- VietNamNet cập nhật lịch thi đấu và kênh sóng trực tiếp trận đấu giữa Ai Cập và Uruguay,ựctiếpAiCậpvsUruguaybảlịch thi đấu c1 ở bảng A World Cup 2018.
- VietNamNet cập nhật lịch thi đấu và kênh sóng trực tiếp trận đấu giữa Ai Cập và Uruguay,ựctiếpAiCậpvsUruguaybảlịch thi đấu c1 ở bảng A World Cup 2018.
Đây là lần thứ hai ông Lê Kiên Thành tổ chức ra mắt cuốn sách này. Trong lần đầu xuất bản, cuốn sách đã gây xôn xao dư luận và được bán sạch trong thời gian ngắn. Vì thế, Nhà xuất bản (NXB) Hội nhà văn đã quyết định tái bản cuốn sách. Cuốn sách được phát hành lần này có 2 phiên bản thường và bản đặc biệt, đều được in 4 màu sinh động. Trong bản đặc biệt, họa sĩ Thành Chương vẽ tranh độc bản nhằm tặng những bạn đọc sở hữu quyển sách này. Số tiền bán sách đóng góp vào Quỹ phát triển những tài năng trẻ văn học Việt Nam.
Chia sẻ về cuốn sách, ông Lê Kiên Thành kể ở tuổi 70 ông không nghĩ mình là người cầm bút. Bao năm lăn lộn với cuộc đời, ông từng làm nhiều công việc với vai trò là một người lính, nhà nghiên cứu khoa học, một doanh nhân và thậm chí là người làm công việc chính trị.
Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, thời gian nằm nhà đã khiến ông có nhiều suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống và những gì từng trải qua trong cuộc đời. Ông Lê Kiên Thành đã chia sẻ trăn trở đó trên mạng xã hội.
“Tôi không ngờ những trang viết của tôi trên mạng xã hội lại được nhiều người thích, rất nhiều người đã chia sẻ. Và bạn bè đã động viên tôi ra sách” - ông Lê Kiên Thành kể về lý do ra mắt cuốn Những khoảnh khắc sống.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Giám đốc, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn kể khi nhận bản thảo từ tay ông Lê Kiên Thành, ban đầu, ông Thiều đã có những ngờ vực bởi lâu nay ông Lê Kiên Thành chưa bao giờ viết sách nhưng càng đọc nhà thơ càng bị cuốn hút vào các trang bản thảo.
“Các trang viết của Lê Kiên Thành đã đưa tôi trở lại những năm tháng cách đây nửa thế kỷ, dẫn người đọc đi tìm lại thứ đã mất, những điều mà bạn trẻ bây giờ có thể không hình dung ra nổi. Sau khi đọc, tôi đã ngồi xuống và viết lời tựa cho quyển sách này. Khi bản thảo được đưa ra Hội đồng thẩm định, 100% ý kiến đã đồng ý cho xuất bản” - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho hay.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết trong lần xuất bản này, cuốn sách có đến hai tác giả. Ngoài ông Lê Kiên Thành - tác giả của những câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ còn có họa sĩ Thành Chương - tác giả kể lại các câu chuyện bằng hội họa. Chính điều này đã tạo ra một ấn phẩm đặc biệt cả về mặt ngôn ngữ và hình ảnh.
Hoạ sĩ Thành Chương cho biết ban đầu, khi nhận bản thảo, ông đã từ chối vẽ minh họa cho cuốn sách nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thuyết phục ông đọc kỹ bản thảo rồi có từ chối cũng chưa muộn. Khi đọc được một phần ba cuốn sách, họa sĩ Thành Chương đã thay đổi ý kiến, đồng ý vẽ minh họa cho cuốn sách.
Họa sĩ Thành Chương nhớ lại: “Tôi đã bị thuyết phục bởi những câu chuyện rất đời thường, dung dị, chân thật và nhân văn trong cuốn sách. Hóa ra, môi trường sống của những người con cán bộ lãnh đạo cấp cao như ông Lê Kiên Thành không khác gì môi trường sống của những gia đình như tôi ngày đó. Tôi cũng sống qua những ngày như thế nên tôi hiểu. Và, tôi vẽ không phải chỉ để minh họa cho cuốn sách mà là kể lại một lần nữa các câu chuyện đó bằng hình ảnh”.
