Công ty Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu được xác định có nhiều sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. |
Tại dự án Khu căn cứ Dịch vụ hàng hải và Dầu khí do Công ty CP Dịch vụ và Hàng hải và Dầu khí (do VTSC góp vốn thành lập) làm chủ đầu tư, VTSC góp vốn bằng quyền sử dụng 132.227m2 tại TX.Phú Mỹ và 49.124,8m2 mặt nước sông Thị Vải.
Dự án này do liên doanh không thực hiện góp vốn để triển khai xây dựng và công ty liên doanh đã giải thể vào năm 2010. Theo quy định, dự án đầu tư này thuộc trường hợp chấm dứt hoạt động. Thanh tra xác định, việc VTSC góp vốn bằng quyền sử dụng đất và mặt nước thuê lại của UBND tỉnh để thực hiện dự án là không đúng quy định.
Với dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ do VTSC làm chủ đầu tư, năm 2011 dự án đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Hơn 5 năm sau, VTSC vẫn chưa hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và chưa triển khai.
Đối với diện tích đất 854.123,7m2 thuộc dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ, VTSC chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã góp vốn với Công ty CP Nước Aqua One. Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến Bộ TN&MT thu hồi phần diện tích đất này.
Lấy đất được giao làm văn phòng kinh doanh đi thế chấp ngân hàng
Trong những vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai của VTSC được Thanh tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nêu ra, có trường hợp gần 3.000m2 đất được UBND tỉnh giao để sử dụng vào mục đích làm văn phòng kinh doanh dịch vụ và xây lắp cơ sở hạ tầng nhưng doanh nghiệp đã mang thế chấp ngân hàng.
Cụ thể, khu đất 2.895,2m2 tại số 186 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Thắng Tam, TP.Vũng Tàu có nguồn gốc là trụ sở của Xí nghiệp thuốc lá (Tramatsuco). Năm 2005, UBND tỉnh giao mặt bằng này cho Công ty Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí có thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích làm văn phòng kinh doanh dịch vụ và xây lắp cơ sở hạ tầng. Đến năm 2007, khu đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Tháng 7/2014, VTSC xin chỉnh lý biến động về tên người sử dụng đất từ Công ty Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí thành VTSC. Đến tháng 8/2014, việc chỉnh lý tên người sử dụng khu đất này được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh bổ sung vào GCNQSDĐ.
Tuy nhiên, thanh tra xác định trước đó VTSC đã thế chấp quyền sử dụng thửa đất này tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũng Tàu.
Quá trình sử dụng khu đất, VTSC đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và cho thuê mặt bằng với các đơn vị, cá nhân khác với tổng diện tích 1.425,35m2 qua các thời gian khác nhau, thu lợi hơn 3,7 tỷ đồng. Phần diện tích còn lại bị bỏ trống, không sử dụng.
Theo Thanh tra tỉnh, việc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh chỉnh lý đổi tên người sử dụng đất cho VTSC là không phù hợp quy định pháp luật. Ngoài ra, theo quy định, VTSC phải tính giá trị quyền sử dụng 2.895,2m2 đất này vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá tuy nhiên công ty đã không thực hiện.
Bên cạnh đó, Công ty Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã sử dụng 2,1 tỷ đồng tiền lãi trong kinh doanh ở thời điểm vẫn còn là doanh nghiệp Nhà nước để nhận chuyển nhượng gần 4.000m2 từ 2 cá nhân. Sau khi hoàn tất cổ phần hoá, VTSC chỉ chi trả thêm 686,5 triệu đồng còn lại cho 2 cá nhân chuyển nhượng đất.
Thanh tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, số tiền 2,1 tỷ đồng nói trên theo quy định doanh nghiệp phải nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Bộ Tài chính. Do đó, 2 thửa đất này là tài sản hình thành trước thời điểm cổ phần hoá và là tài sản của công ty Nhà nước.
Với những sai phạm nói trên của VTSC, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh để làm rõ.
Chưa thu hồi được gần 50.000 USD “chuyển nhầm” cho hacker Cuối tháng 5/2017, VTSC ký hợp đồng với đối tác Codar PTE Ltd. Singapore để nhập thiết bị hàng hải trị giá 49.476 USD, với điều kiện thanh toán trước 100%. Đến ngày 21/8/2017 VTSC có văn bản đề nghị Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giúp đỡ “để có thể thu hồi một khoản tiền mà công ty đã chuyển vào tài khoản tại ngân hàng ở Hà Lan do email của công ty bị hacked…”. Tháng 11/2017, VTSC có văn bản gửi đoàn thanh tra với nội dung báo cáo để đoàn nắm được diễn biến tình hình thu hồi số tiền trên và “rất biết ơn nếu quý đoàn có thể đề nghị để Công an tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu giúp đỡ để tiến hành các thủ tục để thu hồi số tiền nói trên cho công ty trong thời gian sớm nhất có thể”. Tuy vậy, đến thời điểm thanh tra, VTSC vẫn chưa thu hồi được số tiền 49.476 USD nói trên. |
Trong năm 2020, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến thu hồi hơn 4.700 ha đất để triển khai 295 dự án, chuyển mục đích sử dụng hơn 225 ha đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để triển khai 49 dự án.
