Đoàn Di Băng.
Năm nay, Đoàn Di Băng cùng ông xã tiếp tục chi mạnh tay sắm về một loạt những món đồ decor sang xịn.
Không chỉ trang hoàng không gian bên trong nhà, mà mặt tiền của căn biệt thự cũng được khoác lên mình một diện mạo mới.
Cặp vợ chồng đại gia chọn phong cách decor Noel hiện đại với cây thông, mô hình tuần lộc, vòng nguyệt quế,... và các món đồ trang trí nhỏ xinh mang gam màu hồng điệu đà.
Cửa chính của ngôi nhà được chăng cành thông và các món đồ decor màu hồng.
Phía trước của căn nhà được phủ xanh bằng những cành thông giả. Hai bên ban công còn được chăng đèn led vàng để tăng thêm phần lung linh và rạng rỡ.
Điểm nhấn ở khu vực này chính là không gian check-in được Đoàn Di Băng đặt riêng để 3 cô công chúa thỏa sức ‘’sống ảo’’. Tại đây, nữ đại gia còn đặt thêm cây thông trắng, trải bông và thiết kế hệ thống phun tuyết giả vô cùng đẹp mắt. Qua video được Đoàn Di Băng chia sẻ, có thể thấy được khung cảnh xinh xắn, rực rỡ bên ngoài căn biệt thự 22 tỷ của cô và gia đình.
Tượng Giáng sinh cũng được trưng trong sân vườn.
Di chuyển vào bên trong, tại sảnh chờ của ngôi nhà, nữ đại gia nổi tiếng không ngại chi tiền rinh về những mô hình Giáng sinh độc đáo mang gam màu hồng phấn như: hộp quà, xe chở quà, gấu Bắc Cực,... Di chuyển vào sảnh trong, gia chủ trưng thêm một cây thông cao hơn 2 mét được phủ kín các món đồ decor màu hồng ở chính giữa. Chưa dừng lại ở đó, tại phòng khách của gia đình còn có thêm 2 cây thông nhỏ được phủ tuyết trắng, tone - sur - tone với style decor Giáng sinh chủ đạo của ngôi nhà.
Năm nay nhà nữ ca sĩ trang trí theo tông màu kẹo ngọt, nhiều fan phải thốt lên: "Đẹp xỉu", "Xinh yêu"... Bên trong nhà được bài trí một cây thông lớn, cùng những món đồ màu hồng, đúng chất ngôi nhà của những nàng "công chúa".
Cây thông cao tới tận nóc, được decor xinh xắn, giăng đèn lung linh. Đèn trần càng làm không gian thêm phần sáng rực. Em gái Đoàn Di Băng quá thích thú với không gian nhà chị mình nên đã lăn lê "tạo dáng bét nhè" dù chủ nhân còn chưa kịp chụp.
Chủ nhân của ngôi nhà cũng mải mê ngắm đến quên ngủ. Đoàn Di Băng chia sẻ: "Hơi khó ngủ vì buồn. Xuống nhà ngắm quà cho dễ ngủ nào". Nhiều dân mạng đã để lại lời khen rằng concept này "quá ngọt".
Cặp đôi mong muốn có một không gian đáng nhớ cho các ái nữ nên không tiếc tiền trang trí hoành tráng.
Noel là ngày rất quan trọng với gia đình Di Băng - Quốc Vũ.
Cách đây nhiều năm, Đoàn Di Băng cũng từng gây sốt khi trang trí Noel lộng lẫy cho căn biệt thự của mình.
" alt=""/>Đoàn Di Băng gây choáng ngợp khi trang hoàng biệt thự 22 tỷ mùa NoelSách nói và bài toán bản quyền
Một trong những khó khăn lớn nhất khi Viettel chinh phục thị trường sách nói là tìm kiếm nguồn nội dung cho MyDio. Cũng như nhiều công ty phát triển sách nói khác, sách lậu, sách vi phạm bản quyền vẫn đang là “bài toán khó” đối với Viettel.