Lê Kiên Thành chia sẻ ở tuổi 70, ông được nhiều người chúc mừng là nhà văn trẻ. Và sau thành công của cuốn sách này, bạn bè đã động viên ông tiếp tục viết.
“Tôi cũng bị văn chương mê hoặc mất rồi nên tôi sẽ tiếp tục viết. Trước mắt, tôi muốn hoàn thiện cuốn hồi ký của mẹ rồi sau đó có thể phối hợp với vài nhà văn khác ra một số tập sách. Tôi chỉ muốn nói với các bạn trẻ hãy quan sát cuộc sống đi. Hãy viết. Ngay cả tôi đã 70 tuổi vẫn còn viết được thì các bạn trẻ còn viết hay hơn" - ông Lê Kiên Thành bày tỏ.
Ông Lê Kiên Thành là con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ông từng theo học tại Học viện Kỹ sư không quân Giucopxky, là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Dupna (Liên Xô cũ). Ông từng công tác tại Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thuộc Viện Khoa học Việt Nam. Từ năm 1993, ông hoạt động trong ngành ngân hàng và sản xuất với vai trò một doanh nhân. Ngoài ra ông từng tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá VIII và là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM nhiệm kỳ IX.
(Theo Tiền Phong)
Thực đơn của một cuộc viễn du là những ảo mộng đan xen và chẳng dễ gọi tên. Người đã “thắp hoàng hôn trước một cơn say dài” là người mang nhiều tâm trạng thế nhân, biết trước sự vô vọng của những cuộc đi, nhưng không thể không đi bởi vẻ đẹp mời gọi của nó. Vẻ đẹp của những mất mát một đi không trở lại. Nguyễn Tiến Thanh làm thơ như bước vào vương quốc của những điều phi logic, hoặc là chẳng buồn đoái hoài đến logic.
Ngày buồn bởi nắng chưa vàng
Đã rưng rưng phố còn bàng hoàng cây
Chiều buồn bởi bụi mù bay
Vẫn mờ nhân ảnh lại cay mắt người
(Hỏi buồn)
Chất men say trong ngôn từ và chất thi sĩ nhạy cảm chảy tràn trên thơ Nguyễn Tiến Thanh dù nó buồn thật buồn, nhưng là nỗi buồn gây đắm đuối người đọc. Tôi cũng hay xưng tụng nỗi buồn, bởi vì tôi thấy rằng một trái tim yêu đời thường rất buồn. Thậm chí càng yêu đời thiết tha người ta càng buồn. Nhưng là cái buồn đã vượt lên trên thở than, vượt lên trên lý lẽ, như một phẩm chất và hương vị tất yếu trong kiếp làm người. Và cũng bởi lý do nữa, người tri kỷ thấy nhau trong đời, lạ thay - thường không phải trong vui, mà phần lớn trong buồn.
Buồn là sắc sắc không không
Buồn là mê tỉnh, hưng vong, thịnh tàn
(Hỏi buồn)
Thơ của Nguyễn Tiến Thanh cứ bàng bạc mộng tưởng, nhiều câu “sa đà” đến mức muốn “dúi” người đọc xuống đáy bữa tiệc mà thực đơn như anh đã chọn lúc đầu:
Đời là một cánh chuồn chuồn
Mỏng như kiếp phận bút mòn giấy trơ
Bể dâu rồi cũng ơ hờ
Ngàn sau rồi cũng phút giờ này thôi
Đời là một thoáng - đời trôi
Trôi rồi sẽ thấy rụng rơi tháng ngày
(Tự khúc)
Một kiểu viết chẳng cần vuốt ve, cứu chuộc. Một kiểu thả trôi mặc kệ không định cố tình hữu ý. May thay, dưới những câu thơ “mặc kệ” đó là một tấm chân tình của người cầm bút, nhắc ta về hữu hạn của đời người, sự vô thường của vạn vật. Nó giúp ta nhận diện chính mình và trở nên nhẹ nhõm hơn khi có thể buông tay nhiều hơn trong cuộc sống hạn hẹp.
