Trước đó, chàng trai sinh năm 1996 từng nổi tiếng trong lĩnh vực đánh giá đồ ăn. Tuy nhiên do đặc thù công việc phải ăn quá nhiều khiến bản thân bị tăng cân mất kiểm soát, anh quyết định bỏ nghề, khóa kênh ăn uống trên Youtube sở hữu hơn 1,7 triệu lượt theo dõi để chuyển sang mảng nội dung mới liên quan tới văn hóa cuộc sống của người Việt và Hàn Quốc.
Được biết, anh đã có quãng thời gian hơn 10 năm sinh sống ở TPHCM nên khá thành thạo tiếng Việt và có niềm đam mê với những món ăn Việt.
Chính từ niềm đam mê này, kênh cá nhân của anh chủ yếu chia sẻ nội dung về những món ăn cũng như văn hóa ăn uống, trải nghiệm cuộc sống của người Việt. Với cách nói chuyện gần gũi cùng nhiều chủ đề thú vị, không ít video của Woo Sung đạt hàng triệu lượt xem.
Mới đây, trong một video thu hút gần 1 triệu lượt xem, nam blogger thẳng thắn chia sẻ lý do "người Hàn rất giận người Việt Nam". Với cách nói chuyện dí dỏm, anh khiến nhiều người xem thích thú.
"Các bạn biết người Việt có tính cách gì lạ lùng không?", Woo Sung đặt câu hỏi.
Đó là cách anh mở đầu cho chia sẻ về một câu chuyện được người bạn Việt Nam mời tới nhà ăn cơm. Chàng trai người Hàn nhận thấy, hễ người Việt Nam thân với ai lại mời tới nhà ăn cơm thay vì ra ngoài hàng.
Tiếp đó, gia chủ người Việt sẽ nấu nướng một bữa thịnh soạn với rất nhiều món ăn và "bắt" khách phải ăn hết.
Một lần, anh tới nhà người bạn Việt Nam chơi và được chủ nhà dọn một mâm đầy đồ ăn từ canh cá nấu rau cần, lòng dồi, thịt chân giò, thịt vịt, cá kho... Chàng trai Hàn Quốc nói đùa đây toàn là đồ đặc sản "trên bờ dưới nước đủ cả".
"Chỉ có 3 người mà một bàn đầy đồ ăn thế này làm sao ăn hết được. Tôi giận sưng cả bụng", Woo Sung dí dỏm nói vui.
Tiếp đó, anh nhận thấy "cái lạ" của người Việt ở chỗ, chủ nhà khi vào mâm chỉ nhìn khách ăn là chính. Nếu khách ăn nhiều và ngon miệng, gia chủ sẽ rất vui. Ngược lại, khách ăn ít sẽ khiến chủ nhà buồn và "giận".
Sau những câu nói đùa vui vẻ của mình, Woo Sung cho biết, anh cảm nhận rất rõ sự chân tình, hiếu khách của người Việt khi đón bạn tới chơi. Anh thấy ấm áp và yêu thương khi được tiếp đón nhiệt tình như vậy.
Trong khi đó ở Hàn Quốc, giới trẻ khi thân thiết với nhau thường rủ nhau ra ngoài dùng bữa, thay vì về nhà. Nếu tới nhà ai đó chơi, người dân luôn có thói quen mang một món đồ gì đó để làm quà cho gia chủ.
Những chia sẻ của Woo Sung được nhiều cư dân mạng Việt Nam đánh giá là "tinh tế và rất hiểu văn hóa người bản địa".
"Người Việt chúng tôi là vậy đó. Chỉ cần khách tới chơi nhà là gia chủ có bao nhiêu đồ ngon mang ra đãi hết. Nhiều khi chỉ cần nhìn khách ăn ngon miệng, chủ nhà cũng thấy no bụng", một tài khoản có tên Thanh Vũ bình luận.
"Về quê miền Tây nữa, khách ăn no không biết đường về luôn", tài khoản Anh Khôi nói vui.
Trước đó, trong một buổi chia sẻ với phóng viên Dân trí, Woo Sung tiết lộ đã mở thêm nhà hàng phở, bún thịt nướng ở Seoul (Hàn Quốc) vì đam mê ẩm thực Việt.
