Từ 15h45 đến 17h, Sở sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập không chuyên của các trường THPT thuộc các khu vực tuyển sinh số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Chiều nay 15/6, từ 13h30 đến 15h, Sở GD-ĐT họp xét duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên thuộc các khu vực tuyển sinh số 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Từ ngày 17 đến 27/6, học sinh nộp đơn phúc khảo bài thi (nếu có) tại cơ sở giáo dục nơi học sinh đăng ký dự thi.
Ngày 18/6, Sở bàn giao cho các phòng GD-ĐT phiếu báo kết quả thi và bàn giao cho các trường THPT bảng ghi điểm các bài thi của các thí sinh.
Ngày 18-20/6, học sinh nhận phiếu báo kết quả thi tại cơ sở giáo dục nơi học sinh đăng ký dự thi.
Ngày 20-22/6, học sinh xác nhận nhập học vào trường THPT trúng tuyển theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.
Thanh Hùng
- Sáng nay 15/6, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm 2019.
" alt=""/>Điểm chuẩn thi vào lớp 10 các trường THPT không chuyên tại Hà NộiNăm học mới đã bắt đầu, bên cạnh niềm vui trở lại bục giảng, gặp đồng nghiệp, học trò sau những tháng hè oi ả, những giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn bị nỗi ám ảnh mang tên:thu tiền.
Vì giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, nên đương nhiên trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên là người trực tiếp thông báo những khoản thu trong năm học của nhà trường. Nếu chỉ đứng lên thông báo thôi thì mọi chuyện sẽ thật đơn giản. Nhưng sau bản danh sách mà nhiều giáo viên đã kì công biên soạn, đánh máy gửi đến tận tay mỗi học sinh trước buổi họp là những ý kiến phản hồi với thành ý không mấy tích cực của phụ huynh.
Cô giáo Lê Nga, sau buổi họp đã ngồi thần ở phòng hội đồng, mặt buồn rượi. Cô chia sẻ:"Phụ huynh họ nghĩ cô giáo là người đưa ra nhiều khoản thu, rồi có khoản trực tiếp thu để giữ tiền. Mình đã cố gắng kiềm chế, đã giải thích cặn kẽ, thế mà họ nói còn to hơn mình!".
Cô Yến Trang thì dở khóc dở cười nói: "Phụ huynh lớp mình thì đòi hỏi phải có bản kê danh sách tất cả các loại thu chi của nhà trường trong năm học thì mới nộp. Nhiều bác còn vặn vẹo thu để làm gì, ai đưa ra quy định thu…Mà thực ra, mình cũng chỉ là giáo viên chủ nhiệm, mình thực hiện theo yêu cầu của nhà trường, các khoản thu đầu năm thì đã có họp hành thống nhất giữa bạn giám hiệu, chi hội trưởng hội phụ huynh, rồi các đoàn thể, mình đâu có quyết định gì, mệt lắm!"
Nhiều cuộc họp phụ huynh đầu năm đã biến thành buổi đi nộp tiền và giải thích các khoản tiền nộp. Phụ huynh đóng góp ý kiến về xây dựng chất lượng học tập thì ít, mà thắc mắc các khoản thu thì nhiều. Thắc mắc của phụ huynh là điều có thể hiểu và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là giải thích cặn lẽ, tỉ mỉ để đi tới phương án thống nhất, tuy nhiên cách nói của không ít phụ huynh đã khiến nhiều giáo viên chủ nhiệm phải suy nghĩ.
Nhiều giáo viên cảm thấy mình bị đặt lên bàn cân; tri thức, cách ứng xử cũng bị trả giá cò kè như "mớ rau, con cá". Có giáo viên trẻ sau buổi họp phụ huynh đã khóc nức nở: "Họ chỉ tay vào mặt em và nói như quát, các cô làm gì với số tiền ấy? Chúng tôi không đóng tiền thì lấy tiền đâu ra nuôi các cô".
Cô Hạnh, giáo viên đã có thâm niên gần 20 năm chủ nhiệm chia sẻ:"Không chỉ là giáo viên, mình còn là phụ huynh nên hiểu được những thắc mắc và nỗi lo của họ trước mỗi năm học. Có nhà phải bán lợn, bán thóc cho con tiền đóng học. Bản thân mình cũng thế thôi, 2 đứa con đi học, đầu năm đóng 1 đống tiền, không vay mượn thì lấy ở đâu ra. Nhưng một số phụ huynh không hiểu vấn đề, nhầm tưởng giáo viên chủ nhiệm thu và quản lí chi tiêu số tiền, phản ứng cực đoan nên dễ làm tổn thương các thầy, các cô".
Nhiều giáo viên đã ước chỉ đi dạy, không phải chủ nhiệm để không phải thu tiền. Mỗi buổi lên lớp, chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để dạy cho hay, cho dễ hiểu chứ không phải thốt lên cái câu mà thầy cô nào cũng ngán ngẩm: em nào nộp tiền?
