể thấy.
Khi nhấp chuột vào ảnh đại diện của một đồng nghiệp, Sneek sẽ lập tức kết nối với người đó thông qua hình thức gọi video. Thậm chí, nếu bắt gặp khoảnh khắc hài hước của ai đó, thành viên trong nhóm có thể chụp màn hình lại vào gửi vào nhóm chat.
Sau chưa đầy 3 tuần làm việc, David đã xin nghỉ.
"Tôi ứng tuyển vào đây để làm công việc quản lý hoạt động tiếp thị kỹ thuật số, không phải phát trực tiếp hình ảnh phòng khách của tôi".
Sự bùng nổ của các phần mềm giám sát
Kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm đến các phần mềm giám sát từ xa như Sneek để quản lý nhân viên làm việc tại nhà.
Vào tháng 4/2020, việc tìm kiếm từ khóa "giám sát từ xa" trên Google tăng 212% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 4 năm nay, con số là 243%.
![]() |
Làm việc tại nhà, nhân viên vẫn bị cấp trên theo dõi từng phút. Ảnh: Pexels. |
Những phần mềm này cho các ông chủ có nhiều lựa chọn để giám sát hoạt động làm việc online của nhân viên và đánh giá năng suất của họ: từ chụp màn hình hình ảnh nhân viên đến ghi lại các lần gõ phím hay theo dõi trình duyệt.
Khi nhu cầu về giám sát từ xa ngày càng tăng, các công ty cung cấp những phần mềm này cũng nhanh chóng tung ra các tính năng mới để thu hút khách hàng.
Bất chấp tranh cãi, việc ông chủ giám sát nhân viên từ xa sẽ không sớm biến mất, ngay cả khi người lao động trở lại làm việc ở văn phòng hoặc kết hợp vừa làm online, vừa làm tại văn phòng.
Tặc lưỡi cho qua
Tình trạng cấp trên giám sát nhân viên từ xa có là kiểm soát quá đáng hay chỉ đơn thuần là phục vụ mục đích làm việc còn phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người trong cuộc.
Từ lâu, nhiều nhân viên văn phòng đã xem việc email làm việc của mình bị giám sát là điều hiển nhiên; kho hàng, văn phòng, cửa hiệu luôn có camera theo dõi. Trong một khảo sát của trang Clutch, gần 3/4 người lao động cho biết năng suất làm việc của mình không bị ảnh hưởng ngay cả khi biết cấp trên đang theo dõi.
"Một nghiên cứu chúng tôi thực hiện cho thấy những người làm việc tại nhà có năng suất cao hơn khi họ nhận thức được rằng bản thân đang bị theo dõi, so với những đồng nghiệp không được thông báo về việc đó", Elizabeth Lyons, phó giáo sư tại Đại học California, nói.
Bà cho biết thêm việc giám sát thậm chí còn làm tăng sự hài lòng của nhân viên, họ đánh giá cao khi thấy năng suất làm việc của họ được xem là rất quan trọng với công ty.
![]() |
Xu hướng cấp trên giám sát nhân viên làm việc tại nhà gia tăng trong đại dịch. Ảnh: Shutterstock. |
Tuy nhiên, bà Lyons thừa nhận rằng khi việc giám sát trở nên quá độc đoán, tinh thần của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng.
"Trong các nghiên cứu khác của chúng tôi, nhiều người lao động chia sẻ rằng: 'Nếu người quản lý theo dõi mọi thứ tôi làm, tôi sẽ chỉ hoàn thành đúng phần công việc họ mong đợi ở tôi, không hơn'", bà cho hay.
Ngoài ra, việc giám sát nhân viên từ xa của nhà tuyển dụng còn liên quan đến vấn đề quyền riêng tư. Carloz, nhà nghiên cứu về kỹ thuật số, lo ngại rằng sự bùng nổ của các phần mềm quản lý đang cho thấy lợi ích nghiêng nhiều hơn về phía nhà tuyển dụng.
"Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, ranh giới giữa làm việc và vui chơi rõ ràng hơn, việc giám sát không đi quá sâu".
Theo Carloz, hầu hết nhà tuyển dụng không quan tâm đến việc thu thập thông tin cá nhân của cấp dưới. Họ chỉ muốn biết nhân viên của mình đang truy cập trang web nào, phân bổ thời gian làm việc ra sao trong giờ hành chính.
Tuy nhiên, nếu một ông chủ có ý định rình mò dữ liệu cá nhân của nhân viên ngoài giờ làm việc, và hoàn toàn có khả năng làm việc này nếu nhân viên sử dụng máy tính được công ty hỗ trợ, theo Carloz, ở hầu hết quốc gia phương Tây, vẫn chưa có nhiều quy định pháp lý bảo vệ người lao động.
"Dù đúng hay sai, phần mềm giám sát đang được xem như sự đánh đổi khi làm việc từ xa, nhiều người vẫn tặc lưỡi bỏ qua nó".
Theo Zing
Cập nhật phiên bản mới cho các phần mềm máy tính trước khi bắt đầu công việc hay kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố cho các tài khoản mạng xã hội là hai trong số những cách để bảo vệ thông tin.