Ở một chiều kích khác, cảm hứng viễn du trong thơ Nguyễn Tiến Thanh cho độc giả thấm nhiều thế sự. Chàng thi sĩ của khoa văn năm nào với những thi phẩm nổi tiếng Viết cho đôi mắt đen, Điều đó dĩ nhiên rồi... làm thổn thức trái tim bao người đẹp, giờ vẫn đủ lãng tử để phiêu bồng, song thơ chở nặng thế thái nhân tình hơn. Đời sống với tất cả những nhộn nhạo, bất toàn, khô khốc, lẫn lộn được hiển bày từ quan sát của nhà thơ:
Đại bác gầm trên những thảo nguyên
Buồn bã là sắc màu vương trên gấu váy phụ nữ
Rách
Như đứt gãy tầng trầm tích
Xé toạc chuỗi cung ứng niềm tin
Không thể toàn cầu hóa những giấc mơ
GDP tình yêu tăng trưởng liên tục ba năm
Những đôi lứa bước vào thế giới hôm nay
Bằng hôn lễ hòa đàm
Chấm dứt mê say
Một lễ hội thả thính vĩ đại trên ao-hồ-khe-suối-
đầm lầy và tất cả các đại dương
Sáng tạo mắc câu trong không gian nặng mùi hổ thẹn
Nửa đời - tóc hóa rong rêu
Môi cười - mà mắt vẫn hiu quạnh buồn
(Viết sáng mồng 1)
Thi ca là nhật ký của tâm hồn, là nhật ký của cảm xúc. Bức tranh đời sống đập vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ và bật ra thành những mảnh vỡ của nỗi buồn. Có thể nào mỗi người không tự thấy bản thân là một mảnh vỡ đó, trong mỗi ngày sống chất chứa thông tin nhưng sự kết nối vào nhau như sợi dây cứ mủn ra mỗi lúc. Chúng ta có thể nào không tự vấn mình.
Ở Viễn cacó nhiều bài thơ giàu chất suy tưởng - là chiêm nghiệm của một người đã đi trên đường xa, đã trải nhiều phong sương gió bụi:
Ta bỗng hiểu cách lụi tàn của cỏ
Nên chẳng hề mơ mộng cánh sen khô
(Dạ ca)
Đường thẳng và lối rẽ
Xa lộ và bụi bặm
Đều không phải thứ ta cần
Cuối cùng
Ta chỉ cần
Một chỗ nghỉ chân
(Đường thẳng)
Những trang sách đốt đền mua danh sàm ngôn
trong ngôi nhà tính thiện
Đường bay của những viên đạn ngôn ngữ cay độc
và bạo phát
Bắn vào lòng tốt
Làm chảy máu lương tri
(Chợt đọc)
Những câu thơ như vậy có thể mang cho người đọc một thức ngộ nào đấy về kiếp nhân sinh, bởi nó được chắt ra từ chính men đời đắng cay, hạnh phúc mà người cầm bút đã đi qua.
Dù tỏ ra không né tránh bất cứ đề tài nào trong thơ và dường như cũng là tạng người không cố ý làm thơ, Nguyễn Tiến Thanh cuối cùng vẫn nghiêng về chất tự sự trữ tình, lãng du như tự nhiên anh vốn thế.
Thơ Nguyễn Tiến Thanh hay và gợi vẫn là khi viết về tình yêu, về những khung trời mộng tưởng đã mất trong đời thực, chỉ còn trong niềm nhớ.
Áo em giờ vẫn mỏng
Phong phanh với sương mù
Ta cuối đường đứng ngóng
Một tình cờ thiên thu
(Một tình cờ thiên thu)
Anh đuối sức chạy dọc đường số phận
Nhặt niềm vui rơi như lá me vàng
Phía trước mặt là dòng sông nước cạn
Cuối mưa nguồn còn chớp bể không em
(Vụt hiện)
Những bài thơ hay nhất xem chừng tác giả lại ít dụng công nhất. Chất lãng mạn, bảng lảng vẫn là chủ đạo. Hiện tại và quá khứ quyện vào nhau tạo ra một không gian ảo mờ, đẹp buồn rất đặc trưng.
Thưa em, có một lãng quên
Về trên ngày tháng gọi tên muộn màng
Đã mênh mang gió đại ngàn
Biển xanh viễn thẳm còn bàng hoàng ta
(Báo cáo)
Chắc chắn rằng trên hành trình viễn thẳm của thi ca, những khúc hát viễn du còn mãi xanh trong trái tim chàng thi sĩ xuất thân Văn khoa Nguyễn Tiến Thanh. “Menu” thơ của chàng sẽ còn nối dài và phong phú, để mỗi khách thơ đều tìm thấy món ăn ưa thích cho tâm hồn.