Việc thu tiền thực sự là một gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm. Các em bao giờ cũng nộp rải rác, lắt nhắt, có em mãi không đóng tiền cho cô buộc cô phải trích lương mình ra để nộp lên trường khi hết hạn thu. Có cô còn thu phải những tờ tiền giả, có cô thu xong thì bị mất, phải đền cả năm lương…
Xin kết lại bài viết bằng câu nói đùa mà thật của một cậu học sinh lớp 11 khi gặp thầy chủ nhiệm: "Nhìn thấy mặt thấy mặt thầy là thấy đòi tiền rồi!". Và sau câu nói có vẻ như rất hài hước của cậu là những tràng cười giòn tan của các bạn học sinh trong lớp.
Vialli và người bạn thân nhất Roberto Mancini khi còn khoác áo CLB Sampdoria.
Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng rất ít kiến thức bóng đá của tôi liên quan đến các giá trị như sự công bằng hay tinh thần thể thao. Với chúng tôi, bóng đá hầu như không có khái niệm là một “trò chơi”. Đó là môn mà chúng tôi phải thắng, nếu không, chẳng có giá trị gì hết. Mọi thứ chúng tôi làm đều đi theo khuôn mẫu đó.
Mondonico có tinh thần tự do, nhưng cũng muốn chiến thắng, kể cả trong các trận đấu tập 5 người mỗi bên. Như các HLV thường làm, ông ấy làm trọng tài trong khi thi đấu. Lúc nào cũng vậy, nếu đội của ông ấy thua hoặc hòa vào cuối buổi tập, ông ấy sẽ ngã vào vòng cấm và tự thưởng cho mình một quả phạt đền. Điều này xảy ra không biết bao nhiêu lần. Đôi khi ông làm điều đó một cách vui vẻ, đôi khi ông nghiêm túc một cách tàn nhẫn.
Người ta nói, hành động mạnh hơn lời nói. Đối với tôi, hành động đó rất hùng hồn. Bất kể việc Mondonico mỉm cười khi tự thưởng cho mình quả phạt đền hay ông ấy giả vờ rằng mình thực sự bị phạm lỗi, thì thông điệp đều giống nhau: Ông ấy ghét thua cuộc và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để giành chiến thắng. Tất cả chúng tôi đều nhìn thấy điều đó và ngấm vào người mang nó theo hành trang vào đời của mình. Có nghĩa là nó trở thành một phần trong quá trình giáo dục bóng đá của chúng tôi.
Ngày trước, nhiều người không xem những mánh khóe như vậy là gian lận. Chúng được coi là khôn ngoan. Khi một đối thủ giành quả phạt đền trước chúng ta bằng cách ăn vạ, thái độ của các cầu thủ và HLV không phải là lên án anh ta gian lận. Mà là chỉ trích các hậu vệ của mình vì đã để điều đó xảy ra. “Anh ta thật khôn ngoan, anh ta lừa bạn và cả trọng tài. Lần sau, các bạn phải cẩn thận hơn, đừng cho anh ta cơ hội làm điều đó nữa”.
Hãy xem xét sự tương tự này. Bạn đậu chiếc xe hơi đắt tiền trong khu nhiều tệ nạn của thành phố, với chìa khóa cắm trong ổ. Nó bị đánh cắp. Ai đáng bị đổ lỗi? Kẻ trộm lấy xe bạn, hay bạn cho anh ta cơ hội để lấy trộm? Về mặt đạo đức, tất nhiên, kẻ trộm phải chịu trách nhiệm. Bạn không làm gì sai. Tuy nhiên, thế giới thực không hoạt động theo cách đó. Hãy thử đến đồn cảnh sát để báo cáo chiếc xe của bạn bị mất. Nếu lịch sự, họ sẽ đợi cho đến khi bạn rời đi, mới phá lên cười. Còn không, họ sẽ cười thẳng vào mặt bạn. Nếu bạn đặt mình vào một tình huống mà bạn có thể bị tổn hại, thì bạn sẽ không nhận được sự đồng cảm nào hơn người đàn ông cụt tay vì tung hứng với cưa máy.
![]() |
Vialli là thủ quân Juventus vô địch Champions League mùa bóng 1995/96. |
Tất nhiên, khi bước vào thế giới thực, người Anh không ngây thơ hơn người Italy. Họ không tung hứng với cưa máy. Và nếu họ đỗ xe ở khu vực đáng ngờ, họ sẽ không để chìa khóa trong xe. Nhưng người Italy mang “thế giới thực” vào sân cỏ ở cấp độ trẻ, trong khi ở Anh, với trẻ em, bóng đá chỉ là “trò chơi”. Ở Italy, trò chơi là “thật” ngay cả với những đứa trẻ 10 tuổi. Và bởi vì nó thật, nên phần thưởng sẽ thuộc về người chiến thắng. Nó phản ánh cuộc sống: Những người đứng đầu thường là những người chiến thắng nhưng chiến thắng của họ không phải lúc nào cũng là hình mẫu của đức hạnh.