Chia sẻ về hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm sách nói trên Internet, ông Nguyễn Trọng Tính - Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom - đơn vị phát triển ứng dụng MyDio chia sẻ: “Lĩnh vực nội dung số nói chung đều “dính” câu chuyện vi phạm bản quyền và các nền tảng lậu. Tìm kiếm từ khóa “sách nói” trên Internet sẽ thấy có hàng trăm, hàng nghìn web, wap có nội dung vi phạm bản quyền, thậm chí cả những đầu sách rất “hot”. Đấu tranh chống vi phạm bản quyền còn là câu chuyện dài. Chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ, công nghệ để bảo vệ bản quyền nội dung số của mình cũng như các nhà cung cấp nội dung số có bản quyền chính thức. Là nhà cung cấp dịch vụ Internet trên nền tảng cố định và di động, chúng tôi hoàn toàn có thể chặn được các nội dung vi phạm bản quyền, tuy nhiên, việc chặn cũng phải phù hợp với hành lang pháp lý, phải có sự tham gia đấu tranh của nhiều cơ quan, bộ, ngành khác nữa thì mới làm được. Chúng tôi sẽ đề xuất lên Cục Xuất bản – In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để đưa ra hành lang pháp lý cho vấn đề này. Rất mong công chúng độc giả nâng cao nhận thức về bảo vệ bản quyền nội dung số, chỉ sử dụng những sản phẩm/nền tảng hợp pháp”.
Viettel “bắt tay” Alpha Books phát triển kho sách nói có bản quyền trên môi trường số
Ngày 10/9/2024, Tổng công ty Viễn thông Viettel đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần Alpha Books nhằm thúc đẩy thị trường sách nói tại Việt Nam thông qua phát triển ứng dụng đọc sách MyDio.
Theo thoả thuận hợp tác giữa Viettel và Alpha Books, Viettel với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin và viễn thông, cam kết không ngừng cải tiến và phát triển công nghệ mới trên nền tảng sách nói MyDio, đảm bảo vận hành ổn định để độc giả có những trải nghiệm tốt nhất. Điều này sẽ tạo nên những tác động tích cực giúp lan toả văn hoá đọc mạnh mẽ tới cộng đồng khi nhu cầu đọc sách đang ngày một tăng cao.
Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom khẳng định: “Chúng tôi luôn sẵn sàng đầu tư vào công nghệ, con người và hệ thống để mang lại những trải nghiệm sách nói hoàn hảo nhất. Trong tương lai, Viettel sẽ cung cấp các công cụ AI hỗ trợ các nhà xuất bản, nhà phát hành sách, đối tác có thể chủ động sản xuất sách nói, truyện audio một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí”.
Sự hợp tác giữa Viettel và Alpha Books mở ra nhiều tiềm năng hứa hẹn cho sự phát triển của thị trường sách nói tại Việt Nam khi một bên sở hữu công nghệ và nền tảng, một bên có nguồn nội dung và tri thức dồi dào. Theo thoả thuận hợp tác, Viettel và Alpha Books đặt mục tiêu sẽ tiếp cận 8-10 triệu khách hàng trong 5 năm tới.
Trong đó, việc ứng dụng AI để mở rộng thị trường sách nói, lan tỏa văn hóa đọc trên không gian mạng được xem là nội dung hợp tác quan trọng trong thỏa thuận này.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sách nói: Bước nhảy vọt giúp tối ưu trải nghiệm của độc giả
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ AI sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh đáng kể cho sách nói MyDio. Ứng dụng công nghệ AI, thời gian sản xuất sách nói giờ đây chỉ còn 15 phút/đầu sách (giảm tới 40 lần so với trước đây), giúp Viettel tiết kiệm 98% chi phí. Ngoài ra, giọng đọc AI cũng được đội ngũ Viettel phát triển, điều chỉnh tùy theo thể loại sách, mang lại cảm giác tự nhiên và chân thật như con người. Điều này khiến cho nội dung của sách nói được truyền tải dễ dàng và hấp dẫn hơn tới người nghe.