" alt=""/>Hàng loạt sai phạm đất đai của Công ty Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng TàuCho vay ngang hàng lên bàn nghị sự
Tại phiên chất vấn mới đây, bà Phạm Thị Thanh Mai, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đưa ra câu hỏi cho Ngân hàng Nhà nước: “Hiện nay, người dân dễ dàng tiếp cận một loại hình vay khá phổ biến gọi là vay qua trang web hoặc vay app mà ngân hàng gọi là cho vay ngang hàng (P2P - Lending). Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hành lang pháp lý của hoạt động cũng như quản lý việc cho vay ngang hàng mà người dân chỉ biết đến và gọi chung là vay qua app vì thời gian qua Công an Hà Nội đã khám phá án một vụ án vay qua app lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho nhân dân”.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:“Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên, việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề. Về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhưng trên thực tiễn, hoạt động P2P Lending tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội".
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định để kiểm soát vấn đề này. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và ban hành khung pháp lý bao gồm cả những biện pháp chế tài để xử lý vi phạm.
Không phải đến thời điểm này, vấn đề cho vay ngang hàng mới được đặt lên bàn nghị sự. Mà từ hồi tháng 5/2020, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp các bộ, ngành đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng và các hình thức thanh toán mới chưa có quy định của pháp luật.
Như vậy, đã 2 năm sau khi Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng và các hình thức thanh toán mới nhưng vấn đề này dường như vẫn đang ở chế độ “chờ đợi”.
Cho vay ngang hàng chờ sandbox
Nếu như Mobile Money được cho là sandbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) đầu tiên trong lĩnh vực Fintech thì các doanh nghiệp Việt cũng đang chờ đợi có thể có cơ chế này áp dụng cho vay ngang hàng.
Theo CEO Tima Trần Thế Vĩnh, Nhà nước cần sớm có khung pháp lý quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng nhằm thanh lọc thị trường, loại bỏ các công ty trá hình, không đủ điều kiện hoạt động. Việt Nam có hơn một nửa là dân số trẻ trong độ tuổi lao động đang có nhu cầu tài chính cao nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tài chính chính thống, đặc biệt là nhóm người ở nông thôn. Đây là tiềm năng rất lớn cho lĩnh vực P2P Lending phát triển. Thêm vào đó là sự phổ cập của Internet, điện thoại di động mở ra cơ hội để cho vay ngang hàng dễ dàng tiếp cận đến từng khách hàng trên mọi vùng địa lý.
Ông Trần Thế Vĩnh cho hay, trên thị trường đang tồn tại các ứng dụng (app) cho vay online đội mác P2P lending để thực hiện hoạt động cho vay trái pháp luật theo hình thức “tín dụng đen”. Những app này thường bẫy người dùng bằng hình thức cho vay online dễ dàng, chỉ cần một số giấy tờ cơ bản như chứng minh nhân dân. Nhưng khi người dùng đăng ký vay mới biết mình phải chịu mức lãi suất rất cao, dẫn đến không có khả thanh toán. Sau đó, họ phải đối mặt với hình thức đòi nợ theo kiểu tín dụng đen đe dọa, “khủng bố” tinh thần khách vay và những người thân, gây mất an toàn cuộc sống.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Việt Vĩnh, Chủ tịch HĐQT công ty Gomin Corp và Tổng giám đốc Fiin Credit nhấn mạnh rằng, cần sớm có sandbox hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng -cụ thể với mô hình dịch vụ P2P Lending. Nếu có cơ chế này sẽ ngăn chặn và hạn chế hoạt động tín đụng đen phi pháp, lợi dụng môi trường mạng hoặc giả mạo mô hình P2P Lending để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cơ chế thí điểm có kiểm soát sẽ hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức nước ngoài núp bóng doanh nghiệp nội địa để cho vay nặng lãi, tín dụng đen qua mạng, rửa tiền; góp phần đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sandbox cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech có hành lang pháp lý để phát triển, mở rộng hợp tác với những tổ chức tài chính, tín dụng và quỹ đầu tư. Như vậy, người dân có thể nhận diện được các doanh nghiệp hoạt động đúng mô hình, tránh được cạm bẫy lừa đảo trên Internet.
Chia sẻ về vấn đề trên, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho rằng, nên sớm ra cơ chế sandbox để có khung pháp lý về xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp P2P Lending và xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp cố tình không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Sandbox cần tiếp cận theo hướng cởi mở hơn giúp P2P Lending được truyền thông đúng đắn, tiếp cận nhiều hơn tới người dân, khuyến khích các mô hình sáng tạo đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và người vay. Bên cạnh đó, cần có cơ chế báo cáo, liên thông về lịch sử tín dụng của khách hàng giữa các công ty P2P Lending với nhau và với các ngân hàng, công ty tài chính để đảm bảo việc quản trị rủi ro được tốt hơn.
Ông Lê Minh Hải cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể cho các công ty P2P Lending về những tiêu chí đạt điều kiện tham gia thử nghiệm để đảm bảo quản trị rủi ro, quyền lợi nhà đầu tư và người vay, đồng thời hạn chế các vấn đề lừa đảo tín dụng đang bùng phát thời gian qua.
