Nhiều di tích tại Hà Nội thông báo thay đổi giá vé trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội đến du khách. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội xác nhận tăng giá vé tham quan. Thông tin này cũng được đăng tải trên fanpage của di tích Hoàng thành Thăng Long."Hoàng thành Thăng Long thông báo thay đổi giá vé năm 2024. Từ ngày 1/1/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan mới như sau: 70.000 đồng đối với tất cả du khách trong nước và quốc tế, 35.000 đồng đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên có giấy tờ chứng minh, học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên có thẻ học sinh/sinh viên, người ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, người có công với cách mạng", đại diện Trung tâm thông báo.
 |
Hoàng thành Thăng Long thông báo thay đổi giá vé trên fanpage. |
Việc thay đổi giá vé được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội. Theo đó, không chỉ di tích Hoàng thành Thăng Long thay đổi giá vé mà nhiều di tích khác trong địa bàn thành phố có sự biến động.
Cụ thể, phí tham quan một lượt với mỗi khách tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 70.000 đồng, đền Ngọc Sơn 50.000 đồng, Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng, Cổ Loa 30.000 đồng, chùa Hương 120.000 đồng, đền Quán Thánh 10.000 đồng, làng cổ Đường Lâm 20.000 đồng, chùa Thầy 10.000 đồng và chùa Tây Phương 10.000 đồng.
 |
Di tích Nhà tù Hỏa Lò tăng phí tham quan từ 30.000 đồng lên 50.000 đồng. |
Nghị quyết cũng quy định không thu phí vào ngày Di sản văn hóa 23/11 đối với tất cả di tích, không thu phí ngày giỗ Thánh 20/8 âm lịch, các ngày mồng Một âm lịch hàng tháng trong năm tại di tích đền Ngọc Sơn, không thu phí ngày 30 và mồng 1, 2 Tết Nguyên đán, ngày lễ Phật Đản (15/4 âm lịch) tại chùa Hương, không thu phí các ngày 30 tháng Chạp âm lịch, ngày mùng 1, 2 Tết Nguyên đán tại đền Quán Thánh, chùa Tây Phương, chùa Thầy, làng cổ Đường Lâm.
Trước đó, theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội phí tham quan một lượt với mỗi khách tới Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 30.000 đồng, di tích đền Ngọc Sơn 30.000 đồng, di tích Nhà tù Hỏa Lò 30.000 đồng, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 30.000 đồng, di tích Cổ Loa 10.000 đồng, di tích chùa Hương cao nhất 78.000 đồng...
Như vậy, hầu hết phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa của Hà Nội đều tăng giá.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Nhiều di tích tại Hà Nội tăng phí tham quan
 vẫn chưa hết đau đớn. Nằm điều trị trong bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), sức khỏe và tinh thần của chị bị suy sụp nghiêm trọng và chị liên tục phải cấp cứu sau cú sốc quá lớn.</p><p><strong>Ngất lịm khi nghe tin chồng mất</strong></p><p>Chiều 19/11, chúng tôi có mặt tại Khoa Nội 2 (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội), nơi chị Loan đang nằm điều trị. Dù đã gần một tuần từ khi nghe tin chồng mất nhưng nỗi đau vẫn khiến chị như chết lặng, không thiết ăn uống gì.</p><table cellspacing=)
 |
Hay tin chồng mất, chị Loan gần như suy sụp hoàn toàn. |
Nằm trên giường bệnh, thân hình gầy gò, ốm yếu và cạn kiệt sức lực, chị Loan không giấu nổi nỗi đau mất chồng. Bao năm qua, chị vẫn luôn được anh Vượng che chở, yêu thương. Thế nhưng, niềm hạnh phúc chẳng tày gang thì chị nhận được tin dữ.
Ngồi bên ngoài hành lang bệnh viện, bà Nguyễn Thị Viên (55 tuổi, em họ của chị Loan) cho biết, bà vượt hàng chục cây số từ huyện Ba Vì lên chăm sóc cho chị gái.
 |
Những ngày qua, chị Loan liên tục phải cấp cứu. |
“Kể từ khi nghe tin anh Vượng mất, chị ấy phải cấp cứu liên tục, như người mất hồn, chán sống và tỏ ra khó tính, không trò chuyện cùng ai. Nhìn chị ấy tiều tụy, bệnh ngày càng nặng hơn khiến chúng tôi vô cùng lo lắng”, bà Viên kể.
Theo bà Viên, trước hôm nhận tin dữ, anh Vượng nói với vợ đi có chút việc nhưng mãi không thấy về. Linh tính có chuyện chẳng lành, chị Loan gọi điện nhưng không liên lạc được.
 |
Các bác sĩ thường xuyên thăm khám, chăm lo sức khỏe cho chị Loan. |
Không thấy chồng về, chị gọi điện cho gia đình đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức gì. “Ba ngày sau, đang nằm tại bệnh viện, công an báo tin là tìm thấy xác anh Vượng khiến chị ấy ngất lịm. Các bác sĩ phải cấp cứu cho chị ấy. Nhìn chị ấy khóc, ai ai cũng khóc theo”, bà Viên nói.
