
 |
Bức "Trừu tượng" trong bộ sưu tập "Những bức tranh trở về từ Châu Âu" ký tên họa sĩ Tạ Tỵ |
Tại buổi khai mạc cuộc triển lãm này trong ngày 10-7, khá nhiều chuyện lộn xộn đã diễn ra. Khi hoạ sĩ Thành Chương xuất hiện và “tố” bức “Trừu tượng” là tác phẩm của Thành Chương chứ không phải của Tạ Tỵ như bản đang treo tại triển lãm, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã xông vào lớn tiếng đe doạ hoạ sĩ Thành Chương. Ngày 16-7, họa sĩ Thành Chương công bố phác thảo bức "Trừu tượng" mà ông còn lưu giữ.
Tổng số 17 bức tranh đang trưng bày tại triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, có 15 bức tranh có nhiều ý kiến cho là tranh giả (không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện), 2 bức tranh bị mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc), đã được Bảo tàng Mỹ thuật tạm giữ để lập hội đồng thẩm định lại.
Trả lời báo Người Lao Động sáng ngày 20-7, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung khẳng định ông vẫn có lòng tin vào những bức tranh mình đã mua. Ông Chung cho rằng để có thể thẩm định được thực sự, cần đưa tranh ra nước ngoài, chẳng hạn như đưa sang Hồng Kông, hoặc sang Pháp.
Hiện tại, dư âm xung quanh cuộc triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” vẫn đang rất nóng, rất nhiều nhà chuyên môn, giới hoạ sĩ lên tiếng bất bình về bộ sưu tập có quá nhiều tranh giả và tranh mạo danh này.
Nhiều chuyên gia trong giới mỹ thuật khẳng định đây là sự sỉ nhục cho nền hội hoạ Việt Nam, cú lừa ngoạn mục, một vụ án kinh tế lớn, có tổ chức và kéo dài từ nhiều năm trước. Nhiều nhà phê bình uy tín như Nguyễn Quân, Phan Gia Hương và các họa sĩ đều cho rằng kể cả không cần nghiên cứu, chỉ nhìn qua đã thấy toàn bộ các bức tranh này đều giả hết. Thậm chí có những người dám đặt toàn bộ sinh mệnh nghề nghiệp vào việc khẳng định toàn bộ các bức tranh ở đây đều không phải do các tác giả đó vẽ.Theo thông tin từ trong giới chuyên môn cho biết, ông Jean-François Hubert (vốn là một chuyên gia cao cấp về nghệ thuật VN và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hồng Kông) đã chứng thực rất nhiều tranh giả mạo của VN cho nhà đấu giá Christie’s. Tuy nhiên, khi các họa sĩ Việt nhờ phía Christie’s xác nhận về ông Hubert thì nhà đấu giá này cho hay đã chấm dứt công việc với ông Hubert từ năm 2013. Hội đồng thẩm định từ Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cũng nêu ra ý kiến cần có hành động để ngăn chặn việc chứng nhận giả mạo trên của ông Hubert, tránh tiếp diễn những trường hợp khác.
Nhà điêu khắc Phan Gia Hương - Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN khẳng định qua sự việc trên cần xây dựng củng cố ngay một hành lang pháp lý để bảo vệ mỹ thuật Việt cùng các họa sĩ Việt khi vấp phải tình trạng phát hiện tranh giả. “Sắp tới, tôi nghĩ nhà nước nên có một hội đồng thẩm định tranh cấp nhà nước. Vấn nạn tranh giả, tranh nhái, tranh mạo danh không chỉ là những “vụ án” kinh tế, văn hoá, làm đau đầu những người sáng tạo, và còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá trị nghệ thuật của quốc gia. Cần thẩm định lại tất cả tranh của các họa sĩ lớn mà tôi và bạn bè tôi cho rằng đã bị làm giả rất nhiều”.
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý Trước ''nghi án'' tranh thật tranh giả trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung thuộc triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, đặc biệt trước sự tố cáo mạo danh bức “Trừu tượng” từ họa sĩ Thành Chương, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức cuộc họp thẩm định ngày 19-7, với các nhà quản lý, các chuyên gia mỹ thuật để trao đổi xung quanh những vấn đề gây dư luận về triển lãm này. Thông tin đến báo chí và công chúng, sáng ngày 20-7, ông Trịnh Xuân Yên – Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM gửi văn bản khẳng định: 15 bức tranh thuộc Bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM là không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện; 02 bức tranh trong bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký tác giả (HS. Tạ Tỵ và HS. Sỹ Ngọc). Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận cho vấn đề này. |
Theo NLĐ" alt=""/>Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM xin lỗi vì cho triển lãm tranh giả

Phim tương tác và sitcom (phim tình huống) từng là một hướng đi của VTV trong cuộc chiến giành lại khán giả trước cơn bão của phim Trung Quốc, phim chưởng Hong Kong và sau đó là phim Hàn Quốc.
 |
Nhật ký Vàng Anh từng được nhiều khán giả yêu thích trước khi scandal của Hoàng Thùy Linh xảy ra. |
Nhật ký Vàng Anh là một trong những tiếng vang đầu tiên. Đây là một trong những dự án phim sitcom với tính tương tác cao đầu tiên được đưa vào sản xuất. Kịch bản được Việt hoá từ chương trình Nhật ký Sofia (Diário de Sofia) của Bồ Đào Nha.