Thêm vào đó, công nghệ AI và Bigdata cũng giúp MyDio có thêm “điểm cộng” nhờ khả năng cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Ứng dụng hệ thống khuyến nghị nội dung số dựa trên trí tuệ nhân tạo (CCAI & RAS) vào việc cải thiện trải nghiệm của người dùng trên Mydio, sử dụng các công nghệ mới nhất về AI và dữ liệu lớn đưa ra các gợi ý nội dung số cá thể hóa người dùng, cùng với mô hình ngôn ngữ lớn, được áp dụng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy và nâng cao trải nghiệm người dùng dịch vụ MyDio. Theo đó, MyDio gợi ý các đầu sách tùy theo sở thích, nhu cầu và trình độ của mỗi người, giúp họ dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận những cuốn sách phù hợp trong hơn 10.000 nội dung có bản quyền hiện có trên ứng dụng. Hệ thống khuyến nghị nội dung và ứng dụng trí tuệ nhân tạo MyDio đạt giải đồng IT World Awards năm 2024 do Network Product Guide (Silicon Valley, Mỹ) trao tặng.
Nhờ lợi thế làm chủ công nghệ từ Viettel, sách nói MyDio hứa hẹn ngày một được phát triển và hoàn thiện với những tính năng vượt trội cho người sử dụng.
Hồng Nhung
" alt=""/>Viettel tiên phong bảo vệ bản quyền sách nói trên môi trường sốAnh tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand) năm 2003-2004 và tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Vitoria thành phố Wellington (New Zealand) năm 2013.
Nghiên cứu của TS Thăng tập trung vào các lĩnh vực: lãnh đạo và quản lý trường học, phát triển chuyên môn, lãnh đạo chuyên môn, văn hóa và lãnh đạo. Anh đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục SSCI, Scopus và các chương sách trên các nhà xuất bản quốc tế có uy tín…
Với bản lý lịch khoa học như trên, TS Thăng khiến khá nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, ở vị trí hiệu trưởng.
"11 năm học dưới ánh đèn dầu mà còn đi du học được…"
TS Thăng nói sau hơn 4 năm làm tiến sĩ ở New Zealand, có khá nhiều người khuyên anh ở lại.
“Tôi đi bằng học bổng 322, nên tất nhiên là có điều khoản ràng buộc là phải về nước làm việc. Tuy nhiên, nói thật là tôi biết một số người cũng du học bằng học bổng này và họ vẫn tìm cách ở lại bằng được, nên nếu muốn, tôi cũng có thể…”.
Khi đó, công việc của vợ anh Thăng cũng đang rất thuận lợi – chị làm quản lý tiệm nail khá lớn cho một người bạn. Người này cũng khuyên vợ anh suy nghĩ, nếu muốn họ sẽ thuê luật sư lo thủ tục ở lại cho.
“Vợ tôi băn khoăn lắm. Con tôi khi đó đã học được một học kỳ ở lớp 1. Mọi thứ có thể nói là khá thuận lợi nếu tôi quyết định không về” – anh Thăng nhớ lại.
“Vì vậy, về hay ở cốt lõi là sự lựa chọn. Có một số yếu tố khiến tôi không cần phải suy tính quá nhiều, mà trước hết, tôi tự thấy mình là người nặng tình".
| ||
TS Trương Đình Thăng (ngoài cùng bên phải) ngày tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand) |
Tôi xuất thân từ nông thôn, ở một vùng rất nghèo của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nơi tôi sinh ra nghèo khó tới mức đến tận năm lớp 12, tôi mới được học dưới ánh đèn điện. Nhưng không hiểu sao, chính sự nghèo khó này lại khiến tôi gắn bó với quê hương. Tôi nghĩ quê tôi cần những người con được học hành quay về.
Hơn nữa, đến thời điểm đó, tôi cảm thấy mình xa nhà đã quá lâu rồi, bố mẹ đã đến tuổi già, tôi muốn ở gần để tiện chăm sóc”.
Anh Thăng nhìn nhận rằng đa phần những người chọn ở lại thực chất mong muốn một môi trường tốt hơn cho con cái chứ không phải cho bản thân.
“Các cụ có câu “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Ở lại vì con, thì bản thân mình – thẳng thắn mà nhìn nhận – sẽ chỉ là “công dân hạng 2”, trừ khi mình đủ khả năng trở thành giáo sư, giảng viên trong các trường đại học lớn của nước bạn.
Trở về cũng có cái hay. Bản thân tôi học trường làng, làm bài dưới ánh đèn dầu mà vẫn có cơ hội du học như ai. Vì vậy, con cái mình mà có ý chí thì vẫn có cơ hội đi tiếp.
Đến bây giờ, với những người bạn mong con em du học sớm tôi vẫn có lời khuyên nếu không thực sự cần thiết thì cứ từ từ. Cứ để con ở bên mình trong giai đoạn niên thiếu, khi con cần sự quan tâm của cha mẹ trước những thay đổi về tâm sinh lý. Ở đây, con vẫn có môi trường học tập tốt và hoàn toàn có cơ hội du học sau này".
Và còn một điều quan trọng khác khiến anh Thăng không mất nhiều thời gian suy tính ở hay về.
“Tôi nghĩ rằng Nhà nước đã cho mình bao nhiêu tiền ăn học đến chừng này, thì việc của mình – dù nói thì có vẻ sách vở - phải là trở về để tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi không mong ước lớn lao, chỉ muốn trở thành một tác nhân cho những thay đổi tốt đẹp hơn trong giáo dục”.
Trở về với ngôi trường “dưới đáy”
Khi mới về Việt Nam, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và một số trường đại học ở Hà Nội, TP.HCM đều sẵn sàng tiếp nhận vị tiến sĩ này. Nhưng rốt cuộc, anh Thăng lại chọn về ngôi trường có vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống các trường ĐH, CĐ của Việt Nam.
Đảm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng rồi hiệu trưởng từ năm 2018, anh Thăng nói 3 năm qua đã dành mọi tâm huyết cho sự phát triển của nhà trường.
![]() |
TS Thăng và GS Clive Dimmock - ĐH Glasgow (Scotland) |
TS Thăng chia sẻ rằng lúc mới về, anh đã mong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị sẽ phát triển thành một trường đại học địa phương. Quả thực, với 15 tiến sĩ, 74 thạc sĩ, nhà trường có một đội ngũ giảng viên mạnh trong nhóm các trường cao đẳng. Tuy nhiên, mong muốn này đã không thành hiện thực.
Bên cạnh đó, vị tân hiệu trưởng còn phải đối mặt với thực trạng khắc nghiệt: “Tôi đảm nhận vị trí hiệu trưởng khi trường đã trong tình trạng “thủng đáy” - cơ sở khang trang, giáo viên chất lượng cao nhưng không tuyển được người học. Trường từng “được” lên báo khi khó khăn đến mức 1 khoa chỉ tuyển được... 5 sinh viên. Câu chuyện éo le này xảy ra với nhà trường trong suốt 5 năm qua".
Theo TS Trương Đình Thăng, dùng từ "dưới đáy", "thủng đáy" với hàm ý trường ở tình thế vô cùng khó khăn. Nguyên nhân là hiện nay từng bước tiến tới việc giáo viên mầm non, tiểu học, trung học và dạy nghề phải có trình độ đại học trở lên. Điều này có nghĩa là sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm gần như đã hết.
“Tháng 10/2019, trong ngày khai giảng, nhìn 200 sinh viên năm cuối, tôi tự hỏi nếu năm sau mà không được tuyển học sinh phổ thông, ngôi trường này sẽ ra sao?”.
