Xe công nghệ hybrid là bước chuyển tiếp cần thiết trong quá trình điện hoá ô tô
Theo ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT), bên cạnh các lợi ích về tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải, cơ chế hoạt động của xe hybrid cũng sẽ giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Loại xe này không yêu cầu phải có trạm sạc mà xe có thể tự sạc trong quá trình di chuyển, sử dụng xe như ô tô động cơ đốt trong bình thường.
Bên cạnh đó, dù vẫn sử dụng động cơ đốt trong là chính song với công nghệ hybrid, xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn, đồng thời phát thải thấp hơn.
Theo dữ liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, mức tiêu thụ nhiên liệu của một số mẫu xe hybrid rất thấp. Ví dụ như Toyota Corolla Cross sử dụng công nghệ hybrid chỉ tốn 4,2 lít/ 100 km đường hỗn hợp. Thậm chí khi đi trong đường đô thị, mẫu xe này còn tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa, chỉ tốn 3,7 lít/ 100 km. Hay như Toyota Camry hybrid có mức tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp chỉ 4,6 lít/ 100 km.
Xe hybrid giảm phát thải, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong
Thêm vào đó, theo giám đốc một đại lý Toyota tại Hà Nội, chi phí bảo dưỡng của xe động cơ xăng và ô tô hybrid tương đương nhau nếu bảo dưỡng các hạng mục theo tiêu chuẩn hãng, không phát sinh hỏng hóc cần phải kiểm tra, thay thế. Thêm vào đó, các linh kiện, phụ tùng gần như giống nhau nên nếu xảy ra hỏng hóc, cần phải thay thế thì chi phí cũng tương đương.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng, xe hybrid hiện tại phù hợp với hạ tầng tại Việt Nam, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều. Trên thế giới, như tại Đức, khách hàng mua xe hybrid được ưu đãi về tài chính nhưng không cao bằng xe điện bởi vẫn tạo ra khí thải. Tuy nhiên so với xe xăng, xe hybrid cho mức giảm tiêu thụ nhiên liệu và phát thải thấp hơn nhiều.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, để đẩy mạnh quá trình điện hoá ô tô, các hãng xe đã có những bước đi cụ thể. Có thể kể tới như VinFast với kế hoạch sẽ bàn giao những chiếc xe điện VF e34 tới tay khách hàng từ cuối năm 2021, với giá bán được xem là hợp lý nhờ các chính sách ưu đãi, kèm theo việc bán xe không kèm pin mà sử dụng phương pháp cho thuê. Bên cạnh đó, hãng xe cũng đã triển khai quy hoạch 2.121 trạm sạc trên 63 tỉnh thành của cả nước với số lượng cổng sạc lên tới gần 40.000.
Toyota Corolla Cross hybrid đang đạt doanh số vượt kỳ vọng tại Việt Nam
Hay như Toyota Việt Nam cũng đã đạt được những thành công vượt ngoài mong đợi khi mẫu xe Toyota Corolla Cross hybrid được khách hàng đón nhận rất tốt.
Theo Toyota Việt Nam, sau đúng 1 năm bán ra thị trường, tổng số xe Toyota Corolla Cross tới tay khách hàng là 13.197 chiếc. Trong đó, chỉ riêng phiên bản hybrid của mẫu xe này đã bán được 1.600 xe, chiếm hơn 12% doanh số của mẫu xe Corolla Cross. Tuy nhiên, mẫu xe này vẫn gặp hạn chế về nguồn cung nên mức doanh số kể trên chưa phản ánh đúng thực chất sức hút của Toyota Corolla Cross.
Theo Báo Giao thông
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Có tới 95.515 xe Hyundai Tucson và Sonata ở Mỹ phải triệu hồi do lỗi vòng bi của thanh kết nối dẫn đến nguy cơ cháy động cơ.
" alt=""/>Xe hybridNgày 11/12, Bộ TT&TT đã tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 3. Đây là sự kiện thường niên hàng đầu đối với cộng đồng các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao, công nghệ số. Diễn đàn cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
![]() |
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng giới thiệu bản mạch 5G do Viettel phát triển với Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành TW. |
Phát biểu tại diễn đàn này, theo ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel, hạ tầng viễn thông và nền tảng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuyển đổi số quốc gia xây dựng kinh tế số, xã hội số. Nếu không làm chủ công nghệ, chúng ta sẽ không làm chủ được triển khai về mạng lưới và đặc biệt là không đảm bảo an toàn thông tin mạng.
“Để thực hiện chiến lược “Make in Vietnam”, xây dựng hạ tầng số quốc gia, Viettel quyết định tự nghiên cứu, làm chủ, sản xuất hệ sinh thái các thiết bị của hạ tầng mạng viễn thông và nền tảng công nghệ số Việt Nam”, ông Lê Đăng Dũng nói.
Ông Lê Đăng Dũng cho biết, Viettel tự tin làm chủ thiết bị hạ tầng viễn thông và nền tảng công nghệ số dựa trên những nguồn lực như công nghệ, tài chính, thị trường và hợp tác quốc tế và văn hóa.
![]() |
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Thiếu tướng Lê Đăng Dũng trình bày tham luận tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số - VFTE 2021 diễn ra ngày 11/12/2021 tại Hà Nội. |
Cụ thể, về công nghệ, xuyên suốt quá trình phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh, Viettel luôn gắn liền với lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận với công nghệ mới; nghiên cứu làm chủ những giải pháp, công nghệ phục vụ quá trình xây dựng, vận hành mạng lưới viễn thông. Qua đó Viettel đã tích lũy được kiến thức nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao và kinh nghiệm nghiên cứu phát triển.