“Chúng tôi đang chờ đợi sandbox để giúp thị trường thanh lọc các tổ chức tài chính hoạt động trá hình, dẹp bớt vấn nạn tín dụng đen và đưa thêm nhiều kênh tài chính lành mạnh đến với người dân”,ông Lê Minh Hải nói.
Thái Khang
" alt=""/>Tìm cơ chế cho vay ngang hàng nóng trên bàn nghị sự\Ngày 14/06/2022, UBND tỉnh Hưng Yên và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2026. Hai bên mong muốn phát huy tối đa thế mạnh của tỉnh và FPT, huy động nguồn lực tổng hợp nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời góp phần mang lại lợi ích chung cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp.
Cũng theo thỏa thuận, UBND tỉnh Hưng Yên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho FPT triển khai, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về chính quyền số, đô thị thông minh, hỗ trợ tỉnh thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2022-2026.
Để hiện thực hóa các mục tiêu của Thỏa thuận hợp tác, hai bên cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu như: triển khai đề án chuyển đổi số của tỉnh; hợp tác phát triển nguồn nhân lực số; nghiên cứu đầu tư xây dựng tổ hợp giáo dục chất lượng cao từ tiểu học đến cao đẳng; tư vấn chuyển đổi số và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên mong muốn sau lễ ký kết hai bên sẽ cụ thể hóa các nội dung hợp tác dựa trên thế mạnh của từng bên và gắn với đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực của tỉnh đáp ứng đúng xu hướng chuyển đổi số của quốc gia. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cũng mong muốn FPT hỗ trợ địa phương trong phát triển kinh tế số.
![]() |
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên mong muốn các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ tỉnh trong phát triển kinh tế số. |
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cho hay, với kinh nghiệm 34 năm triển khai các hạ tầng CNTT quan trọng của quốc gia, các ngành, lĩnh vực, FPT cam kết đồng hành lâu dài trong việc tư vấn, triển khai chiến lược chuyển đổi số giúp tỉnh thúc đẩy phát triển toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số. Ông Khoa nhấn mạnh, dựa trên các giải pháp công nghệ, FPT sẽ giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ mới. Đặc biệt, FPT mong muốn đầu tư phát triển hệ thống giáo dục, giúp người dân tiếp cận những chương trình giáo dục chất lượng cao phù hợp với điều kiện kinh tế.
FPT cũng cam kết đảm bảo nguồn lực cao nhất, đội ngũ chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất và các nền tảng, giải pháp công nghệ tiên tiến giúp Hưng Yên phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế số. Tập đoàn sẽ chú trọng vào các lĩnh vực có tính khả thi cao, theo đúng chủ trương và mong muốn của tỉnh để sớm có những đóng góp thiết thực nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên.
Hiện FPT đã xúc tiến trao đổi cấp cao với lãnh đạo hơn 40 địa phương, ký kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số với 19 địa phương, đào tạo nhận thức chuyển đổi số cho gần hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp của địa phương. Dựa trên thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số của Tập đoàn và đặc thù kinh tế xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, thành, FPT sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số hướng đến mô hình quốc gia số, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới thông qua việc tư vấn lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược chuyển đổi số, đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số trên quy mô lớn…
Tháng 3/2021, Hưng Yên đã khai trương hệ thống trung tâm điều hành thông minh (IOC). Trung tâm IOC mở ra mô hình hoạt động điều hành, đẩy mạnh đô thị thông minh trong tương lai. Trung tâm IOC thành phố Hưng Yên trang bị máy móc, công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay như nhận diện gương mặt, phân tích đám đông, theo dõi trực tuyến. Với khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, phân tích dữ liệu dựa trên trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, trung tâm sẽ phát huy hiệu quả tính năng giám sát và điều hành của thành phố thông minh.
Thành phố Hưng Yên đồng thời triển khai các phân hệ là các dịch vụ giám sát nền tảng Trung tâm Điều hành thông minh; hệ thống giám sát điều hành an ninh; hệ thống giám sát điều hành giao thông; hệ thống phản ánh hiện trường; hệ thống giám sát thông tin báo chí và truyền thông; hệ thống giám sát, bảo mật an toàn thông tin; hệ thống phân tích dữ liệu và báo cáo thông tin kinh tế- xã hội; tích hợp hệ thống dữ liệu ngành giáo dục và y tế.
Hưng Yên chính thức triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối đến 100% UBND các huyện, thành phố, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn. Như vậy, Hưng Yên đã đưa các ứng dụng CNTT phục vụ khối chính quyền chạy trên hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo tính an toàn bảo mật theo quy định của nhà nước.
Ngoài FPT, Hưng Yên đã ký hợp tác với những tập đoàn công nghệ lớn như VNPT để thúc đẩy chuyển đổi số của tỉnh.
Thái Khang
Theo ông Trương Gia Bình, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng sáng tạo và hành động.
" alt=""/>Hưng Yên muốn chuyển đổi số mang lợi ích cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp