Nếu nói về "kỳ tích Samsung", không thể không nhắc tới smartphone. Đây chính là mình chứng hùng hồn nhất cho sự sáng suốt của Chủ tịch Lee.
Tại sao người khổng lồ có tiềm lực về kinh tế và kỹ thuật mạnh mẽ như Nokia lại thất bại trước lời thách đấu đến từ tân binh vô danh trong ngành công nghiệp smartphone như Apple? Trong giai đoạn này, làm sao Samsung lại thoát được khỏi định mệnh cùng chung số phận hẩm hiu với Nokia? Không chỉ vậy, tại sao Samsung Electronics không những bình an vô sự sau cơn sóng gió mà còn có thể tận dụng tình thế rối ren để thực hiện cú nhảy vọt chưa từng có, giành được vị trí số 1 từ tay Nokia.
Trước hết, có thể nói căn nguyên sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của Nokia chính là thói tự mãn và tâm lý ngủ quên trong chiến thắng của ông hoàng một thời. Trước iPhone của Apple, chưa từng có một sản phẩm smartphone nào có đủ sức mạnh để uy hiếp đế chế vững chãi mà Nokia đã tạo nên trong nhiều năm. Bởi vậy, với tư cách là một doanh nghiệp lớn, Nokia không thể cảm nhận được mối nguy hại đang rình rập. Trước khi iPhone xuất hiện, thế giới đã từng chao đảo vì những chiếc smartphone BlackBerry và có lẽ Nokia cũng chỉ nhận định rằng đây là một trường hợp điển hình về thành công chớp nhoáng “sớm nở tối tàn” mà thôi. Cuối cùng, cái giá mà Nokia phải trả cho sự khinh suất của mình chính là ngôi vị số 1 thế giới.
Samsung Electronics cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ thách thức to lớn ấy. Trong lần xuất hiện đầu tiên, Apple đã không đạt được chỉ tiêu mà họ mong muốn. Tỷ lệ sử dụng iPhone chỉ chiếm không quá 5% thị trường toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Apple tung ra một sản phẩm nâng cấp hơn với tốc độ xử lý cao, tinh tế và mạnh mẽ hơn, iPhone 3Gs thì thị trường điện thoại di động mới thực sự bị chao đảo.
Tháng 11/2009, iPhone chính thức xuất hiện tại Hàn Quốc và được rất nhiều người yêu thích. Chính lúc này Samsung bắt đầu cảm nhận được những mối đe dọa. Cuối cùng, mối đe dọa trở thành hiện thực và Samsung từ một công ty đi đầu đã bị đẩy xuống thành một công ty chế tạo lạc hậu. Không chỉ vậy, sự nổi lên của Apple khiến chính phủ Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp thông tin di động trong nước bị coi là tụt hậu về mobile network và mobile internet. Điều đó khiến các doanh nghiệp này, bao gồm cả Samsung Electronics bị chỉ trích nặng nề từ phía chính phủ.
Nhưng trong tình thế đó, Chủ tịch Lee Kun Hee đã xác định "Hãy sản xuất ra những chiếc smartphone mạnh mẽ hơn bất cứ chiếc smartphone nào trên thế giới”. 3 tháng sau chỉ thị của Lee Kun Hee, kỳ tích đã xuất hiện. Samsung cho ra đời siêu phẩm Galaxy S, đối thủ ngang sức ngang tài duy nhất đủ để cạnh tranh trực tiếp với iPhone. Siêu phẩm này được thai nghén chỉ vẻn vẹn trong 3 tháng và khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
![]() |
Ông đã đặt cược toàn bộ sự sống còn của cả công ty vào dự án smartphone. Nếu quyết định này chỉ chậm chễ hơn 1,2 tháng thì không biết chắc chắn sự nghiệp smartphone của Samsung Electronics sẽ đi về đâu. Từ sau thành công của Galaxy S, Samsung tiếp nối với hàng loạt sản phẩm đình đám mà chúng ta đều biết đến. Tất cả là nhờ quyết tâm sắt đá do Lee Kun Hee khởi nguồn.
Lựa chọn đưa ra chuẩn kích cỡ mới cho LCD
" alt=""/>Vì sao Nokia bị nhấn chìm còn Samsung vẫn trụ vững trước 'cơn lũ' iPhone?Lấy ví dụ một game nhập vai, bạn có bao giờ tự hỏi ai là người quyết định bao nhiêu màn chơi bạn sẽ phải trải qua? Lớp nhân vật này sẽ sử dụng gồm những loại vũ khí nào? Màn chơi này sẽ có bao nhiêu cột mốc (check-point) để người chơi có thể cảm thấy dễ chịu nhất v.v... Người quyết định cho tất cả những điều này chính là các Game Designers (nhà thiết kế game).
Nghề Game Designer tuy đã tồn tại rất lâu trên bản đồ ngành nghề Game trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, Game Designer vẫn còn là một nghề tương đối mới mẻ và chưa được khai thác tiềm năng một cách triệt để.
Như đã nói ở trên, chức năng chính của một game designer chính là thiết kế gameplay (cách chơi) và tạo ra những trải nghiệm game đúng nghĩa cho người dùng. Họ cần có những kỹ năng mềm về kỹ thuật cũng như sự sáng tạo để sử dụng những công cụ chỉnh sửa màn chơi. Không những vậy, họ còn là những người có kiến thức tổng quát về kinh tế, tâm lý học cũng như các kiến thức về khoa học tổng hợp. Chính vì vậy, để triển khai được một ý tưởng hay, người thiết kế game phải có được rất nhiều kỹ năng và nắm bắt nhiều kiến thức tổng hợp.