Về tài chính, Viettel là tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam, tích lũy được nguồn lực lớn về tài chính. Nhà nước đã có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa hoạc và công nghệ.
Về hợp tác quốc tế, Viettel có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tác công nghệ cao nước ngoài, sẵn sàng trong việc chuyển giao công nghệ.
Về thị trường, Viettel có hạ tầng mạng lưới tại Việt Nam và 10 quốc gia Viettel đang đầu tư. Đây là thị trường quốc tế đủ để đảm bảo cho Viettel thử nghiệm, đánh giá và tiêu thụ sản phẩm mình làm ra trong giai đoạn đầu.
Về văn hóa, trong quá trình phát triển của mình, Viettel luôn đặt cho mình những thách thức mới và quyết tâm vượt qua.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn này, người đứng đầu Viettel nhấn mạnh, trong nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm, Viettel luôn xác định phải là người thiết kế hệ thống, tích hợp hệ thống, phải làm chủ các công nghệ lõi. Không dừng ở mức gia công, lắp ráp, sản xuất theo li-xăng của nước ngoài. Giai đoạn đầu, Viettel tập trung vào phát triển phần mềm (đây là lõi của sản phẩm và thế mạnh của Việt Nam), dần tiến tới làm chủ phần cứng và cuối cùng là phải làm chủ chipset.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải Vàng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" 2021 cho Viettel với Nền tảng Thương mại điện tử Vỏ Sò. |
Theo ông Dũng, chỉ làm chủ chipset mới khẳng định việc làm chủ hoàn toàn sản phẩm. Chipset là công nghệ lõi của tất cả các sản phẩm viễn thông và CNTT, “chỉ khi nào làm chủ được công nghệ lõi này thì chúng ta có cơ hội vượt qua bẫy thu nhập trung bình”.
“Các sản phẩm Viettel phát triển theo hướng mở để có thể tạo ra hệ sinh thái giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể phát triển các ứng dụng trên nền tảng mà Viettel cung cấp. Viettel chủ động đăng ký sáng chế để bảo vệ tài sản trí tuệ và tham gia vào các hiệp hội, tổ chức lớn, có uy tín trên thế giới để cập nhật công nghệ cũng như các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ quá trình nghiên cứu phát triển: ITU, IEEE, TMForum, ORAN...” ông Dũng chia sẻ.
Hiện tại, Viettel đã làm chủ 3 lớp gồm lõi, truyền dẫn và truy nhập với hạ tầng 4G. Với 5G, tập đoàn đã phát triển thành công thiết bị thu phát, tám thu tám phát và làm chủ thiết kế 2 dòng chipset 5G.
Ông Lê Đăng Dũng cho biết: "Định hướng tiếp theo đó là tiếp tục phát triển công nghệ bán dẫn để sản xuất được chipset 5G tại Việt Nam, đồng thời bắt đầu tham gia nghiên cứu công nghệ 6G. Trước mắt chúng tôi bắt đầu nghiên cứu đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ, đầu tiên là là hệ thống vệ tinh viễn thám".
Tạo cơ chế cho sản phẩm Make in Vietnam
Tại diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Lê Đăng Dũng đã đưa ra đề xuất Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động cho doanh nghiệp. Đây cũng là vướng mắc chung của nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam mà chưa có cơ chế giải quyết.
Quyền Chủ tịch Viettel cho rằng, việc mở cơ chế cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể sẽ có thêm nhiều kết quả nghiên cứu khoa học trong thời gian tới khi được đầu tư nhiều hơn. Đồng thời, cần xác định đối tác chiến lược về khoa học công nghệ cấp quốc gia, định hướng hợp tác về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp.
“Chính phủ cần xem xét các chính sách tạo dựng thị trường nội địa cho các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam. Hiện nay chúng tôi rất muốn bán các sản phẩm ra thị trường Việt Nam nhưng vướng rất nhiều cơ chế nên các doanh nghiệp Việt chưa thể mua được các sản phẩm công nghệ cao của Viettel” - ông Lê Đăng Dũng nói.
Minh Ngọc
" alt=""/>Viettel đang nghiên cứu vệ tinh viễn thám và 6GSau khi điều trị, bệnh nhân có 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được xuất viện trở về cách ly, theo dõi tại nhà ở thị trấn Bút Sơn.
Ngày 4/6, anh T. được Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa lấy mẫu xét nghiệm, tối 5/6 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
![]() |
Lực lượng y tế phun khử khuẩn ở những nơi bệnh nhân tiếp xúc |
Theo thông tin từ ngành Y tế Thanh Hóa, hiện bệnh nhân không có triệu chứng và đã được chuyển về khu cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa điều trị.
Hiện CDC Thanh Hoá đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại đây, đồng thời đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 3 trường hợp F1 liên quan.
Lê Dương
Thông tin từ CDC Thanh Hóa tối nay cho biết, tỉnh ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc Covid-19 tại huyện Ngọc Lặc, đã được Bộ Y tế định danh mã bệnh nhân 4694 nhưng chưa công bố.
" alt=""/>Bệnh nhân Thanh Hóa trở về từ Nhật Bản tái dương tính với Covid