Bà Viên cũng buồn bã cho biết: “Anh Vượng là một người đàn ông hiền lành, thân thiện, chu đáo với gia đình. Để có tiền lo cho vợ, hằng ngày anh ấy chạy xe ôm. Những lúc rảnh rỗi thì làm thêm công việc điện nước. Từ hôm chị ấy bị suy thận nặng không đi lại được thì anh ấy ở nhà chăm sóc, cơm nước, giặt giũ cho vợ. Đều đặn hàng tuần, anh ấy đưa vợ đi chạy thận ở bệnh viện. Nghe tin anh ấy mất, hai bên nội ngoại ai cũng đau xót và tiếc thương”.
 |
Bà Viên lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chị gái. |
“Anh ấy mất đi là cú sốc rất lớn với gia đình, nhất là với chị Loan. Anh ấy luôn thương yêu vợ dù trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Giờ mất đi chỗ dựa, không biết những ngày tới, chị ấy sẽ sống thế nào”, bà Viên lo lắng.
Chuyện tình cổ tích của chị Nguyễn Châu Loan và anh Nguyễn Văn Vượng (kém cô dâu 3 tuổi) từng khiến hàng triệu trái tim xúc động và cảm phục khi đầu tháng 4 vừa qua, anh chị bất ngờ được chương trình truyền hình "Điều ước thứ 7" của Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức đám cưới tại công viên Dịch Vọng (Cầu Giấy).
 |
Những hình ảnh khiến hàng triệu người rơi nước mắt trong đám cưới anh chị Loan. |
 |
Giọt nước mắt hạnh phúc lăn trên đôi má chị Loan trong ngày cưới do chương trình "Điều ước thứ 7 - VTV" tổ chức. |
Cư dân mạng bàng hoàng, thương xót
Hay tin anh Vượng mất, trên facebook cá nhân của chị Loan cũng nhận rất nhiều chia sẻ đầy tiếc thương của bạn bè. Ai ai cũng đau xót cho chàng trai xấu số và thương cho số phận cô gái đầy bất hạnh như chị Loan.
Chia sẻ với nỗi đau mà chị Loan đang phải chịu đựng, nhiều người bạn và cả những người không quen biết đang kêu gọi sự giúp đỡ của những người hảo tâm trên Facebook. Những dòng thông tin về sự việc anh Vượng qua đời đã thu hút sự quan tâm, thương cảm của đông đảo người dùng mạng trong nước.
Nhiều người cùng chung cảm nhận đau đớn, xót xa khi nghe tin dữ đã liên tục chia sẻ những dòng cảm nhận, chia sẻ với số phận người phụ nữ đáng thương.
Một cư dân mạng có nickname Trần Cao Ánh Dương nghẹn ngào chia sẻ "Chiều đó khi xem truyền hình về đám cưới của cô chú, mình thực sự rất xúc động, và trong niềm xúc động ấy có cả sự ngưỡng mộ, thán phục. Nay nghe tin chú ấy qua đời mà 2 mẹ con mình bàng hoàng, ý nghĩ đầu tiên là "Làm sao người vợ có thể vượt qua cú sốc này khi chỗ dựa lớn nhất cuộc đời cô đã không còn?"... Những tưởng hạnh phúc đã gõ cửa, nhưng nào ngờ... Cuộc sống không lường trước điều gì... Mong chú yên nghỉ, mong cô hãy mạnh mẽ vượt qua nỗi đau này để tiếp tục sống và chiến đấu, chiến thắng bệnh tật của mình". |
Những dòng chia sẻ không ngừng của cư dân mạng khi nghe tin dữ. |
"Nghe tin từ mấy ngày trước mà thấy thương chị quá, lúc đọc được bài báo về câu chuyện của anh chị, sau đó thì được xem đám cưới trong mơ của anh chị mà em không lần nào kìm được nước mắt. Thương chị, cảm phục tình yêu của 2 anh chị bao nhiêu thì cũng là từng đấy hi vọng, sự lạc quan và nhiều cảm xúc mà câu chuyện của chị mang lại cho em. Thực sự là 1 cổ tích giữa đời thường, vậy mà chưa đầy 1 năm ông trời đã cướp đi giấc mơ của chị. Là một người em cùng quê hương, em cầu chúc và mong mỏi chị sớm vượt qua, điều trị thật tốt để có thể sống thay phần của anh. Cố lên chị nhé, gia đình, bạn bè và cả xã hội sẽ thay anh chăm sóc chị", độc giả LyLinhkent không kìm được nước mắt cho biết.
Ngoài những dòng chia sẻ đầy nước mắt, nhiều cư dân mạng cũng liên tục để lại lời động viên tinh thần cho chị Loan.
Khanh Uyen To lên tiếng "Chương trình Điều Ước Thứ Bảy, đám cưới anh chị ấy thật hạnh phúc vậy mà... xót xa quá. Mong chị thật mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau tột cùng này".
"Một người phụ nữ bất hạnh, cuối cùng tưởng đã viên mãn thì... Cầu mong chú an nghỉ, mong cô luôn bình an và vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn này... Dẫu biết cuộc đời phía trước sẽ thật khó khăn nhưng mong chị hãy vững vàng cố gắng chiến đấu với bệnh tật", độc giả Lan Anh viết.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Cô gái suy thận như hóa đá vì nỗi đau mất chồng