













TN - Đức Thắng
TN - Đức Thắng
Quan sát tại một số lĩnh vực cho thấy không chỉ giảm về giá trị mà tỷ lệ thanh toán không tiền mặt cũng ít đi so với trước Tết. Lý giải việc này, bà Đặng Thị Minh Ngà, Giám đốc khối dịch vụ - sản phẩm khác của hệ thống FPT Shop cho hay giai đoạn trước Tết, các ngân hàng, cổng thanh toán và ví điện tử chạy nhiều chương trình khuyến mại kích cầu, do đó khách hàng ưu tiên thanh toán kỹ thuật số nhiều hơn. Sau Tết, các khuyến mại này bớt lại khiến tỷ lệ thanh toán nghiêng nhẹ về tiền mặt.
Điều tương tự cũng diễn ra tại chuỗi CellphoneS, với tỷ lệ thanh toán không tiền mặt giai đoạn Tết chiếm khoảng 40-50%, giảm so với cùng kỳ. Trung bình năm 2021, tỷ lệ thanh toán bằng thẻ và các hình thức kỹ thuật số khác tại chuỗi này chiếm tới 60-70%.
Ngoài một số nguyên nhân khách quan, CellphoneS cho hay việc mở rộng cửa hàng ra các địa phương khác ngoài TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn cuối năm tác động mạnh đến tỷ lệ giao dịch không tiền mặt.
Theo đó, tỉ lệ thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng CellphoneS ở các tỉnh thành chỉ chiếm 30-40%, ít hơn một nửa so với hai thành phố lớn. Do đó, khi mở rộng ra các tỉnh thành, tỷ trọng thanh toán không tiền mặt giảm đi.
Không chỉ ở mảng bán lẻ công nghệ, thống kê của Payoo cho thấy mảng giáo dục cũng đi ngược xu hướng chung. Cụ thể, giai đoạn tháng 2 năm nay, giá trị các giao dịch trực tiếp tăng trưởng đến 70-80% so với các tháng trước, trong khi giao dịch trực tuyến sụt giảm từ 10 – 25%. Điều này là do các trường học, trung tâm đào tạo mở cửa cho học sinh quay lại trường học thay vì học trực tuyến như trước, do đó tỷ lệ thanh toán tại chỗ tăng đột biến.
Trước đó, trong khoảng thời gian dài giãn cách, nhiều đơn vị trong nhóm giáo dục trụ vững và kinh doanh ổn định nhờ ứng dụng các giải pháp thanh toán trực tuyến cho phụ huynh tiện lợi thanh toán tại nhà, giá trị giao dịch trực tuyến tăng vượt bậc.
Các nhà bán lẻ cho hay trong khoảng một vài tháng tới thị trường sẽ dần bình ổn và tăng trưởng trở lại, tỷ lệ và giá trị thanh toán không tiền mặt sẽ quay lại quỹ đạo như trước.
Theo CellphoneS, việc không dùng tiền mặt giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua sắm, cửa hàng cũng thuận lợi hơn trong việc kiểm soát quỹ và không lo ngại vấn đề tiền giả. Ngoài ra trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng thì việc không tiếp xúc trực tiếp (tiền chuyền từ tay người này sang người khác) sẽ hạn chế việc lây lan dịch bệnh
Hải Đăng
Nhờ trùng vào dịp lễ Tết và mở cửa du lịch, số lượng giao dịch - chủ yếu là thanh toán kỹ thuật số - tăng trưởng mạnh trong hai tháng đầu năm 2022.
" alt=""/>Vì sao thanh toán không tiền mặt sụt giảm sau Tết?Thầy Thảo đang hướng dẫn các em học sinh lớp 1 ở bản Aki viết bảng chữ cái |
Xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có 18 bản với 100% đồng bào Macoong sinh sống.
Những bản như Aki, Tuộc, Troi, Cờ Đỏ… là những địa bàn khó khăn không chỉ về cuộc sống mà còn về sự dạy và học.
Những đứa trẻ ở bản Troi tự chơi với nhau sau giờ học |
Ngoài điểm trường chính, chỉ duy nhất điểm trường Cờ Đỏ có lớp mầm non, các điểm trường còn lại chỉ có bậc tiểu học với hai thầy giáo cắm bản.