" alt=""/>Nhiều người Mỹ bị cấp trên giám sát khi làm việc tại nhàVụ việc xảy ra vào trưa 28/9, phụ huynh học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học thị trấn Tiền Hải tổ chức tiệc liên hoan Trung thu cho 37 học sinh trong lớp. Thực phẩm sử dụng trong bữa liên hoan gồm bánh bông lan trứng muối cùng một số đồ ăn khác.
Trong bữa liên hoan này, 28 học sinh ăn bánh bông lan trứng muối và 9 học sinh không ăn. Đến chiều cùng ngày, một số học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt.
28 học sinh có ăn bánh bông lan trứng muối đều có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm, trong đó, 25 học sinh phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải, 3 học sinh khác có triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà.
Cơ quan chức năng đã thu thập một mẫu thực phẩm là phần bánh bông lan còn lại sau bữa liên hoan cùng bốn mẫu bệnh phẩm là chất nôn và phân của học sinh bị ngộ độc; một mẫu ruốc chà bông là nguyên liệu để phủ lên mặt bánh lấy tại cơ sở sản xuất bánh gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu ngày 28/9 cho thấy nguyên nhân gây ngộ độc cho học sinh là do bánh bông lan trứng muối bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng.
Anh kể, thời học sinh rất chăm chỉ, từng được tuyển thẳng vào Đại học Bách khoa TP.HCM. Ra trường với tấm bằng khá, đi làm ở Bưu điện nhưng cuộc sống cứ trôi qua với công việc lặp đi lặp lại khiến Tony Nguyễn chán nản.
Một lần đi trang điểm cùng người bạn thân, Tony Nguyễn bị những cây cọ và bảng màu thu hút nên quyết định nghỉ việc văn phòng để tham gia một lớp học trang điểm.
“Hai bàn tay trắng vào nghề, không được gia đình hậu thuẫn, những ngày đầu rất vất vả, nhiều khó khăn, thử thách nhưng thật may mắn tôi gặp chị Thúy Hằng, Thúy Hạnh – là siêu mẫu có tiếng thời đó giúp đỡ. Tôi thành công như ngày hôm nay là nhờ sự động viên, chỉ bảo tận tình của hai chị”, Tony Nguyễn tâm sự.
Anh chia sẻ, học nghề trang điểm không khó nhưng để tồn tại với nghề vô cùng gian nan bởi “nghề này khá đặc biệt, nó không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, kiên trì của mỗi người mà cần sáng tạo cá nhân”.
Tony Nguyễn quan niệm “trang điểm không phải cứ cầm cọ lên là múa”. Chẳng hạn như trang điểm cho thí sinh hoa hậu, Tony Nguyễn luôn có hai điều kiện, phải gửi hình mặt mộc và gặp gỡ trò chuyện để hiểu thêm về tính cách mới quyết định nhận lời.
Được biết đến là người tạo nên vẻ đẹp “vạn người mê” cho á hậu Huyền My, Tony Nguyễn chia sẻ anh gặp áp lực rất lớn bởi mỗi lần xuất hiện, người đẹp phải lộng lẫy, khác biệt hơn trước đó. “Nếu không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị sến sẩm, làm lố”, anh nói.
Là chuyên gia trang điểm 'ruột' cho Huyền My, Tony Nguyễn tiết lộ thường xuyên trang điểm cho cô trong trạng thái “người đẹp ngủ trong rừng”.
“Huyền My vừa ham ăn lại ham ngủ. Nếu không phải làm việc, có lẽ một ngày cô ấy sẽ dành hết thời gian cho việc ăn và ngủ. Cô có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi, nhiều khi vừa ngồi trang điểm, Huyền My đã ngủ gật luôn. Tôi chỉ việc họa mặt xong rồi gọi cô ấy dậy”, anh chia sẻ.
Trang điểm cho loạt người nổi tiếng, tưởng thu nhập của Tony Nguyễn cũng xếp vào hàng “khủng” nhưng ngược lại, việc “họa mặt” cho doanh nhân mới là nguồn thu chủ yếu của anh.
“Đôi khi trang điểm cho người nổi tiếng là sự cộng hưởng, hỗ trợ nhau. Tôi sẽ được nhiều người biết đến. Ngược lại, nhờ mình “hoạ mặt”, hình ảnh của họ ngày càng đẹp và ổn định hơn. Trang điểm cho các doanh nhân, thu nhập của tôi tốt hơn nhiều”, Tony Nguyễn chia sẻ.
Anh chia sẻ, với nghề trang điểm, thái độ và tác phong làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp đã đành nhưng tính cách trầm tĩnh, kín kẽ, chân tình, nhã nhặn là yếu tố quan trọng. Chính vì thế, với nghề nhiều thị phi như vậy nhưng Tony Nguyễn vẫn “không phải là chủ đề bàn tán của ai đó” suốt nhiều năm theo đuổi sự nghiệp.
"Làm nghề mình yêu thích đã khó, sống với nghề càng khó. Vì thế phải cố gắng hết sức để nuôi dưỡng đam mê cũng như nghề nghiệp mình đã chọn.
Đấy chính là động lực để tôi tiếp tục đam mê với sự nghiệp. Chỉ cần làm nghề bằng cái tâm và nỗ lực hết mình sẽ thành công. Cuộc đời vốn là những cuộc đua ngắn dài, chừng nào còn nhiệt huyết, say mê tôi vẫn cứ cầm cọ”, Tony Nguyễn bày tỏ.