Phim xoay quanh cuộc sống thường ngày của các cô cậu học trò mà nhân vật chính là Vàng Anh. Ở độ tuổi mới lớn, Vàng Anh cũng như bạn bè cùng trang lứa bắt đầu làm quen với những mối quan hệ trong xã hội và dĩ nhiên họ cũng gặp phải những băn khoăn, thắc mắc, khó xử. Sự gần gũi và tính tương tác của phim sau mỗi tập phát sóng đã nhận được tình cảm của khán giả.
Tuy nhiên, sau scandal của nữ chính Hoàng Thùy Linh, đóng Vàng Anh trong phần 2, ngày 14/10/2017, VTV tuyên bố ngừng phát sóng loạt phim Nhật ký Vàng Anh, mặc dù đã ghi hình để phát trong 7 tuần tiếp theo. Sau khi phim dừng lại, VTV không thể có tác phẩm cùng thể loại và tạo được sức hút tương tự.
Ngay sau đó, VTV chuyển hướng sang phim sitcom, dạng phim truyền hình hài tình huống. Thời lượng của phim tương đương Nhật ký Vàng Anh, nhưng không có tính tương tác. Phim phát vào giờ vàng buổi tối trên sóng truyền hình quốc gia.
Mở màn cho sitcom là Những người độc thân vui vẻ. Chuyển từ phim sitcom ăn khách Chung cư vui vẻ của Trung Quốc, Những người độc thân vui vẻ dự kiến kéo dài 2 năm với 500 tập.
Tuy nhiên, khi được 1/3 chặng đường, Những người độc thân vui vẻ đã phải dừng lại. Phim nhận nhiều phản hồi chê bai từ khán giả. Chính các diễn viên của phim cũng nhận xét kịch bản dở, thiếu tính thực tế. Ngoài ra, phim cũng thất bại trong khâu Việt hóa.
 |
Những người độc thân vui vẻ dừng lại vì không được khán giả đón nhận. |
Tất nhiên, sitcom trên sóng truyền hình cũng có phim được chú ý như Cô gái xấu xí. Phim được cho là thành công về doanh thu quảng cáo. Dù cũng mua từ kịch bản nước ngoài, khâu Việt hóa của phim được đánh giá là thành công.
Nhưng Cô gái xấu xí là một thành công hiếm hoi. Sitcom trên sóng VTV sau đó trượt dài vì bị chê “dài, dai, dở”, và đã không thể trở thành một cú lột xác của thương hiệu phim Việt.
Thất bại của phim xã hội hóa và “bình hoa di động”
Sau thời gian phim nước ngoài chiếm sóng, sitcom cũng không thể thành công, phim truyền hình tiếp tục loay hoay tìm hướng đi mới.
Giữa bối cảnh đó, một trong những dấu mốc của phim Việt trên sóng VTV là quy định mới của Luật Điện ảnh sửa đổi tháng 7/2010. Theo đó, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình phải đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim. Thời gian chiếu phim là vào khung giờ vàng, tức khoảng 2 tiếng, từ 20-22h trong ngày.
Do vậy, để chủ động nguồn phim, ngoài việc tự sản xuất, các đài truyền hình trong đó VTV đã mở cửa xã hội hóa. Các đơn vị phim tư nhân, các công ty truyền thông đã tích cực tham gia vào việc sản xuất phim để đáp ứng chủ trương này.
"Trăm hoa đua nở", "nhà nhà làm phim", thế nhưng, số lượng lại không đi kèm với chất lượng. Những phim nhận được khen ngợi của công chúng chỉ đếm trên đầu ngón tay như Bỗng dưng muốn khóc, Ma làng...
 |
Bỗng dưng muốn khóc là phim xã hội hóa hiếm hoi thành công trên sóng VTV. |
Cũng trong giai đoạn bùng nổ phim truyền hình với chủ trương xã hội hóa, dàn người mẫu - ca sĩ đã "đổ bộ" ào ạt vào màn ảnh. Một số nhà sản xuất nghĩ rằng việc mời những người nổi tiếng như ca sĩ, MC, người mẫu vào các dự án của mình sẽ lôi kéo người xem, tăng rating, bán được quảng cáo. Nhưng không ngờ lại nhận "quả đắng".
Những gương mặt hời hợt, nhạt nhẽo, vừa yếu về diễn xuất, vừa tệ về đài từ, chẳng những không làm phim truyền hình khởi sắc, thậm chí còn khiến nó rẻ rúng, dễ dãi hơn bao giờ hết.
Nhận thấy tác hại của những bộ phim "mì ăn liền", vừa khiến khán giả quay lưng, vừa lãng phí giờ vàng và không mang lại lợi nhuận, VTV đã quyết định bẻ lái bằng việc đầu tư cho phim truyền hình, từ kịch bản, diễn viên đến thu tiếng đồng bộ và đổi mới công nghệ.
Và chuỗi dự án thành công thời gian qua chính là thành quả của "cú bẻ lái" đó, sau nhiều năm nỗ lực đầu tư và chuẩn bị.
Theo news.zing.vn

Vũ 'Về nhà đi con' chụp ảnh giữa đêm chứng minh không sửa mũi
Đăng ảnh sexy giữa đêm khuya, fan đặt nghi vấn Quốc Trường đã sửa mũi khiến nam diễn viên phải ngay lập tức chứng minh.
" alt=""/>‘Nhật ký Vàng Anh’ và cú bẻ lái trăm tỷ của VTV