Câu trả lời là nếu cứ tiếp tục tình trạng này, hoặc phải giải tán trường, hoặc đưa giảng viên sang các trường khác giảng dạy để giải quyết vấn đề đội ngũ. Chỉ có hy vọng là đề án thành lập Trường phổ thông liên cấp nằm trong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị được UBND tỉnh thông qua. Và hy vọng này đã trở thành hiện thực khi đề án được phê duyệt.
“Dù có thể nói đây là một bước lùi so với mong muốn nâng cấp lên đại học, nhưng chúng tôi phải tự cứu lấy mình. Nếu không làm, trường sẽ “chết”. Có câu ngạn ngữ rằng “Thà thắp lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”" - anh Thăng trầm tư.
Năm học 2020-2021, Trường Phổ thông liên cấp CĐ Sư phạm Quảng Trị tuyển sinh được 200 học sinh khối 6 và khối 10 (mỗi khối 3 lớp). Đây là trường công lập đầu tiên tại Quảng Trị cho các em học 2 buổi/ngày, có bán trú hoặc nội trú. Nếu mọi việc thuận lợi, trong 3 năm nữa, trường sẽ có từ 800-1.000 học sinh phổ thông. Bên cạnh đó, trường tiếp tục triển khai các đề án bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong tỉnh, nâng chuẩn giáo viên, đào tạo lại, đào tạo mới giáo viên…
“Ngày khai giảng vừa qua đã diễn ra trọn vẹn. Thú thực, nếu năm nay còn chưa được tuyển học sinh phổ thông, có lẽ tôi “dẹp” luôn lễ khai giảng khi chỉ tuyển được 40 sinh viên theo học ngành mầm non".
Trong những năm qua, chỉ có một điều khiến cựu du học sinh này tiếc là không được làm việc ở một môi trường có thể phát huy nhiều hơn về năng lực nghiên cứu khoa học. "Ngoài ra, tôi không hề ân hận vì đã là nhân tố giúp nhà trường ổn định và sẽ phát triển trong tương lai”.
Điều tâm đắc nhất khi làm hiệu trưởng, theo anh Thăng, chính là sức ì ít hơn, chủ động, tìm tòi hơn trong công việc. “Tôi thay đổi được chính bản thân mình”.
Làm thầy là "làm gương"
Trở lại với câu chuyện nhận giữ "ghế" hiệu trưởng một ngôi trường đang gặp quá nhiều khó khăn, anh Thăng kể rằng khi biết tin này, một trong những người thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới anh đã gửi thư khuyên. Đó là GS Philip Hallinger, hiện đang làm việc tại ĐH Mahidol (Thái Lan).
Trong thư, GS Philip Hallinger viết rằng: “Anh suy nghĩ kỹ rồi hãy lựa chọn. Trước đây, tôi từng có những sinh viên xuất sắc trong nghiên cứu khoa học nhưng khi làm quản lý thì năng lực nghiên cứu của họ lụi tàn”.
![]() |
Với GS Philip Hallinger - người có ảnh hưởng rất lớn tới TS Thăng |
Tuy nhiên, anh Thăng đã không “nghe lời” thầy, bởi theo anh, dù mất thời gian với công tác quản lý nhưng tầm ảnh hưởng trong công việc nghiên cứu lại tốt hơn.
Và có lẽ, đây chỉ là một trong số ít lần anh Thăng “cãi” thầy như vậy. Còn lại, những gì anh được học và nhận từ những người thầy khi đi du học, anh đều áp dụng đối với học trò của mình.
“Đó chính là sự “làm gương”. Khi tôi đi học, các thầy cô giúp đỡ tôi không đòi hỏi, nề hà.
Vì vậy, tôi muốn đưa sự tử tế mình từng nhận được tới sinh viên, học viên và hy vọng sau này các em sẽ hành xử phù hợp”.
Ngân Anh
Tổ chức Varkey Foundation vừa công bố phim ngắn về cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ - người vừa lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu.
" alt=""/>Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'