Bản Aki là bản có đường đi khó nhất, cả bản có 12 em học sinh, trong đó lớp 1 ba em, lớp 2 ba em, lớp 3 hai em, lớp 4 hai em, lớp 5 hai em học ghép lại với nhau.
Thầy Nguyễn Văn Thảo, một trong hai thầy giáo cắm bản cho biết, ngay từ khi sinh ra đến lúc được đến lớp, các em chỉ nói tiếng của dân tộc mình nên việc dạy và học trở nên rất khó khăn. Để dạy cho các em hiểu, phần lớn các thầy cắm bản đều phải biết tiếng dân tộc.
“Tôi dạy lớp 1, 2 - khi muốn các cháu cầm bút để hướng dẫn cách viết chữ o tôi không thể nói tiếng Việt, nên các cháu sẽ không hiểu. Do đó, tôi phải học tiếng mẹ đẻ của các cháu để hướng dẫn chúng viết và đọc. Khi các cháu học được bảng chữ cái, biết ghép vần thì thầy mới dùng tiếng Việt để giảng bài”- thầy Thảo kể.
Một góc bản Troi |
Đến tuổi học lớp 1, các thầy giáo cắm bản mới vận động đến lớp, lúc đó đám trẻ con mới bắt đầu trọ trẹ đọc, viết tiếng Việt mà như học “ngoại ngữ”.
“Ở những địa bàn xa như thế này, các cô mầm non không thể đi cắm bản được. Khổ nhất cũng chỉ là con đường thôi, họ còn gia đình, con cái nữa. Cũng ngặt một nỗi là không có thầy dạy…mần non”, thầy Thảo pha trò với chúng tôi.
Những thầy cô “đặc biệt”
Điều kiện các bản phần lớn còn gặp rất nhiều khó khăn, địa bàn lại xa nên các thầy trong trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch thường luân phiên nhau cắm bản.
Phần lớn các bản đều không có điện thắp sáng, sóng điện thoại, đường đi lại khó khăn nên khách ngoài lực lượng bộ đội Biên phòng và các cán bộ xã, rất ít khi các thầy có khách xuôi ghé thăm.
Lớp học mầm non ở bản Cờ Đỏ |
“Ngày thì lên lớp và vận động các em đến lớp, đêm đến hai anh em nằm hai phòng, nói chuyện dăm ba câu đã lên giường đi ngủ. Vì không có điện thắp sáng nên đêm dài lắm”, thầy Đỗ Hồng Thái cho biết.
Rời Aki, chúng tôi đến bản Troi, bản này có 15 em học sinh với hai thầy Nguyễn Thế Hạnh và Nguyễn Văn Chung cắm bản.
“Thực ra tên tôi là tên con gái, ở đây lại rất buồn nên hai anh em vẫn hay gọi trêu nhau là vợ - chồng cho vui, đỡ nhớ nhà, nhớ vợ con hơn”, thầy Hạnh cười nói.
Ngoài điểm trường chính, chỉ ở bản Cờ Đỏ trẻ em mới được đi học mầm non. Cô giáo duy nhất cắm bản là cô Nguyễn Thị Minh, ở Hạ Trạch.
“Tôi đã lên cắm bản ở đây được 4 năm, mỗi lần đi tôi đều gần như “mất tích” mười ngày, nửa tháng. Nhớ hai con quay quắt nên mỗi lần ra đi là con khóc mẹ khóc. Giá như có điện, hằng ngày gọi về cho con cũng đỡ nhớ hơn”, cô Minh chia sẻ.
Thấy cô giáo cứ thui thủi một mình, dân bản đi bắt được con cá dưới suối, hái được bó rau rừng cũng đưa sang biếu cô. Tình cảm của đồng bào làm cô phần nào nguôi nỗi nhớ nhà.
Rời Thượng Trạch khi chiều xuống, chúng tôi vẫn bị ám ảnh bởi tiếng khóc ré lên khi thấy khách lạ của mấy đứa trẻ con ở bản Cờ Đỏ và giọng ê a đọc bảng chữ cái tiếng Việt mà như đọc ngoại ngữ của mấy em học sinh lớp 1.