(Ảnh: NVCC)
Rồi vài tháng sau, mẹ mất, từ đó nữ sinh mồ côi sống đơn độc trong căn nhà tuềnh toàng, thiếu trước hụt sau. Cuộc sống vốn khốn khó nay càng thêm chật vật. Hương buồn bã, co mình vào thế giới riêng.
“Những ngày đầu phải sống một mình buồn lắm. Thấy bạn bè ai cũng có cha mẹ bảo bọc, yêu thương, còn mình thì đơn độc, em tủi thân chỉ biết khóc. Cuối năm học, cầm tấm giấy khen trên tay cũng chẳng biết khoe với ai, em chỉ biết đứng trước bàn thờ cha mẹ, nước mắt cứ thế trào ra…”, Hương nghẹn ngào.
Nỗi trống vắng tình cảm mẫu tử cứ vậy đeo bám Hương, nhưng em không cho phép bản thân gục ngã. Hương biết chắc hẳn mẹ nằm dưới lòng đất cũng không muốn thấy mình buồn khổ. Đó dường như là động lực giúp Hương cứng cỏi hơn khi số phận buộc em phải bước vào đời sớm trước tuổi.
Bà Hà Nguyễn Phương Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Điện Thắng Nam cho biết, thấy hoàn cảnh của Hương đáng thương, năm 2019, hội đã nhận “đỡ đầu”, hỗ trợ em trong suốt những năm học THPT với kinh phí từ 2 đến 5 triệu đồng/năm.
Dù hoàn cảnh chẳng khấm khá nhưng các bác, chú, cô,… của Hương cũng thay nhau động viên, hỗ trợ gạo và thức ăn cho cháu mình.
Để có thêm tiền trang trải sinh hoạt, những lúc rảnh, Hương xin phụ việc ở quán trà sữa, bán đồ ăn vặt. Rồi cuối tuần, em đi làm phục vụ ở nhà hàng tiệc cưới. Cứ thế, cô bé mồ côi đã vượt qua những ngày tháng khó khăn, khắc nghiệt nhất.
Học để không phụ mong mỏi của mẹ
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Hương hiểu rằng nếu không nỗ lực, cuộc sống của em sẽ luôn chìm trong bóng tối. Vì thế, em luôn chăm chỉ học tập, 12 năm qua luôn đạt học sinh khá, giỏi. Năm lớp 12, điểm trung bình các môn của Hương là 8,6.
“Lúc mẹ mất, em tuyệt vọng lắm và từng nghĩ đến việc nghỉ học để đi làm. Nhưng nhớ lại lời mẹ dặn ‘phải cố gắng học hành để sau này không khổ như mẹ’ mà em nỗ lực bám con chữ”, Hương bộc bạch.
Vượt qua nghịch cảnh, cuối cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Hương cũng được đền đáp. Tháng 9 vừa qua, em đã trúng tuyển vào ngành Sư phạm Toán tại Trường Đại học Quảng Nam với tổ hợp môn C14, tổng điểm 25,07.
Hiện, Hương đã chính thức nhập học và đang chuẩn bị cho hành trình mới. Cô bé mồ côi cha mẹ ngày nào nay đã cứng cáp hơn hẳn. Nhưng trong sâu thẳm đôi mắt của nữ sinh viên ấy vẫn còn hiện hữu những âu lo về tương lai đầy chông gai, vất vả phía trước.
Thiên Hương chia sẻ, sắp tới em sẽ tìm công việc làm thêm như gia sư hoặc phục vụ ở nhà hàng, quán ăn... để trang trải cuộc sống và việc học.
Sau khi đọc bài viết trên VietNamNet, nhiều độc giả liên hệ bày tỏ mong muốn được hỗ trợ em Thiên Hương đến trường. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Gửi trực tiếp em Hà Thị Thiên Hương, trú khối phố Phong Ngũ, phường Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Số điện thoại: 0762046205. Số tài khoản: MB Bank: 7316072006 - Chủ TK Hà Thị Thiên Hương.
" alt=""/>Nữ sinh mồ côi làm thuê ở quán trà sữa, thi đỗ trường sư phạm