" alt=""/>Du khách Hàn kể thói quen lạ lùng của người Việt trên mâm cơm đãi kháchDù nhiệt độ trên đỉnh Fansipan chỉ 2 độ C, các đại lão hoà thượng, hòa thượng cùng các tăng ni Phật tử đã tụng kinh niệm Phật cầu an và cắt băng khánh thành cụm công trình văn hóa tâm linh tọa lạc tại khu vực đỉnh Fansipan, Sa Pa, bao gồm Kim Sơn Bảo Thắng Tự và Đại tượng Phật A Di Đà.
Kim Sơn Bảo Thắng Tự tọa lạc gần đỉnh Fansipan, được xây dựng từ cuối năm 2015 và chính thức hoàn thiện, khánh thành sau hai năm triển khai thi công, gồm Đại hùng Bảo điện với nhiều pho tượng Phật được tạo tác kỳ công bằng gỗ mít lõi, sơn son thếp bạc như ba pho tượng Tam Thế Phật, Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Chuẩn Đề nghìn tai nghìn mắt, tượng Phật Di Lặc, Mục Liên- Địa Tạng…
Đặc biệt nhất tại Đại Hùng Bảo Điện là bức tượng Phật A Di Đà ngồi cao 3,8m; hành lang Tả Vu - Hữu Vu với tượng 18 vị La Hán bằng gỗ mít cao 2m; khu nhà thờ Tổ, bảo tháp 11 tầng được làm bằng đá nguyên khối; con đường La Hán với tượng 18 vị La Hán bằng đồng, cao 2,5m.
Từ Kim Sơn Bảo Thắng Tự đi dọc theo con đường La Hán xuống là Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5m, được đúc bằng đồng theo kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Đây là bức tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam tới thời điểm này.
Ngoài Kim Sơn Bảo Thắng tự và Đại tượng Phật A Di Đà, quần thể văn hóa tâm linh đỉnh Fansipan còn nhiều công trình Phật giáo tiêu biểu, được du khách thập phương yêu mến như Bích Vân Thiền Tự, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tháp chuông - Vọng Lĩnh Cao Đài, miếu Sơn Thần.
Chia sẻ về quần thể văn hóa tâm linh đặc sắc này, GS.KTS Hoàng Đạo Kính - người thiết kế công trình - khẳng định: “Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ xây dựng các công trình tâm linh hùng vĩ như vậy ở các đỉnh cao như Fansipan và đặc biệt trong điều kiện núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhiều mưa, độ ẩm cao, gió mạnh, băng giá”.
Theo GS. Hoàng Đạo Kính, cụm công trình tâm linh được thực hiện với nguyên tắc tôn trọng và hạn chế tối đa sự can thiệp vào thiên nhiên, gắn với thiên nhiên và đứng trọn trong thiên nhiên. Công trình hội tụ tinh hoa của kiến trúc chùa gỗ Việt từ thế kỷ 15, 16 theo phong cách mộc, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, ngói cũng là ngói cổ phục chế. Những chi tiết trang trí góc mái được lấy từ các tiền mẫu di chỉ tại thành Thăng Long.
“Quá trình thi công công trình kiến trúc tâm linh này có thể gọi là một kỳ công. Hàng chục ngàn tấn đá nguyên khối để xây dựng các chùa, bảo tháp, tháp chuông và hàng ngàn bậc đá uốn theo từng thế đất, hàng ngàn m3 gỗ, hàng vạn viên ngói phục chế. Tất cả vật liệu đã được vận chuyển thủ công bằng cáp công vụ, bằng tay và sức người lên đỉnh, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt khi mà chỉ đứng ở trên đỉnh núi đó đã là khó rồi.
Đặc biệt, Đại tượng Phật đánh dấu một thành tựu mới trong thi công xây dựng công trình văn hóa tâm linh, khi ứng dụng kỹ thuật thi công lần đầu tiên có tại Việt Nam. Đây không phải là pho tượng đúc thông thường mà được tạo thành bởi hàng ngàn vạn tấm đồng dày 5mm gia công tại chỗ, ốp trên một kết cấu khung sắt có thể tích gần 1000m3. Chưa có công trình nào làm kỳ công như vậy”, GS. Hoàng Đạo Kính cho biết.
Sau khi chính thức khai quang, quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan luôn mở rộng cửa đón tín đồ phật tử, du khách thập phương tới chiêm bái, nguyện cầu bình an. Quần thể văn hóa tâm linh kỳ vĩ này hứa hẹn đưa Fansipan trở thành một điểm đến văn hóa tâm linh linh thiêng và hấp dẫn hàng đầu Việt Nam.