![]() |
Trải qua 5 năm, cuộc thi đã có gần 6.000 thí sinh dự thi |
Em Đỗ Vân Khanh,THCS Bế Văn Đàn chia sẻ: “Em rất háo hức và tự hào khi được tham gia kỳ thiOlympic tiếng Anh THCS TP. Hà Nội bởi đây là một kỳ thi mang tiêu chuẩn quốc tế,quy tụ sự tham gia của các anh tài tiếng Anh THCS trên toàn thành phố. Đây thựcsự là cơ hội tốt để em trải nghiệm, trau dồi các kỹ năng tiếng Anh, tạo đà choviệc gặt hái thành công ở những kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sau này”.
![]() |
Tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng của trường Marie Curie |
Còn em Tạ Hồng Nhungđến từ huyện Đan Phượng lại có mục tiêu khác. “Em ở ngoại thành, không có điềukiện học tiếng Anh với các chuyên gia nước ngoài. Đến với kỳ thi này, em rấtmong mình sẽ đạt giải để nhận được những suất học bổng của Language Link. Từ đósẽ có cơ hội được học tập và hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh trong một môi trườngquốc tế. Ngoài ra, nếu đạt giải cao và được cộng điểm trong kỳ thi vào lớp 10sắp tới thì càng tuyệt”.
Cơ hội cọ xát với các kỳ thi tiếng Anh quốc tế
Cô giáo Kiều Thị Thu Hương, giáo viên trường THCS Tích Giang, huyện Phúc Thọnhận xét: “Với kỳ thi này, Language Link Việt Nam đã tạo một sân chơi tiếng Anhrất bổ ích, lý thú cho các em học sinh.
Kỳ thi không chỉ đơn thuần tập trung vào ngữ pháp mà đánh giá một cách toàn diệnkhả năng ngoại ngữ ở cả 4 kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Học trò của tôi ởvùng nông thôn, chưa có nhiều điều kiện học tập, rèn luyện tiếng Anh nên chưa cótrò nào đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Tiếng Anh trước đây. Tuy vậy, tôivà các em không thấy buồn, thất vọng, bởi chỉ cần được tham gia vào kỳ thi nàyđã là một cơ hội tốt để các em giao lưu, học hỏi và có những nỗ lực thích hợpnhằm chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi sau này”.
![]() |
Thí sinh chăm chú làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian 90 phút |
Việc tổ chức kỳ thitheo tiêu chuẩn khảo thí quốc tế như Olympic Tiếng Anh và định hướng cho các emtrau dồi các kỹ năng tiếng Anh để đạt mục tiêu thi lấy chứng chỉ quốc tế đang làxu hướng phù hợp với nhu cầu hiện nay của xã hội. Đặc biệt, theo quyết định vừaban hành của Bộ GD&ĐT về miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh cho các học sinhđạt chứng chỉ IELTS/TOEFL/TOEIC sẽ là một lợi thế lớn khi các em được trang bịvà trải nghiệm từ bây giờ.
![]() |
Ông Lê Ngọc Quang - Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội khai mạc cuộc thi |
Đánh giá về cuộc thi,ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: “Language Link là tổchức giáo dục quốc tế có uy tín, bề dày, có nhiều đóng góp trong việc dạy và họcngoại ngữ ở Hà Nội. Vì vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội rất coi trọng các hoạt động phối hợpđào tạo tiếng Anh với Languge Link, nhất là phối hợp tổ chức các kỳ thi OlympicTiếng Anh”.
Theo quy chế của cuộc thi, những thí sinh đạt giải sẽ được cộng từ 1-2 điểm nhưcác kỳ thi học sinh giỏi các môn cấp thành phố. Bên cạnh đó, những em đạt giảisẽ được trao tặng các suất học bổng tổng giá trị lên tới 600 triệu đồng tạiLanguage Link và thí sinh đạt điểm chung cuộc cao nhất cũng sẽ được tặng 01chiếc xe đạp điện do hãng HK Bike tài trợ.
Tiếp theo vòng 1, các thí sinh được chọn sẽ trải qua vòng 2 kiểm tra kỹ năngnghe-nói, trong đó, phần thi nói do giáo viên nước ngoài đến từ Language Linkphụ trách. Vòng 2 sẽ diễn ra vào sáng Chủ nhật, ngày 01/02/2015 tại Bảo tàngLịch Sử Quốc Gia, 25 Tôn Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hội thảo “Giúp con học tốt tiếng Anh và chuẩn bị con đường du học” |
Thúy Ngà
" alt=""/>Hà Nội: Khởi động Olympic tiếng Anh THCS 2015