Người Italy được dạy rằng nhiều người thành công nhờ gian lận, đó là lý do họ phải cẩn thận để không bị lừa. Hệ thống của Italy dạy trẻ em tự bảo vệ mình. Hệ thống của Anh không chấp nhận gian lận là điều không thể tránh khỏi, lên án nó như một thứ cần phải loại bỏ. Nhưng gian lận vẫn tồn tại. Theo nghĩa đó, bóng đá Anh theo đuổi điều không tưởng, trong khi bóng đá Italy bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện thực.
Ngã vờ là vũ khí trong kho vũ khí của các tiền đạo. Trên thực tế, đó là vũ khí cần thiết. Ở ngoài vòng cấm, họ bị đá sau, thúc cùi chỏ và xô ngã mà đối thủ không bị trừng phạt. Nhưng trong vòng cấm, cán cân quyền lực chuyển về phía tiền đạo, người có thể giành được một quả phạt đền hoặc - và đây là sự thông minh đỉnh cao - khiến đối thủ của anh ấy bị đuổi khỏi sân.
Hệ thống của Italy không phải phớt lờ tinh thần thể thao, mà nó được đặt dưới hơn so với kết quả. Tôi nghĩ thái độ này bắt nguồn từ các HLV bóng đá trẻ ở Italy. Họ không huấn luyện vì sự hài lòng của trẻ em, họ huấn luyện vì tham vọng cá nhân. Họ muốn giành các danh hiệu, để có thể thăng hạng từ các tuyển trẻ lên bóng đá chuyên nghiệp. Họ đo lường giá trị của họ với tư cách là HLV theo bảng xếp hạng vào cuối mùa giải.
![]() |
Cùng với Ruud Gullit đến Chelsea, Vialli là một trong những ngôi sao lớn đầu tiên đến thi đấu tại Premier League vào năm 1996. |
Không phải họ không quan tâm đến sự phát triển cá nhân của bọn trẻ, họ chỉ không coi đó là một phần công việc của mình. Theo quan điểm của họ, các giá trị sống là điều mà bọn trẻ nên học hỏi từ cha mẹ chúng, không phải từ một HLV bóng đá. Họ chỉ có một việc và muốn làm thật tốt: Dạy bọn trẻ trở thành cầu thủ bóng đá giỏi. Kết quả các giải trẻ châu Âu cho thấy người Italy đầu tư vào thành tích đến thế nào.
Richard Hughes kể với tôi: “Ở Italy, khi tôi bắt đầu được huấn luyện bởi cha tôi, bóng đá là trò vui. Sau đó, tôi gia nhập Atalanta khi mới 10 tuổi. Tôi tập luyện rất chăm chỉ suốt tuần, dành mọi thời gian rảnh rỗi cho bóng đá. Nhưng đến thứ bảy, tôi không được vào sân bởi vì có những anh chàng lớn hơn tôi một tuổi ở đó. Và tôi được nói rằng cơ hội của mình sẽ đến. Tôi mất hứng thú hoàn toàn với bóng đá. Chỉ khi chuyển đến Arsenal, tôi mới bắt đầu yêu bóng đá trở lại”.
“Ở Anh, họ chơi đẹp hơn”, Marcel Desailly nói, “Nhưng họ cũng có nhiều khuyết điểm hơn, có lẽ bởi vì hầu hết cầu thủ Anh xuất thân từ tầng lớp thấp, ít học. Họ không nhận thức được tầm quan trọng của những gì họ đang làm. Trên sân, họ chạy hết mình và tôn trọng đối thủ của họ. Nhưng ngoài sân cỏ, họ dường như không nhận ra rằng, ngay khi còn là một thiếu niên, hành vi của họ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Vì vậy họ cư xử theo cách của họ. Với cầu thủ Ý, khi là thiếu niên, họ đã mang dáng dấp cầu thủ chuyên nghiệp, nghiêm túc, chuẩn bị tốt, chú ý đến từng miếng ăn”.
Vấn đề cốt lõi, tôi nghĩ, quan niệm truyền thống đối với bóng đá trẻ ở Anh sẽ là lý tưởng cho 99,9% cầu thủ trẻ không bao giờ chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. Còn đối với ai muốn kiếm sống bằng thể thao, hệ thống ở Anh là hoàn toàn sai.
Mục Thể thao xin giới thiệu tủ sách về Ngoại hạng Anh, cung cấp cho độc giả thông tin về những biểu tượng của giải đấu, các chức vô địch, và những khoảnh khắc đáng nhớ của giải đấu hấp dẫn nhất thế giới.
" alt=""/>Bóng đá Italy khác Anh thế nào