Hiện nay tại Việt Nam, chưa có một chương trình đào tạo nào thật sự dành riêng cho ngành này, vì vậy cũng dẫn đến việc thiếu hụt lực lượng game designer chuyên nghiệp đủ sức làm ra những game có chất lượng để cung cấp cho thị trường đang phát triển mạnh. Trước đây, để có thể trở thành một game designer bạn phải là người có kinh nghiệm làm việc trong ngành game. Nhưng hiện nay khi xu hướng đã thay đổi, con đường trở thành một nhà thiết kế game ngay từ lúc bắt đầu đã không còn là quá khó khăn, các khoá học về ngành này cũng đang dần được mở ra.
Con đường phát triển của game designer cũng rất khác biệt và còn tuỳ thuộc nhiều vào studio mà bạn đang làm việc. Chẳng hạn khi bạn làm việc tại một studio lớn thì các cấp bậc bạn sẽ có thể sẽ trải qua gồm có:
Một Game Designer giỏi luôn cần có một đội ngũ xuất sắc bên cạnh để phát triển ý tưởng, nhưng trên hết vẫn là một niềm đam mê mãnh liệt muốn tạo ra game cũng như đem đến các giá trị thực sự cho người chơi. Vì lý do đó mà Applancercùng VTC Academy đã cùng phối hợp tổ chức workshop chuyên sâu dành cho những ai yêu thích game design sẽ chính thức được diễn ra tại:
Toà nhà VTC Academy, 132 Cộng Hoà, P.4, Tân Bình, TP.HCM vào lúc 8:00am ngày 29/8/2015.
Cơ hội cho bạn khi tham gia chương trình Workshop Adventure of Game Designer: How to make a game?
-Được tham gia một trong những khoá học chuyên sâu đầu tiên về game design tại Việt Nam.
-Học được những kiến thức cốt lõi về ngành thiết kế Game lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam.
-Giao lưu trực tiếp cùng các chuyên gia làm Game đến từ Divmob và Gameloft để có cái nhìn thực tế về ngành Game tại Việt Nam.
-Các bạn có cơ hội tiếp nhận kiến thức kết hợp với thực hành từ chính những case study mà các chuyên gia hướng dẫn.
-Chương trình workshop này được thiết kế riêng từ những khoá học chính quy chuẩn của nước ngoài, do chính các diễn giả soạn thảo lại cho phù hợp với thị trường Việt Nam.
Về các diễn giả của chương trình:
Anh Lê Nguyên Minh – Chuyên gia Game Design tại Divmob
Cộng đồng Game Mobile đang nóng lên từng ngày với Game nhập vai dành cho điện thoại – Epic Heroes War.Lấy bối cảnh thần thoại, với hơn 20 anh hùng cùng những tuyệt chiêu độc nhất, 60 cấp độ, những cuộc “boss fight” gay cấn, …, Epic Heroes Warnhanh chóng thu hút sự chú ý mạnh mẽ của dân Game thủ mobile và tạo nên hiện tượng trong cộng đồng. Góp phần không nhỏ vào sự thành công ấy là anh Lê Nguyên Minh– Chuyên gia Game Design tại Divmob.
Bên cạnh Epic Heroes War, anh Minh còn được biết đến qua nhiều Game nổi bật khác: Tank Battle, Happy Me, Galaxy Pirate. Khi làm Game, anh luôn hướng theo tinh thần Khổng Tử dạy thầy Nam Hồi: “Kẻ say mê làm game không phụ thuộc vào thiên hạ nhiều hay ít người chơi. Giả sử thiên hạ chỉ còn đúng một người chơi game thì mình vẫn phải nghiền ngẫm mà làm ra Game. Game ấy may ra mới có thể kéo dài được đến đời sau”. Vào ngày 29/8/2015tới đây, anh sẽ cùng chia sẻ đam mê, nhiệt huyết ấy với AGD.
Một số game thành công:
-Epic Heroes Battle
-Tank Battle
-Happy Me
-Galaxy Pirate
Trải nghiệm ngay game của anh Lê Nguyên Minh
Anh Nguyễn Vĩnh Tường – Chuyên gia Game Design tại cty Gameloft
Trong số các tựa Game nổi bật nhất của Gameloft không thể không nhắc đến Lost Planet. Ngay từ khi ra mắt, Lost Planetđã gây chú ý mạnh mẽ trong làng Game thủ Mobile. Phiên bản Lost Planet 2dù đã được phát hành cách đây 3 năm nhưng vẫn được xem là một trong những Game Mobile đáng “nghiền ngẫm” nhất mùa hè này với những cuộc phiêu lưu sử thi và thế giới mới thú vị thú vị. Người đứng sau sự thành công ấy là anh Nguyễn Vĩnh Tường– Chuyên gia Game Design tại Gameloft.
Anh Tường còn góp phần không nhỏ vào thành công của những tựa Game đình đám khác của Gameloft, như: Asphalt 8, Tin Tin, Solitaire. Anh luôn tâm niệm: "Game là một hành trình , bạn có thể chơi đi chơi lại và chỉ thực sự thất bại khi bạn từ bỏ". Là một trong những gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng Game Designer, AGDlần này hân hạnh được cùng anh chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trên suốt quãng đường xây dựng sự nghiệp của mình vào ngày 29/8/2015.
Một số dự án game đã tham gia porting tại gameloft :
– Asphalt 8
– Tin Tin
– Lost Planet
– Solitaire
Trải nghiệm ngay game của anh Nguyễn Vĩnh Tường
Bảo Việt
" alt=""/>Game Designer, cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho ngành game Việt