Giá rẻ: Cuộc chiến thương hiệu Việt và Nokia
Trước đây, khi nói về thị phần điện thoại giá rẻ ở Việt Nam, Nokia luôn chiếm thị phần lớn nhất và gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, kể từ khi những chiếc điện thoại thương hiệu Việt xuất hiện, đặc biệt là trong năm 2009 và 2010, Nokia không còn độc tôn ở phân khúc điện thoại này nữa mà cơ hội được chia đều cho cả 2.
Trong năm 2009, điện thoại giá rẻ thương hiệu Việt chiếm khoảng 30% thị phần, phần lớn còn lại do Nokia nắm giữ, nhưng năm 2010, theo thống kê của các hệ thống đại lý điện thoại, số lượng điện thoại thương hiệu Việt và Nokia bán ra đã là 50 – 50. Chính vì thế, trong năm 2011, ở phân khúc giá rẻ sẽ có một cuộc chiến hết sức khốc liệt.
Nokia trước đây khẳng định được thị phần nhờ thương hiệu của mình đã quá phổ biến thì trong năm 2011 chắc chắn họ sẽ gặp khó, bởi các điện thoại thương hiệu Qmobile, FPT Mobile, Mobistar… đang ngày càng tạo được niềm tin cho người tiêu dùng bởi mẫu mã, tính năng luôn được cải tiến đa dạng. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nhăm nhe tiến vào thị trường vẫn còn tiềm năng phát triển này.
Sự có mặt thương hiệu điện thoại Bluefone của CMC là một minh chứng. Với loạt sản phẩm tính năng đa dạng và đặc biệt tích hợp 4 sim 2 sóng online hay 3 sim 3 sóng online, Bluefone hứa hẹn sẽ thu hút được một lượng khách hàng đáng kể. Và câu chuyện điện thoại thương hiệu Việt vươn lên đứng đầu thị trường ở dòng giá rẻ trong năm 2011, rất có thể sẽ thành hiện thực.
" alt=""/>Thị trường di động Việt 2011: Android lên ngôi?File này sẽ được copy vào máy tính người dùng khi hai thiết bị đồng bộ hóa. File đó cũng được chuyển sang thiết bị iPhone hoặc iPad mới khi người dùng thay đổi máy mới. Hiện Apple chưa giải thích tại sao file đó lại được tạo ra và liệu hoạt động theo dõi đó có thể ngăn ngừa được hay không.
File bí mật kia chứa đầy đủ chi tiết về nơi đi, đến và thời gian của người dùng. Và bất kỳ ai lấy cắp được thiết bị đều có thể phát hiện mọi hoạt động của khổ chủ bằng một chương trình đơn giản. Hoạt động theo dõi bí mật này đã tiến hành được gần 1 năm, bắt đầu từ khi Apple ra bản cập nhật iOS 4 vào tháng 6/2010.
“Apple làm như thế là tạo điều kiện cho bất kỳ ai – một người vợ/chồng có tính ghen tuông hay một kẻ rắp tâm theo dõi – tiếp cận điện thoại hoặc máy tính và lấy được mọi thông tin chi tiết về người chủ iPhone”, Pete Warden, một người trong nhóm nghiên cứu, nói.
Chỉ có iPhone mới theo dõi người dùng theo cách này, Warden và Alasdair Allan nói. Các nhà khoa học đã phát hiện ra file bí mật đó, và sẽ trình diễn nó tại hội nghị Where 2.0 ở San Francisco. “Alasdair đã tìm kiếm mã theo dõi tương tự trong các điện thoại Android, những không thể”, Warden nói. “Chúng tôi cũng không phát hiện ra bất kỳ nhà sản xuất điện thoại nào làm việc này”.
Simon Davies, giám đốc tổ chức Privacy International, nói: “Đây là phát hiện đáng lo ngại. Địa điểm (location) – nơi người ta đi, đến - là một trong những thông tin nhạy cảm nhất trong cuộc sống mỗi người – chỉ cần tưởng tượng chúng ta đi đâu vào ban đêm, và họ biết hết. Sự tồn tại của loại dữ liệu này là mối đe dọa thực sự với sự riêng tư. Không cảnh báo với người dùng hoặc không có biện pháp gì kiểm soát sẽ chỉ gây mầm mống cho sự phá hoại tính riêng tư của mọi người”.
Warden và Allan cho biết tất cả điện thoại iPhone hầu như ghi lại địa điểm của người dùng vào một file có tên “consolidated.db”. Hai người chỉ rõ rằng file đó được chuyển sang thiết bị mới khi người dùng thay máy. “Apple có thể đã chủ tâm ra những tính năng này, nhằm theo dõi lịch sự địa điểm của người dùng. Việc file đó được chuyển giao sang iPhone hoặc iPad mới là bằng chứng cho thấy sự thu thập dữ liệu hoàn toàn không hề vô tình”.
Mặc dù các mạng lưới di động ghi lại địa điểm của điện thoại, nhưng thông tin này chỉ được tiết lộ cho cảnh sát và các tổ chức có thẩm quyền khác. Còn điện thoại không hề ghi dữ liệu địa điểm. Trái lại, iPhone dường như ghi lại mọi dữ liệu không kể người dùng đồng ý hay không.
" alt=""/>iPhone theo dõi mọi nơi người dùng đi, đến